Đánh giá năng lực tài chính hồ sơ dự thầu

Khi tham dự thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Đánh giá năng lực tài chính hồ sơ dự thầu

Độc giả Lê Trọng Nghĩa - tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi như sau: Theo mẫu hồ sơ mời thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi tham gia dự thầu, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính thông thường từ 3 đến 5 năm đến thời điểm đóng thầu. Tôi xin hỏi, đối với nhà thầu được thành lập 2 năm, nhưng bảo đảm đủ tiêu chí về tài chính có được tham dự đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập hay liên danh không?.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Đối với trường hợp của ông Nghĩa, khi tham dự thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu (trong đó có nội dung năng lực tài chính) được đánh giá theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu như quy định nêu trên.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền (TP. Hà Nội) phản ánh, tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, phần yêu cầu các tiêu chí tài chính và năng lực kinh nghiệm có hướng dẫn:

“Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là __________(6) VND, trong vòng ______(7) năm trở lại đây.

(6) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm:

  1. Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k.

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến 2;”.

Theo quy định thì chỉ dùng từ "thông thường". Bà Huyền muốn hỏi, nếu trong hồ sơ mời thầu quy định hệ số k=1 hoặc hệ số k=2,5 hoặc hệ số k=3 thì có đúng quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại ghi chú số (6) Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm đối với trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k.

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là 1,5.

Theo đó, đối với trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì nên để hệ số k = 1,5. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định hệ số k là 2,5 hoặc 3 hoặc cao hơn sẽ dẫn tới việc yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm quá cao, làm hạn chế nhà thầu tham dự thầu, giảm tính cạnh tranh của gói thầu.

Theo đó, hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải có bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

Đánh giá năng lực tài chính hồ sơ dự thầu

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không? (Hình từ Internet)

Có cần chuẩn bị tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm khi gửi hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Theo đó, tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm là thành phần bắt buộc thuộc bộ hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Do đây là một trong những căn cứ được kiểm tra tính hợp lệ và là tài liệu để làm rõ việc có hay không phù hợp với tiêu chuẩn của nhà thầu.

Thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì có được bổ sung hay không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, khi thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì ở cả thời điểm sau khi mở thầu hay đóng thầu nhà thầu vẫn có thể được phép gửi tài liệu bổ sung.

Ngoài ra lưu ý là về nguyên tắc thì việc làm rõ hồ sơ dự thầu này chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Tùy từng trường hợp mà hồ sơ mời thầu sẽ quy định khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Theo đó, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sẽ được căn cứ vào quy định trong hồ sơ mời thầu.

Ai đánh giá hồ sơ dự thầu?

(Chinhphu.vn) - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo hồ sơ mời thầu, tuân thủ quy định tại Điều 15, 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu.

Bộ hồ sơ dự thầu bao gồm những gì?

Nói dễ hiểu, Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư cung cấp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Về cơ bản, bộ hồ sơ dự thầu gồm 2 túi hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC).

Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu khi nào?

Nhà thầu không được rút, thay thế hoặc sửa đổi HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT nêu trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT. Trên đây là nội dung câu trả lời về cách giải quyết sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu theo quy định.

Hồ sơ năng lực nhà thầu bao gồm những gì?

Bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì?.

Đơn dự thầu hoặc giấy tờ thỏa thuận liên doanh (nếu có). ... .

Giấy ủy quyền, ủy thác cho một người, một đơn vị khác ký đơn xác nhận dự thầu. ... .

Bộ tài liệu, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính và các kinh nghiệm có liên quan về các ngành nghề, lĩnh vực của gói thầu..