Dương chỉ toàn là ai

- Điều gì có ý nghĩa nhất với anh khi "Giày đỏ" được tái bản lần thứ tư?

- Cái ý nghĩa nhất là tôi biết mình có được lượng độc giả như thế nào. Người ta thường hay nói, sách văn học đang trong thời buổi khó khăn, vậy nên việc Giày đỏ tái bản 4 lần, mỗi lần 1.500 cuốn là điều vượt ngoài mong ước của tôi.

- Anh có thể chia sẻ một số phản ứng tích cực hoặc tiêu cực mà anh nhận được sau khi ra mắt tập truyện này?

- Tích cực là sau khi sách ra, blog của tôi [mang tên Giày Đỏ] có lượng người add tăng đột biến, với những lý do rất dễ thương. Rất nhiều blogger đã post truyện lên blog như một sự chia sẻ. Một số bạn thu âm truyện ngắn của tôi để post lên blog và các diễn đàn. Điều này làm tôi thấy thực sự thú vị. Mới đây, anh bạn tôi, phụ trách trang Media Plus của báo mạng VNmedia, làm chương trình quà tặng ngày 8/3, có đưa Giày đỏ cùng với đĩa nhạc của một số ca sĩ, nhưng anh ấy cũng rất bất ngờ là số lượng bạn đọc gửi e-mail đăng ký cuốn sách vượt xa rất nhiều so với các quà tặng khác.

Tôi không coi đó là một cái gì lớn nhưng tôi hạnh phúc vì cuốn sách đã mang lại niềm vui cho những ai yêu văn học. Họ có nhu cầu được nhận món quà là một cuốn sách chứ không phải cái gì khác. Cũng từ khi Giày đỏ phát hành và được giới thiệu trên báo, rất nhiều người từ lâu tôi không còn liên lạc đã liên lạc được với tôi. Tôi nghĩ đó cũng là một điều hay. Cuốn sách có được sự kết nối rất tốt.

Phản ứng tiêu cực cũng không phải ít. Có rất nhiều chuyện buồn đã xảy đến với tôi. Nhưng tôi không có thói quen ngồi kể lại những chuyện buồn đã cũ. Cái gì qua rồi thì đã qua. Cái vui lớn hơn là cuốn sách tiếp tục được tái bản.

Tác giả trẻ Dương Bình Nguyên. Ảnh do nhà văn cung cấp.

- Nếu so sánh với nhuận bút trung bình của một bài báo, thì số tiền mà anh nhận được từ tập truyện "Giày đỏ" sẽ tương đương với... ?

- À, tôi không so sánh như thế bao giờ. Nếu cứ lấy nhuận bút ra làm tiêu chí thì tốt nhất, ở Việt Nam hiện nay, chúng ta không nên viết văn.

Quảng cáo

- "Giày đỏ", tên tập truyện, được lấy từ tên của một truyện ngắn trong tập, hay từ nhân vật Giày đỏ đã ít nhiều trở đi trở lại trong cuốn sách của anh?

- Nó là cả hai. Nhưng Giày đỏ là một cô gái trong truyện của tôi, cô ấy trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm. Tôi không cố tình như vậy. Mà chỉ vì khi viết thì bị cô gái này dẫn dụ mà thôi [cười].

- Nếu làm một cuốn sách, tập hợp khoảng 15 truyện ngắn xuất sắc của anh từ trước tới nay, anh sẽ chọn từ "Giày đỏ" được khoảng bao nhiêu truyện?

Dương Bình Nguyên sinh năm 1979 tại Thái Nguyên. Anh viết văn từ năm 1997, bắt đầu với những sáng tác đăng trên Hoa Học Trò, được giới trẻ đón nhận.

Đến nay, Dương Bình Nguyên đã xuất bản bốn tập truyện ngắn: Làng nhan sắc [2001], Về lại thiên đường [2003], Hoa ẩn hương [2005] và Giày đỏ [2007].

Anh hiện là phóng viên báo Công An Nhân Dân.

- Khó nhỉ. Vì tôi thấy yêu quý các tác phẩm của mình, không muốn đẩy cái này lên xuất sắc để dìm cái kia xuống bình thường. Và tôi nghĩ tôi không chọn được. Tôi sẽ nhờ người khác chọn và rất có thể anh ta sẽ chọn cả 13 truyện trong tập này, hoặc cũng có thể không chọn truyện nào cả.

- Bên cạnh những truyện ngắn ít nhiều day dứt như "Cải lạc loài", "Người đập áo sông Năng"... cuốn sách có nhiều truyện kết thúc khá nhẹ, làm người đọc hụt hẫng và có ấn tượng về một ngòi bút nửa vời, chưa chịu chạm đến nơi gai góc của chính vấn đề mà mình đã khơi gợi. Anh nghĩ sao?

Quảng cáo

- Đó cũng là một cách nghĩ của bạn đọc mà tôi, tác giả, phải tỏ ra đặc biệt tôn trọng. Đôi khi tôi muốn thay đổi, muốn một truyện ngắn đến với chúng ta như một cơn gió mát trong đêm hè, lan tỏa nhè nhẹ. Nhưng cơn gió đó có ý nghĩa lớn trong cuộc đời mỗi chúng ta ở vào một thời đoạn nhất định của cuộc sống. Tôi không nghĩ mình nửa vời.

Bìa dự kiến của Giày đỏ trong lần tái bản thứ tư.

- Nếu chia quá trình sáng tác của anh ra thành hai giai đoạn: thời kỳ viết về đề tài miền núi, đại ngàn và thời kỳ viết về cuộc sống thành thị, thì theo anh, sự nối kết giữa hai giai đoạn này là gì?

- Không. Tôi thấy chưa có hai thời kỳ, mà là sự chuyển dịch dần dần. Ngay cả khi tôi viết về đời sống thành thị thì cũng là cái nhìn của người miền núi về thành phố. Nó thể hiện rất rõ điều đó. Tôi không thấy có sự đứt đoạn. Mà nhân vật của tôi đang trên một chuyến đi, dịch chuyển môi trường sống, giống như tôi vậy, từ rừng về phố và nhớ về rừng.

- Nhiều truyện ngắn trẻ hiện nay viết không có cốt truyện. Theo anh, đây là xu hướng hay đơn giản chỉ là hệ quả của một thực tế rằng, họ không đủ khả năng sáng tạo ra một cốt truyện và cấu trúc nó một cách chặt chẽ?

- Tôi không cho rằng, truyện ngắn là phải có một cái cốt truyện mạch lạc theo quan niệm truyền thống và người viết cứ phải hì hục dùng vôi vữa để xây thành đắp lũy. Truyện ngắn, với tôi, là những lát cắt của cuộc sống. Khi tôi đọc, tôi không quan tâm cái truyện ngắn đó viết về cái gì, có ly kỳ không. Tôi chỉ quan tâm tới việc nhà văn đã viết nó như thế nào và đọc có thấy thú vị không mà thôi.

- Đọc truyện Dương Bình Nguyên nói chung và truyện của các nhà văn trẻ hiện nay, có thể thấy rõ, dấu ấn "người thực việc thực" trong chi tiết nhiều, khả năng tưởng tượng ít. Nếu coi đây là một hạn chế, anh sẽ giải thích hạn chế này ra sao?

- Tôi đang bật cười đây. Tôi không hiểu khả năng tưởng tượng ít là như thế nào. Truyện của tôi hoàn toàn không phải là... chuyện đời tự kể. Tôi chỉ nhặt những chi tiết có thật trong đời sống và đưa vào truyện của tôi thôi. Nên nếu người đọc nghĩ rằng đó là người thực việc thực thì với tôi đó là một thành công chứ không phải hạn chế.

- Ngoài truyện ngắn, anh có bao giờ nghĩ tới việc xuất bản một cuốn sách thuộc thể loại khác, như ký, phóng sự, chân dung, hay chuyện hậu trường của đời sống âm nhạc, điện ảnh - mảng đề tài anh quen thuộc trong vai trò của một nhà báo?

- Trong đầu tôi chưa xuất hiện ý tưởng này. Nhưng đó cũng có thể là một gợi ý hay, như một cách tập hợp lại những bài viết của mình. Nhưng tôi vẫn thích tên mình được đứng cùng những cuốn sách văn chương. Đó mới chính là tôi một cách trọn vẹn.

- Nếu có ý định đó, chuyện gì sẽ khiến anh không thể không nói tới?

- Đây là “nếu” nhé. Nếu có cuốn sách ấy, tôi sẽ viết lại rất nhiều bài viết của tôi mà trong khuôn khổ một bài báo không thể nào nói hết hoặc thời điểm bài viết ra đời chưa thích hợp công bố. Có những mảng phía sau những phận người làm nghệ thuật ở Việt Nam mà không phải ai cũng biết. Có cả những hy sinh thầm lặng. Cả những dối trá và hợm hĩnh. Cả những sự quên lãng... Nhưng ít nhất, trong lúc này, tôi chưa nghĩ tới cuốn sách ấy. Tôi nghĩ dành thời gian sáng tác thì tốt hơn.

Hà Linh thực hiện

Khi tôi nhận được lời đề nghị từ phía Bách Việt, họ nói tôi chọn lựa toàn bộ những tác phẩm mình ưng ý nhất và chọn một cái tên sách tôi cho là phù hợp. Tôi nghĩ, có lẽ “Giày đỏ” là một cái tên phù hợp.

Trong đội ngũ những tác giả trẻ hiện nay, Dương Bình Nguyên là một gương mặt đáng nhớ. Không ồn ào, không sốt sắng với những cách tân, Dương Bình Nguyên kiên trì với cách viết   mình, một lối viên thiên về bản năng, nhiều trăn trở, day dứt.

Nguyên viết về cuộc sống của mình, của những bạn bè mình, và những trang viết ấy khiến cả những người đã đi qua thời tuổi trẻ cũng phải ngẫm ngợi, nghĩ suy.

Những ngày đầu tháng tám này, Dương Bình Nguyên ra mắt bạn đọc tập truyện mới có nhan đề Giầy đỏ. “Giày đỏ của tôi, em ở đâu trong thành phố tám triệu con người?” - một thông điệp nhiều ý nghĩa đã được mở ra ngay từ những trang sách đầu tiên.

- Một trong những thay đổi nổi bật trong các truyện ngắn mới đây của Dương Bình Nguyên đó là tính thông tấn nhiều hơn. Anh nghĩ sao về nhận xét này?

 - Tôi trân trọng mọi nhận xét, góp ý của bạn đọc, miễn là nó chân thành. Nếu truyện của tôi có nhiều tính thông tấn hơn, đó là tôi bị ảnh hưởng bởi công việc hiện tại. Nhưng tôi thì không nhận thấy điều đó [nếu thấy thì tôi đã không để nó bị ảnh hưởng như vậy]. Hay chí ít, tôi vẫn thấy mình viết những gì thuộc về mình, về những điều mà mình mơ ước.

Mục đích sáng tác và hành trình sẻ chia của tôi với bạn đọc là không đổi thay. Hay tại vì nhân vật của tôi thường là nhà báo nên nó bị ảnh hưởng chăng? Tôi chẳng biết được đâu...

- Có vẻ như với Giầy đỏ, anh  đã "bạo tay" hơn trong việc khai thác các đề tài nhạy cảm?

-Thực ra có nên gọi là "bạo tay" không nhỉ? Nếu chúng ta coi những vấn đề như tình dục là một đề tài bình thường trong văn học nghệ thuật thì có gì là bạo tay đâu. Nhưng có lẽ đã có một thời gian dài, các nhà văn ngại đề cập đến tình dục một cách trực tiếp. Đến thế hệ chúng tôi, tình dục không còn là vấn đề cấm kỵ nữa, mọi thứ được nhìn theo khía cạnh cởi mở nhưng nhân văn.

Tôi muốn viết về mọi vấn đề của đời sống. Tình dục cũng là một phần trong cuộc sống của tôi mà. Nhưng tôi muốn diễn tả tình dục ở khía cạnh quan hệ của những người có văn hóa và sống trong thời đại văn minh. Tình dục phải làm con người ta suy nghĩ về nhau đẹp đẽ hơn...

 - Phan, Giầy đỏ - những cái tên lặp đi trong các truyện ngắn của anh như một dụng ý rõ ràng. Dụng ý đó là gì, anh có thể chia sẻ cùng bạn đọc của mình?

 - Tôi thích sự trở lại này, giống như khi tôi yêu một nhân vật nào đó, tôi muốn họ sẽ sống nhiều cuộc đời, ứng xử nhiều cảnh huống khác nhau. Tôi muốn họ ở vào mọi khía cạnh trong đời sống và xử lý nó theo cách của họ. Và bạn đọc có thể thấy Giày đỏ hay Phan ở đâu đó, trong rất nhiều câu chuyện, nhưng không câu chuyện nào giống câu chuyện nào và nhân vật của tôi giống nhau cái tên nhưng sống những cuộc sống khác nhau. Tôi nghĩ, có thể trùng tên thì có điều gì đó thú vị. Chứ các nhân vật có tên gọi khác nhau nhưng sống trùng lên nhau trong nhiều tác phẩm mới là vấn đề đáng lo.

 - Và Giầy đỏ - được chọn làm  tên cho tập truyện kể từ thời điểm nào?

 - Khi tôi nhận được lời đề nghị từ phía Bách Việt, họ nói tôi chọn lựa toàn bộ những tác phẩm mình ưng ý nhất và chọn một cái tên sách tôi cho là phù hợp. Tôi nhìn lại nhân vật của mình, có Phan và Giày đỏ, đó là sự trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ “Giày đỏ” là một cái tên phù hợp.

Nhiều người nói rằng, “Giày đỏ” là sự ám chỉ về sự sexy, vì màu đỏ là màu biểu trưng cho tình dục. Cũng có người nói, chắc tại tôi xem những bộ phim nước ngoài, có những chi tiết về những đôi giày đỏ rất... khiêu gợi. Một chị bạn tôi thì nói, cái tên đó sẽ là một món quà ý nghĩa với những người phụ nữ đang yêu. Vì đã là phụ nữ ai cũng muốn sở hữu một đôi giày đỏ và họ biết được quyền năng của những đôi giày ấy.

Tôi nghe hết và cảm thấy thực sự thú vị. Vì rất nhiều khi, lý do cho một công việc mình làm giản dị hơn rất nhiều những lý do mà người khác đưa ra cho cái công việc ấy.

 - Giầy đỏ ghi dấu một phong cách làm sách  chuyên nghiệp hiện nay, và một trong những “chi tiết” làm sách khiến tôi thích thú đó là việc thiết kế bìa. Một bìa sách có chủ định và hết sức ấn tượng. Anh có thể nói rõ hơn chuyện “hậu trường” của bìa sách ấn tượng này?

 - Trong chuyện này thì tôi không tài giỏi gì. Nhưng để có được cái bìa sách ấy thì đúng là có một ê kíp của những người trẻ đầy nhiệt tâm và dám suy nghĩ để bứt phá. Cả ê kíp của Harry Nguyễn - một chuyên viên quảng cáo - đã brainstorming ý tưởng rất nhiều với nhau và với tôi nữa qua mobile - internet.

Quá trình này được Harry đòi hỏi khá cầu toàn vì anh ấy muốn sáng tạo một bìa sách hiện đại nhưng không quá... trừu tượng - một “cửa sổ” thực thụ để gợi mở những góc nhìn đầy xúc cảm nơi người đọc ngay trong thời điểm tiếp xúc đầu tiên. Cả ê kíp đã nghĩ đến một hình ảnh là đôi giày bị bỏ quên trên đường ray xe lửa. Nhưng ý tưởng đó đã bị trùng lặp, người ta đã có thể thấy nó đâu đó trên internet. Vậy là Harry nghĩ đến những cô gái nude mang đôi giày đỏ quấn mình trong giấy báo như những đóa hoa hồng hay những bóng thiếu nữ mơ hồ dạo bước bên những ngôi biệt thự cổ và ga xe lửa bỏ hoang của Đà Lạt.

Anh chọn trang phục, giày đỏ và chọn người mẫu, với sự trợ giúp đắc lực của một người bạn là nhà thiết kế thời trang. Họ đã “set up” những buổi chụp hình khá vất vả. Thế nhưng, hình ảnh vẫn chưa thật ưng ý lắm, do khó khăn ở khâu xử lý ánh sáng và tông màu background.

Trong lúc deadline cực kỳ nóng bỏng, Harry và tôi bắt gặp bộ sưu tập “The Sisters” của nhà thiết kế Cao Minh Tiến với điểm nhấn là những gam màu đỏ và đôi giày đỏ khá bí ẩn trên trang NetMode. Phần hình ảnh này Samuel Huang chụp thực sự ấn tượng và nó gây rõ cảm giác hưng phấn. Tôi liền gọi điện cho Cao Minh Tiến và bất ngờ Tiến đã ủng hộ chúng tôi trọn vẹn, cung cấp những hình ảnh chất lượng nhất.

Trương Minh Nghĩa [NghiArt], nhà thiết kế trẻ sinh năm 1985 đã mất ròng rã một tuần để thực hiện 3 options bìa. Nghĩa là người xử lý màu sắc tinh tế và luôn chú trọng những điểm nhấn nhẹ nhưng sâu. Anh ta yêu cầu tôi chọn một tấm hình tác giả tiệp màu với hình bìa để trình bày. Sau đó, 3 tấm bìa được post lên một forum của các nhà thiết kế trẻ để tham khảo. Và kết quả là hầu hết đều ủng hộ tấm bìa mà sau cùng chúng tôi đã chọn - một tấm bìa với 2 mảng không gian và thời gian mang 2 sắc thái cảm xúc đối lập rõ rệt: bình yên - mạo hiểm; thực và mơ với nhân vật chủ đạo là đôi “giày đỏ”.

Tôi thấy mình rất may mắn có những người bạn làm việc hết lòng như vậy. Nhuận bút cho tấm bìa đó là 300 ngàn. Nhưng với chúng tôi, nó thực sự là vô giá, vì qua việc này chúng tôi đã có được những kinh nghiệm quý.

 - Với bìa sách ấn tượng này, tôi nghĩ độc giả sẽ cảm thấy mình thực sự muốn sở hữu cuốn sách. Tuy nhiên một vấn đề thường hay gặp trong các tập truyện ngắn hiện nay, đó là một [vài] tác phẩm bạn đọc có thể đã găp ở tập truyện trước đó của chính tác giả. Nghĩa là yếu tố mới 100% chưa [khó] được đảm bảo. Trong khi độc giả của chúng ta luôn kì vọng: tôi đang cầm trên tay cuốn sách mới của anh, nghĩa là tôi sẽ được đọc những truyện mới nhất, chưa từng in trong các tập sách trước đây. Anh nói sao về điều này?

 - Tất cả những truyện ngắn trong “Giày đỏ” đã được tôi in rải rác trên các báo dành cho giới trẻ trong vài năm trở lại đây. Thế nên, vịêc quen thuộc là khó tránh khỏi, nhất là nhiều khi những nhà tuyển chọn sách văn học hiện nay, rất nhiều người tự cho mình cái quyền đọc báo rồi tự động làm tuyển sách mà không hề hỏi ý kiến tác giả. Thế nên vì vậy mà truyện của tôi cũng đã xuất hiện trong một vài tuyển tập in chung rồi. Đó là điều làm tôi áy náy nhất. Nhưng khi cân nhắc truyện này với truyện khác, tôi đã cố gắng để chọn trước tiên là sự phù hợp.

Dầu vậy thì mình cũng không thể bào chữa được cái lỗi này với bạn đọc, chỉ mong bạn đọc vì yêu mến mà thể tất mà thôi. Tuy nhiên, nếu chị chú ý, rất nhiều nhà văn chuyên nghiệp, bề dày sáng tác vài chục năm, mà tốc độ “quay vòng” tác phẩm dưới những cái tên sách khác nhau cũng rất chóng mặt. Có thể do sự yêu mến của bạn đọc nhưng cũng có thể đó là “mánh” của những người làm sách...

 - Anh có nói rằng: Tôi đang viết về tuổi trẻ của mình. Vậy có nên lo ngại “hơi sớm” rằng  khi anh  đi qua thời tuổi trẻ ấy, anh sẽ không viết về nó nữa?

 - Tôi nói vậy bởi tôi không thể viết về người già khi chẳng hiểu gì về họ. Tôi chỉ có thể viết về những gì mình đã rõ. Khi tôi trẻ tôi sẽ viết về những năm tháng này của đời mình. Nhưng khi tôi không còn trẻ nữa, tôi còn rất nhiều những vấn đề của đời sống để quan tâm. Tôi nhớ đã có ai đó nói rằng, cái quan trọng không phải viết về cái gì mà viết như thế nào...

- Những nhân vật Giầy đỏ của anh vẫn tiếp tục xuất hiện. Bằng chứng mới đây nhất là truyện ngắn Hãy để em bay trên dòng sông. Anh nhất quyết không đặt cho nhân vật của mình một cái tên khác sao?

 - Có, tôi sẽ đặt cho nhân vật một cái tên khác, khi tôi thấy cần thiết. Còn hiện tại thì chưa. Đôi khi đặt được cho nhân vật một cái tên ưng ý cũng khá tốn thời gian. Tôi muốn “Giày đỏ” sống tiếp những cuộc đời khác...

 - Giầy đỏ - hiểu theo một cách nào đấy – có thể coi là sự thay đổi trong bút pháp và đề tài truyện  ngắn của Dương Bình Nguyên được chăng?

 - Tôi không nghĩ to tát như thế. Tôi chỉ nghĩ rằng, tôi đã sống khác với tôi của những năm trước, cuộc sống của tôi có nhiều đổ vỡ và tổn thất, thì văn chương của tôi cũng vì thế mà khác đi thôi.

 - Một truyện ngắn trong tâp - Thị trấn bốc cháy - khiến tôi liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết mà anh đang viết có nhan đề Thành phố bốc cháy. Vì sao lại “bốc cháy”? Và hiện nay cuốn tiểu thuyết này đã “cháy” đến đâu rồi? Bạn đọc có còn phải đợi lâu nữa không?

 - Đó là một giấc mơ của tôi suốt từ thời thơ ấu. Tôi khao khát nhìn từ đỉnh đồi nhà mình, hướng về thành phố, những đêm tối trời thành phố vẫn bừng sáng, như thể một đám cháy rực rỡ. Một đám cháy biểu tượng. Tôi thích cái tên này. Tôi không biết có phải là tiểu thuyết không, tôi có dự định ban đầu là viết một cái truyện dài, viết rồi xoá, sửa đi rồi sửa lại, đến giờ thì nhiều đoạn muốn viết lại. Tôi chẳng dám hứa điều gì khi tác phẩm vẫn còn rất ngổn ngang...

 - Các bạn viết trẻ hiện nay có xu hướng đăng tải những trang viết mới nhất của mình trên blog. Tuy nhiên vào blog của anh, lại không thấy một dòng nào của Thành phố bốc cháy. Vì sao vậy?

 - Vì như đã nói, tôi đang sửa chữa và đang muốn thay đổi nhiều thứ trong tác phẩm ấy. Có lẽ tôi quan niệm về blog hơi khác với những người khác. Nó có thể là những tâm sự của mình về một ngày làm việc, cũng có thể là nơi sẻ chia những dự định, những buồn vui. Nhưng với tác phẩm, thì blog cần phải được coi là một phương tiện công bố.

Nếu nó chưa hoàn chỉnh và tôi chưa tự tin xuất bản nó, thì tôi chưa post lên. Có thể là hơi cầu toàn. Nhưng bạn đọc được giới thiệu những tác phẩm hoàn chỉnh vẫn tốt hơn là những thứ dở dang..

- Chúc  anh hãy tiếp tục “cháy nhiệt thành” với tiểu thuyết đầu tay này, để có một bản thảo ưng ý nhất, cống hiến cho  bạn đọc. Xin cảm ơn anh

Theo Phong Điệp [Văn nghệ trẻ]

Video liên quan

Chủ Đề