Diện tích của Trung Quốc đứng sau các nước

Trung Quốc nằm ở phía Đồng Châu Á, bờ Tây Thái Bình Dương, có diện tích lãnh thổ là 9,6 triệu km2 là nước lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Nga và Canada. Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thể giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất phong phú đa dạng. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển thu hút nhiều nguồn đầu tư và đâng là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Trung Quốc đang không ngừng tạo ra ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới. Sau đây hãy cùng Giáo dục Quốc tế Việt Phát tìm hiểu thêm về đất nước và con người Trung Quốc nhé!

Diện tích của Trung Quốc đứng sau các nước

Địa lý

Nằm ở châu Á, có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và Ca-na-đa, và đứng đầu về dân số. Một nửa lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây, trong đó các dãy An-tai và Thiên Sơn ở Tân Cương U-gu, dãy Côn Lôn ở phía bắc Tây Tạng. Cao nguyên Tây Tạng cáo 3.000m trên mực nước biển, phía nam là dãy Hy-ma-lay-a, có 40 đỉnh cao hơn 7.000m, trong đó có đỉnh Ê-vơ-rét, cao 8.863m, cao nhất thế giới. Cao nguyên Vân Nam ở phía nam, có đỉnh cao gần 3.700m. Xung quanh đồng bằng đông-bắc là dãy đồi và núi Hưng An Lĩnh, Trường Bạch Sơn. Dãy núi Tần Lĩnh chạy qua vùng trung tâm Trung Quốc, chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Lĩnh chia đôi lưu vực sông Hoàng Hà và Châu Giang. Ba vùng đất thấp ở phía đông và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm, giữa thảo nguyên Nội Mông, trong đó có sa mạc Gô-bi và các sa mạc ở lưu vực sông Ta-rim và sông Dun-ga-ri-an, là một cao nguyên hoàng thổ rộng lớn.

Khí hậu

Trung Quốc nằm trong khu vực gió mùa và có nền khí hậu vô cùng đa dạng từ ấm tới khô. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng có sự chênh lệch rất lớn, tháng 1 là gần -5 độ C còn tháng 7 là 26 độ C. ba khu vực được cho là có khí hậu nóng nhất trung Quốc là Trùng Khánh, Vũ Hán và Kinh. Do đấtnước có diện tích rộng lớn nên Trung Quốc có địa hình vô cùng phức tạp, độ cao chênh lệch lớn giữa các vùng kéo theo sự đa dạng của khí hậu. Các kiểu khí hậu từ nam lên bắc ở đất nước này lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới và hàn ôn đới. Về mùa đông Trung Quốc đa phần có khí hậu lạnh giá. Khí hậu nam bắc có sự chênh lệch rõ rệt. về mùa hè, trừ vùng cao nguyên Thanh Tạng có địa hình quá cao ra thì khí hậu cả nước đều nóng ấm, mưa nhiều song lượng mưa thay đổi tùy vào từng vùng.

Kinh tế – Xã hội

Trung Quốc hiện tại đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, trở thành một cường quốc lớn mạnh với nền kinh tế đứng thứ 2 và được coi là “công xưởng của thế giới”. Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ tới giao thương tại nhiều quốc gia. Chính bởi sự phát triển này mà Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia lý tưởng để học tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics, khoa học kỹ thuật, công nghệ,…

Hiện tại, Trung Quốc được cả thế giới biết đến là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại, với văn hóa riêng đậm đà bản sắc, được tích lũy và gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Đặc biệt, văn hóa Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Trung Quốc và có nhiều điểm tương đồng với văn hóa quốc gia này, nên các bạn sinh viên chắc chắn sẽ không bao giờ cảm thấy bị “shock văn hóa” quá lớn khi học tập tại đây.

Bên cạnh đó, là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với những ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế các nước, tiếng Trung hiện tại đang được coi là một trong ba thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt với sự giao thương mạnh mẽ của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, việc thành thạo tiếng Trung sẽ mang lại cho các bạn sinh viên rất nhiều cơ hội rộng mở.

Diện tích của Trung Quốc đứng sau các nước

Giáo dục – Đào tạo

Nền giáo dục Trung Quốc hiện tại đang ngày càng phát triển theo xu hướng của các quốc gia phương Tây. Các trường Đại học tại đây đều được chú trọng đầu tư với quy mô lớn, đào tạo tổng hợp nhiều khoa và ngành nghề khác nhau. Chất lượng giáo dục và chương trình đào tạo của các trường tại Trung Quốc cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế. Phương châm chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc là: hướng về hiện đại, hướng về tương lai và hướng ra thế giới.

Đặc biệt, chính bởi sự lớn mạnh của quốc gia này mà hiện tại nhiều trường/ tổ chức giáo dục tại các nước phương Tây đã đặt cơ sở trực tiếp tại đây (VD: Trường Quản trị Khách sạn Blue Mountains – Úc, Tổ chức Giáo dục Quốc tế INTO,…). Điều này tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể học tập với chi phí thấp, trong môi trường đào tạo 100% tiếng Anh, đồng thời có cơ hội học thêm tiếng Trung và dễ dàng chuyển tiếp sang các trường tại Úc, Anh, Mỹ,…

Dân tộc, hành chính, tôn giáo,..

Trung Quốc được biết tới là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc, trong đó tộc người Hán chiếm đa số (93% dân số), bên cạnh đó còn có tới 55% dân tộc ít người sống rải rác khắp nơi trên lãnh thổ. Toàn Trung Quốc được chia thành 33 tỉnh và 22 thành phố, 5 khu vực tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. Đất nước Trung Quốc có bốn tôn giáo chính và chủ yếu đó là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên chúa giáo. Người ta sử dụng tiếng Hán là tiếng phổ thông toàn dân và lấy âm Bắc Kinh để làm tiêu chuẩn.

Văn Hóa Trung Quốc: Đất nước du lịch Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tư tưởng nhân văn của đạo Phật- tốn giáo chiếm đa số và là tôn giáo chính thức tại đât nước này. Du khách có thể cảm nhận rõ điều này thông qua các ngày lễ họi nơi đây. Trong văn hoá ứng xử, người Trung tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Văn hóa ẩm thực Trung Quốc

Sự rộng lớn về diện tích cùng bề dày lịch sử trải qua nhiều dân tộc thống trị, văn hóa ẩm thực Trung Quốc đã có diện mạo độc đáo mà ở đó mê hoặc tất thảy những ai yêu mến ẩm thực nói chung và văn hóa ẩm thực Trung Quốc nói riêng. Ẩm thực Trung Hoa ngày nay không quá xa lạ với người Việt Nam bởi màu sắc riêng biệt rất “Trung Hoa”.

Diện tích của Trung Quốc đứng sau các nước

Cùng với sự ảnh hưởng của nhiều cùng văn hóa khác nhau, ẩm thực Trung Hoa là sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị, thị. Sự đa dạng trong nguyên liệu và phương thức chế biến tạo nên những món ăn đặc sắc. Mỗi món ăn Trung Quốc đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện một tư tưởng triết học nào đó của người Trung Hoa: sự hòa quyện của âm dương ngũ hành, hòa quyện của thiên nhiên và con người, của trời và đất, của nóng và lạnh... mỗi món ăn còn có thể trở thành những bài thuốc hiệu quả chữa bệnh cho con người.

Toggle the table of contents

Trung Quốc có tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia rộng lớn thuộc khu vực Đông Á. Đây là nước láng giềng phía Bắc của Việt Nam. Lãnh thổ Trung Quốc bao gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đặc khu hành chính. Trung Quốc đứng đầu thế giới về dân số, đứng hạng hai thế giới về GDP và đứng hạng tư thế giới về diện tích. Hơn 40 năm về trước, Trung Quốc còn là quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu. Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế bắt đầu từ năm 1978, kinh tế phát triển nhanh chóng, đưa Trung Quốc từ một nước chậm phát triển thành một quốc gia công nghiệp mới, có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.

Địa lý[sửa]

Vị trí và giới hạn[sửa]

Trung Quốc nằm có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (xếp sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Lãnh thổ Trung Quốc trải dài từ khoảng 20o Bắc tới 53o Bắc, khoảng từ 73o Đông đến 135o Đông, giáp với 14 nước, nằm trên 5 múi giờ nhưng Trung Quốc chỉ lấy một múi giờ theo múi giờ Bắc Kinh là GMT+8.

Diện tích của Trung Quốc đứng sau các nước

Địa hình[sửa]

Địa hình Trung Quốc có sự khác biệt rõ rệt khi đi từ Tây sang Đông.

Phần Đông của Trung Quốc trải dài từ biển Hoa Đông vào đất liền đến kinh tuyến 110o Đông. Vùng này có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Ba thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao đều nằm tại phần Đông của Trung Quốc.

Phần Tây còn lại của Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa. Do khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt đã tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang cũng bắt nguồn từ phần Tây chảy về phần Đông rồi đổ ra biển Hoa Đông. Điển hình cho các dãy núi cao ở đây là dãy Hi Mã Lạp Sơn, với đỉnh Everest cao 8848 mét so với mực nước biển.

Khí hậu[sửa]

Kinh tế[sửa]

Trung Quốc có vị thế là một cường quốc kinh tế, có khả năng tác động mạnh tới các nền kinh tế khác trên thế giới, mặc dù nước này vẫn đang được xếp vào hàng các nước đang phát triển. GDP năm ... của Trung Quốc đạt ... tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng nếu xét theo GDP sức mua tương đương, Trung Quốc đạt tới ... tỷ USD, đứng hạng nhất thế giới, vượt qua cả Mỹ.

Nhưng trước đây, trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1978, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm, thụt lùi, hơn một nửa dân số trong tình trạng nghèo đói. Cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách kinh tế, mở đầu cho một thời kỳ kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ đến hiện tại.

GDP của Trung Quốc so với một số nước trên thế giới 1960 - 2015
(đơn vị: tỷ USD)
Năm 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
Trung Quốc 60 70 93 163 191 310 361 735 1.211 2.286 6.087 11.020
Hoa Kì 543 744 1.073 1.685 2.857 4.339 5.963 7.640 10.250 13.040 14.990 18.220
Nhật Bản 44 91 213 522 1.105 1.399 3.133 5.449 4.888 4.755 5.700 4.389
Vương quốc Anh 73 102 131 242 565 489 1.093 1.342 1.658 2.539 2.475 2.929

Chính quyền[sửa]

Quân sự[sửa]

Phân chia địa phương[sửa]

Khoa học kỹ thuật[sửa]

Xã hội[sửa]

Dân số[sửa]

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới trong nhiều thế kỷ và cả hiện tại. Tính đến năm 2019, dân số Trung Quốc đạt 1,43 tỷ người, với tỷ lệ gia tăng dân số chỉ rơi vào mức 0,5%-0,6%. Trong nửa sau thế kỉ 20, dân số Trung Quốc tăng nhanh một cách không kiểm soát. Trung Quốc phải thực hiện "chính sách một con" để kiểm soát gia tăng dân số và chính sách chỉ mới được bãi bỏ vào năm 2015. Vì thực hiện chính sách một con trong thời gian dài nên tỷ lệ người trẻ thấp, tỷ lệ trung niên và cao niên chiếm tỷ lệ cao, vì vậy mà "chính sách hai con" đã thay thế ngay sau khi "chính sách một con" được bãi bỏ.

Dân cư Trung Quốc hầu hết tập trung ở phần Đông của đất nước, trong khi phần Tây thưa thớt dân cư. Chệnh lệch giới tính cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc. Trong năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh là 118 bé trai trên 100 bé gái.

Số dân thành thị tại Trung Quốc ngày một tăng. Đất nước "tỷ dân" Trung Quốc mọc lên rất nhiều đô thị và thành phố lớn. Các thành phố tại Trung Quốc có quy mô dân số rất lớn. Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc với dân số hơn 24 triệu người.

Sắc tộc[sửa]

Người Hán là dân tộc lớn nhất tại Trung Quốc chiếm hơn 92% dân số. Ngoài dân tộc Hán, Trung Quốc còn bao gồm 55 dân tộc thiểu số khác cùng chung sống. Trong số đó gồm có dân tộc Choang, Mãn, Hồi, Miêu, Duy Ngô Nhĩ, Tạng,...

Tôn giáo[sửa]

Từ thời xưa, Trung Quốc đã tạo ra hai tôn giáo là Nho giáo và Đạo giáo. Hai loại tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, Phật giáo cũng đã du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ 2 Công Nguyên. Hiện nay tại Trung Quốc, Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ngoài Phật giáo còn có Công giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác.

Ngôn ngữ[sửa]

Văn hóa[sửa]

Thành phố nổi bật[sửa]

Xem thêm[sửa]