Để thực thi chạy chương trình ta sử dụng

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Tin học 11 bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Để biên dịch ta nhấn Alt + F9.

Turbo Pascal là một trình biên dịch và một môi trường phát triển tích hợp cho ngôn ngữ Pascal chạy trên nền hệ điều hành MS-DOS và CP/M, được phát triển bởi hãng Borland. HIện nay, Turbo Pascal 7 được sử dụng phổ biến nhất và cũng là phiên bản mới nhất có một số tính năng mới trong đó có cải thiện môi trường phát trineer tích hợp và có hỗ trợ đổi màu mã lệnh (color-coding).

Để chạy một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, ta dùng phần mềm Turbo Pascal (hoặc Free Pascal) để soạn thảo, đồng thời dùng một chương trình dịch để dịch chương trình này sang ngôn ngữ máy.

Xem thêm bài viết về chương trình dịch của Luật Minh Khuê tại bài viết: Chương trình dịch là gì? Phân loại chương trình dịch?

Để soạn thảo chương trình trong Turbo Pascal: Gõ nội dung chương trình, bao gồm phần khai báo và các lệnh trong phần thân chương trình. Về cơ bản, soạn thảo chương trình cũng giống như soạn thảo văn bản. Các thao tác tương tự như thao tác của một trình soạn thảo văn bản. Sau khi gõ, lưu chương trình vào đĩa bằng cách nhấn phím F2 (hoặc vào Tệp → Lưu), nhập tên tệp rồi nhấn phím Enter (tệp mở rộng mặc định là .pas).

Một số lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ Pascal:

- Pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường.

- Trước đây, các chú thích Pascal được đặt trong {giữa các cặp dấu ngoặc nhọn}, hoặc (* cặp ngoặc trái / dấu hoa thị và dấu hoa thị / cặp ngoặc phải *), chúng có thể kéo dài bất kỳ số dòng nào. Các phiên bản sau của Borland Pascal cũng hỗ trợ C ++ - kiểu chú thích // đứng trước hai dấu gạch chéo, kết thúc ở cuối dòng.

- Cú pháp của câu lệnh case linh hoạt hơn so với cú pháp của Pascal tiêu chuẩn.

- Chuỗi Pascal tiêu chuẩn đứng trước độ dài byte được hỗ trợ và có dung lượng lưu trữ cố định; các phiên bản sau đã thêm một kiểu kết thúc bằng null linh hoạt hơn, gọi kiểu cũ là "chuỗi ngắn". Mã nguồn cũ hơn xử lý các chuỗi theo cách không chuẩn (ví dụ: thao tác trực tiếp các byte độ dài như S [0]: = 14 để cắt bớt một chuỗi) phải có các chuỗi được khai báo là chuỗi ngắn hoặc được ghi thành mới.

Ví dụ

Đây là chương trình Hello world kinh điển trong Turbo Pascal:

1  program HelloWorld;
2  begin
3      WriteLn('Hello World')
4  end.

2. Cách đóng phần mềm, chạy chương trình trong Turbo Pascal

Trong Turbo Pascal:

- Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Để biên dịch ta nhấn Alt + F9. 

- Để thoát khỏi phần mềm nhấn tổ hợp phím Alt + X.

 Một số phím tắt cơ bản khác gồm:

- Phím Home: Quay lại đầu dòng nhanh chóng.

- Phím End: Nhanh chóng trở về cuối dòng. 

- Phím Delete: Xóa văn bản tại con trỏ.

- Phím BackSpace: xóa văn bản bên trái con trỏ.

- Ctrl + Y: Xóa 1 dòng.

- Alt+Backspace: Hoàn tác 1 hành động (Undo).

- Shift + : lấp đầy các khối.

- Shift+Delete: (Cut) Cắt nội dung đã chọn trong bộ nhớ.

- Ctrl+Insert : (Copy) Sao chép vùng chọn vào bộ nhớ.

- Shift+Insert: (Paste) Dán nội dung vào bộ nhớ trên màn hình tại vị trí con trỏ.

- Ctrl + K + H: Tắt tô sáng khối.

- Alt + F9: kiểm duyệt chương trình và biên dịch. Nếu chương trình bị lỗi cú pháp, phần mềm sẽ hiển thị thông báo. Cần sửa các lỗi nếu có, lưu lại chương trình rồi biên dịch lại cho đến khi không còn lỗi nữa.

- F7: Phiên dịch. Nhấn F7 liên tục để chạy từng lệnh một.

- Alt + F3: Đóng cửa sổ chương trình

- Alt + X: Thoát khỏi phần mềm

- F3: Mở tệp hiện có.

3. Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Trong Turbo Pascal, để lưu chương trình ta dùng phím.

A. Nhấn F2    B. Shift + F2       C. Ctrl+F2           D.Alt + F2.

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án A. Nhấn F2

Câu 2: Kết quả nào thuộc loại hằng xâu?:

A. 12345        B. -2.32             C. True           D. ‘tan ke’

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án D

Câu 3: Các tên sau đây trong pascal, tên nào là sai:

A. phuong-trinh    B. chuongtrinh        C. ho_ten         D. phuongtrinhbac2

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án A

Câu 4: Khai báo a,b là số nguyên, khai báo nào đúng :

A. Const a,b: integer;   B. Var a,b = integer;   C. Var a,b: real;    D. Var a ,b: integer;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án D

Câu 5: Để khai báo sau, khai báo nào đúng cho một hằng số :

A. Const n : 350;      B. Const n : Integer;         C. Const n = 350 ;      D. Const n := 350 ;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 6: Để nhập các giá trị của biến N từ bàn phím ta dùng lệnh?

A. Write(N);    B. Readln(‘N’);        C. Read(N);       D. Writeln(n);

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 7: Giả sử x là biến kiểu integer, phép gán nào sau đây là đúng:

A. x:=pi;       B. x:=3.1416;       C. x:=-123;          D. x:=a/b;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 8: Trong Pascal, để đưa dữ liệu ra màn hình ta sử dụng thủ tục:

A. writeln();

B. Rewrite();

C. write();

D. cả A,B đều đúng.

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án A

Câu 9: Trong Turbo Pascal, để thực hiện chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9;             B. Nhấn phím Ctrl + F9;

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7;               D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án B

Câu 10 : Để đưa thông tin ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào?

A. Read        B. Real        C. Readln             D. Writeln

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án D

Câu 11 : Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?

A.Writeln(a,b); B. Readln(a,b); C. Write(a;b); D. Readln(a;b);

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án B

Câu 12 :Câu lệnh X := y ; có nghĩa

A. Gán giá trị X cho Y                                 B. Gán giá trị y cho biến X

C. So sánh xem y có bằng X hay không     D. Ý nghĩa khác

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 13: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x

A. Writeln(‘Nhập x = ’);     B. Writeln(x);     C. Readln(x);      D. Read(‘x’);

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 14: Để thoát khỏi Turbo Pascal.

A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X                B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X               D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án A

Câu 15: Lệnh Write (‘5 x 4 = ‘, 5*4) ; viết gì ra màn hình :

A. 5 x 4 = 20      B. 5 x 4 = 5*4        C. 20 = 20         D. 20 = 5 * 4

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án A

Câu 16: Hãy chọn phương án ghép đúng . Biểu thức : 25 div 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :

A. 8.0;        B. 15.5;        C. 15.0;        D. 8.5;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án B

Câu 17: Hãy chọn phương án ghép đúng . Biểu thức : 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :

A. 8.0;        B. 15.5;        C. 15.0          D. 8.5;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án D

Câu 18: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );

B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) ;

C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );

D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án B

Câu 19: Cho x và y là các biến đã khai báo kiểu thực, câu lệnh nào sau đây là đúng ?

A. Readln(x,5); B. Readln( ‘ x= ’ , x); C. Readln(x:5:2); D. Readln(x,y);

=> Hướng dẫn trả lời: Đáp án C

Câu 20: Cho x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây ?