Dịch nhầy khi mang thai như thế nào

Tình trạng ra dịch nhầy màu hồng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ đều có thể trở thành nỗi lo của các mẹ bầu. Tuy nhiên, đôi khi việc tiết dịch này chỉ là một hiện tượng bình thường. Vậy nên hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu 1 số nguyên nhân có thể gặp gây tình trạng ra dịch nhầy màu hồng để xác định xem tình trạng này có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi hay không nhé. ​ ​

► Chảy máu do thai làm tổ: Ở tuần thai thứ 4, phôi sẽ bám sâu và cấy vào thành tử cung. Vì niêm mạc tử cung có nhiều mạch máu, phôi cấy sâu vào có thể sẽ rỉ một ít máu.​

► Nguyên nhân từ cổ tử cung: Khi mang thai, cổ tử cung sẽ kéo dài ra tạo thành kênh cổ tử cung chứa nhiều mạch máu nên dễ chảy máu hơn bình thường. Nguyên nhân khiến cổ tử cung kích thích có thể gặp sau quan hệ tình dục, sau khi bác sĩ thăm khám hoặc do viêm nhiễm. ​

► Thai ngoài tử cung: Trong một số ít trường hợp, tiết dịch màu nâu hồng có thể do mang thai ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng. Màu nâu xuất hiện do máu chảy ra là máu cũ, không phải máu mới (có màu đỏ tươi). Thai ngoài tử cung là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng nếu mẹ thấy chảy máu kèm theo bất kỳ triệu chứng nào bao gồm: chóng mặt, đau vai, ngất xỉu, cảm giác lâng lâng, đau bụng hoặc vùng chậu.

► Sẩy thai: Ra máu xảy ra nào khi mang thai đều có thể là dấu hiệu sớm của sẩy thai. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy dịch tiết màu hồng nâu, hãy chú ý đến các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, chảy máu đỏ tươi, ối vỡ, đau bụng, đau lưng dưới.

► Các nguyên nhân liên quan đến bánh nhau: trong số đó thường gặp là nhau bám thấp ​ ​

► Bong nút nhầy: Khi cơ thể mẹ chuẩn bị chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mềm và tiết ra dịch nhầy là điều bình thường. Nút nhầy giúp bảo vệ không cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung của mẹ. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nút nhầy bung ra, nước ối rò rỉ hoặc vỡ ra có thể là dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ do đó mẹ bầu nên đi khám để kiểm tra. ​ ​

Bác sĩ CKI Nguyễn Phương Nam – Khoa Phụ Sản khuyến cáo khi mẹ bầu nhận thấy một lượng nhỏ dịch tiết màu nâu hồng, đừng quá lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, dịch tiết ra một lượng nhỏ có máu là bình thường. Nếu dịch tiết tăng lên hoặc mẹ bị chảy máu kèm theo các triệu chứng khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám. ​

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh.​

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.​

Chất nhầy cổ tử cung của phụ nữ sẽ xuất hiện từ tuổi dậy thì giúp ngăn chặn vi khuẩn, vật lạ xâm nhập vào tử cung và nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để tinh trùng gặp trứng. Chính vì vậy, quan sát dịch nhầy cổ tử cung sẽ biết được khả năng đậu thai của bạn.

Lượng chất nhầy cung thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ nội tiết tố trong suốt chu kỳ. Khi rụng trứng, hormone estrogen sẽ được sản xuất với một lượng rất lớn làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và tạo ra chất nhầy giúp tinh trùng sống sót và bơi dễ dàng. Sau khi rụng trứng, hormone progesterone khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên dính và đặc ngăn không cho tinh trùng (và bất kỳ chất lạ nào khác) đi vào tử cung. Trong một chu kỳ, chất nhầy âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự căng thẳng, thuốc, trong thời kỳ cho con bú, ốm, chế độ ăn tăng/ giảm cân, du lịch…

Dịch nhầy cổ tử cung trông như thế nào?

Theo Verywellfamily, bình thường, trong một chu kỳ kinh nguyệt chất nhầy ở cổ tử cung sẽ thay đổi tình trạng như sau:

  • Khô và sánh: Bạn chưa rụng trứng.
  • Có dạng như kem, lotion: Ngày rụng trứng có thể đang đến, nhưng chưa phải là lúc thụ thai.
  • Ẩm ướt, nhiều nước và hơi co giãn: Rụng trứng đến rất gần.
  • Ẩm ướt, có thể kéo giãn giữa các ngón tay ra khoảng 2,5cm trở lên và giống như lòng trắng trứng sống: Đây là thời điểm rất dễ thụ thai nên thích hợp để lên lịch cho một cuộc ái ân nếu bạn muốn có con.

Có thai ra chất nhầy màu nâu hay ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai có sao không? Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:

Dịch nhầy khi mang thai như thế nào

Trong thai kỳ, do các thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến chất nhày cổ tử cung được tiết ra liên tục làm quần lót luôn ẩm ướt. Tuy nhiên, sản phụ cần lưu ý khi thấy một trong các dấu chứng như: • Dịch ra nhiều gây ẩm ướt khó chiụ • Khí hư đổi màu vàng, xanh hay bột trắng • Khí hư có mùi hôi hay tanh • Kèm chảy máu âm đạo • Đau rát, ngứa, cảm giác bị kích ứng vùng âm hộ, âm đạo • Giao hợp đau

Các trường hợp trên mẹ cần phải đi khám sớm và điều trị thích hợp, viêm âm đạo cổ tử cung có thể dẫn đến ối vỡ sớm, sanh non hay sảy thai.

Dịch nhầy khi mang thai như thế nào

Tham khảo: Ra máu như hành kinh khi mang thai

Bung nút nhầy cổ tử cung diễn ra khi nào?

Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, cái “nút” này bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, dẫn đến hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung. Thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi chuyển dạ khác nhau. Một số chuyển dạ trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi bung nút nhầy cổ tử cung, trong khi những người khác có thể không chuyển dạ trong vài tuần.

Còn máu được nhìn thấy sau đó là gì?

Thuật ngữ thích hợp cho các nút niêm mạc là operculum, tiếng La-tinh nghĩa là cái nút nhỏ nhưng thuật ngữ thông dụng nhất là “chất nhầy ở cổ tử cung”. Nhiều phụ nữ bối rối với các thuật ngữ này nhưng thật ra tất cả chỉ là một.

Dịch nhầy khi mang thai như thế nào

Dịch nhầy khi mang thai như thế nào

Tại sao có hiện tượng chảy máu?

Về tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

Làm sao biết dịch nhầy của tôi đã xuất hiện chưa?

Có thể bạn sẽ thấy có gì đó bất thường trong bồn vệ sinh sau khi thấy vết bẩn trong quần lót của mình. Đừng quá lo lắng nếu bạn đang chuyển dạ mà không biết dịch nhầy có chảy ra chưa. Hiện tượng này có thể xem là sự tiết dịch âm đạo khá nhiều, hoàn toàn bình thường trong lúc mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ.

Hãy thả lỏng!

Đôi lúc dịch nhầy tử cung thoát ra sau khi bác sĩ khám phụ khoa. Trong lúc chuyển dạ, các bác sĩ thường đo độ mở cổ tử cung mà thường đến 10cm em bé mới chui ra lọt. Đo độ mở tử cung sẽ chạm đến các chất nhầy và nếu các chất nhầy dính trên găng tay bác sĩ hoặc các bà đỡ cũng là bình thường. Các bà đỡ sẽ an tâm khi thấy nhiều chất nhầy thoát ra trong lúc người mẹ đang tích cực rặn đẻ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang thật sự mở và mỏng dần đi chuẩn bị cho bé chào đời.

Dịch nhầy này cũng thường xuất hiện sau khi giao hợp, làm gián đoạn các mô quanh cổ tử cung gây giãn nở nhẹ, nhất là khi bé con sắp chào đời. Cần đi khám nếu thấy có máu sau khi giao hợp để chắc chắn thai nhi vẫn an toàn.

Dịch nhầy này ít khi chảy ra, trừ khi bị vỡ ối. Khi đó, nó có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường.

Nếu dịch nhầy xuất hiện có phải tôi đang chuyển dạ?

Không đúng. Dù chất nhầy xuất hiện có thể là một dấu hiệu chứng tỏ cổ tử cung đang mở và giãn ra thì đây cũng chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ. Còn đến vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nên cũng đừng quá thất vọng.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ giả

Có nên gọi bác sĩ hoặc bà đỡ khi thấy dịch nhầy xuất hiện?

Không cần, dịch nhầy xuất hiện chứng tỏ bạn sẽ sinh, nhưng vẫn không xác định chính xác khi nào. Trừ khi bạn bị ra huyết, tử cung co thắt hay bị đau hoặc bạn thấy bất ổn về cơ thể mình hoặc thai nhi thì nên đi bác sĩ.

Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn?

Không đúng, thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối. Ngay cả khi túi ối vỡ, thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ đó không còn, cả bé lẫn mẹ vẫn không bị ảnh hưởng.

Cần biết gì về dịch nhầy cổ tử cung?

  • Chảy dịch nhầy là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra huyết, hãy đi bác sĩ ngay.
  • Dịch nhầy xuất hiện không phải là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ. Có thể còn vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh.
  • Chuyển dạ thực sự là khi người mẹ thấy đau và các cơn co thắt thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải khi thấy có dịch nhầy chảy ra.

Nên dùng băng vệ sinh nếu bạn ngại bẩn đồ lót và đưa bác sĩ xem khi cần thiết để xác định đó chỉ là chất nhầy bình thường.

Dịch khi mang thai như thế nào?

Chất nhầy trong thời kỳ mang thai thường có màu trắng như sữa, không mùi. Vào thời điểm những tháng cuối của thai kỳ, tử cung sẽ bắt đầu mỏng và giãn rộng hơn để em bé có thể chui ra khi sinh. Sự kéo giãn này có thể khiến các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách, dẫn đến tình trạng chất nhầy có lẫn máu.

Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu màu gì?

Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục. Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng là dấu hiệu gì khi mang thai?

Khí hư không chỉ giữ ẩm cho âm đạo, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng. Khí hư xuất hiện trong quá trình mẹ mang thai được coi là bình thường nếu nó có các đặc điểm sau. Khí hư là dịch nhầy giống như nước mũi trong hoặc trắng đục, gần giống như bột nhão.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, một số thực phẩm tốt cho bà bầu bao gồm:.

Bầu 3 tháng đầu nên ăn thịt nạc. ... .

Trứng. ... .

Khoai lang. ... .

Sữa và các sản phẩm từ sữa tiệt trùng. ... .

Dâu tây và các loại quả mọng. ... .

Dầu gan cá ... .

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì: Ngũ cốc nguyên hạt. ... .

Trái cây sấy khô.