Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

Phải chăng bạn đang cần chút cảm hứng khi làm việc kiểu chữ? Ở đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số cách ghép cặp font chữ hoàn hảo tới mức tưởng như chúng được sáng tạo ra là để dành cho nhau.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

Việc tìm cặp font chữ có thể kết hợp với nhau một cách hài hòa trong một thiết kế, không tương phản hay xung đột với nhau khi thu hút sự chú ý của mắt người xem và đồng điệu nhau mà không trở nên đơn điệu hoặc mờ nhạt thực sự là một nghệ thuật. Như một quy tắc truyền tai nhau giữa các nhà thiết kế: hãy chọn những font chữ phù hợp nhau, tương phản nhau nhưng không xung đột nhau.

Nhưng với thật nhiều kiểu chữ chuyên nghiệp hoặc font chữ miễn phí để chọn, làm cách nào bạn tìm được 2 font có thể hài hòa cùng nhau trong một thiết kế? Trong bài viết này, chúng tôi mang tới bạn những thủ thuật đỉnh cao trong việc ghép cặp font chữ cùng với 25 ví dụ về những cặp font hoàn hảo.

Thủ thuật số 1: sử dụng kiểu chữ thuộc một họ font chữ nào đó

Cách dễ dàng nhất để tìm ra một cặp font chữ hoàn hảo là sử dụng những font chữ khác nhau trong cùng một họ kiểu chữ. Hãy tìm kiếm những cặp kiểu chữ trong cùng một họ font và bạn sẽ có trong tay sự linh động và đa dạng của nét đậm nhạt, phong cách và phân loại của những kiểu chữ được thiết kế để hoạt động cùng nhau.

Một họ font chữ tốt nên bao gồm phiên bản serif và sans-serif của của cùng một font chữ: những ví dụ nổi tiếng bao gồm Lucida/Lucida Sans và Meta/Meta Sans.

Thủ thuật số 2: Ghép cặp những kiểu chữ tương phản nhau

Sự tương phản, như nội dung mà cái tên gợi tả, là việc tìm những font chữ hoàn toàn khác nhau – nhưng lại có thể bổ sung cho nhau – nhằm tìm ra những cặp kiểu chữ phục vụ cho nhu cầu đặt ra của thiết kế. Truyền thống thì điều này liên quan tới việc ghép cặp một font dạng serif với một font dạng sans serif.

Nói chung các font chữ có sẽ xung đột nếu chúng quá giống nhau: hai font khác nhau dạng serif nếu không có nhiều điểm khác biệt hiếm khi tạo nên một cặp font tốt.

Như là một nhà thiết kế, điều quan trọng là thiết lập một lớp lang rõ ràng cho thiết kế của mình. Điều này có thể đơn giản như là việc thay đổi kích thước hoặc độ đậm nhạt của cùng một kiểu chữ – nhưng ở những chỗ kiểu chữ thay đổi, việc ghép cặp font một cách cẩn thận càng trở nên thiết yếu. Nếu bạn có một kiểu chữ đại diện cho cá tính khác biệt, bạn sẽ cần một vài thứ trung tính để hài hòa với nó.

Thủ thuật số 3: Ghép cặp những thể loại nhỏ của kiểu chữ

Tất nhiên, “serif” và “sans serif” tự bản thân chúng là những nhóm phân loại rất rộng – mỗi trong số chúng lại có thể chia thành nhiều thể loại nhỏ hơn. Nói chung, những font serif theo phong cách Old Style như Bembo, Caslon và Garamond sẽ kết hợp tốt với những font kiểu sans serif phong cách Humanist như Gill Sans và Lucida Grande.

Trong khi đó, những font serif chuyển tiếp có sự tương phản cao hơn giữa những nét stroke dày và mỏng – những ví dụ có thể kể đến như Bookman, Mrs. Eaves, Perpetua và Times. Những font này có thể ghép cặp với những font dạng sans serif đối xứng như Avant Garde, Avenir, Century Gothic, Eurostile, Futura và Univers.

Cuối cùng, những font serif phong cách hiện đại thường có sự tương phản gây sốc hơn giữa những nét dày và mỏng nhằm mang tới một hiệu ứng đậm nét và đầy phong cách cùng với thông số x-height lớn hơn. Được bao gồm trong thể loại nhỏ thứ 3 này là Bodoni, Didot, New Century Schoolbook và Walbaum. Một lần nữa, những font dạng sans serif đối xứng kết hợp hoàn hảo với những font này.

Vậy, những cách ghép cặp này trông như thế nào trong thực tế? Đây là danh sách tham khảo của chúng tôi về những cặp font chữ đảm bảo không gây xung đột cho thiết kế của bạn.

  1. Oswald và Lato

Oswald đã được ra mắt vào năm 2011 như là sự tái sinh của những font chữ dạng Sans-serif theo phong cách “Alternate Gothic”. Nó ghép cặp một cách tuyệt vời với Lato (có nghĩa là “mùa hè” trong tiếng Ba Lan) – một kiểu chữ dạng sans serif ấp áp nhưng cũng chín chắn. Cả hai kiểu chữ này đều có sẵn với nhiều độ đậm nhạt của nét chữ và cũng như các biến thể khác nhau, khiến cặp font này trở nên tuyệt vời và linh động trong sử dụng.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Super Grotesk và Minion Pro

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

Font chữ dạng serif phổ biến chưa từng có Minion Pro đã đóng vai trò hiệu quả như là một font chữ cho đầu đề khi kết hợp với kiểu chữ dạng sans-serif đầy lanh lợi Super Grotest. Cùng nhau, những kiểu chữ này toát ra một cảm giác hiện đại nhưng rất tự nhiên.

  1. Libre Franklin và Libre Baskerville

Hai font chữ miễn phí này tạo ra một sự kết hợp miễn phí tuyệt vời nếu bạn theo đuổi một cảm giác truyền thống. Cả Libre Baskerville và Libre Franklin đều được tối ưu hóa để sử dụng trên màn hình. Libre Baskerville khá đẹp và dễ đọc, lý tưởng khi sử dụng cho text của phần nội dung chính, trong khi Libre Franklin phù hợp hơn với đầu đề. 9 tùy chọn độ đậm nhạt nét chữ khác nhau khiến nó đẹp mắt và đa dụng.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Freight Sans và Freight Text

Lựa chọn kiểu chữ từ các họ font chữ giúp người thiết kế dễ dàng hơn trong việc tìm ra những cặp font hài hòa nhau. GarageFonts’ Freight là một ví dụ điển hình. Nó có sẵn ở đa dạng các loại nét đậm nhạt cũng như phong cách khác nhau, bao gồm những phiên bản như Sans, Text, Display và Micro – cho bạn một bộ công cụ kiểu chữ linh động và đa năng để làm việc.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Kaufmann và NeutraDemi

Nếu bạn tôn thờ những giá trị bất ngờ, bạn nghĩ sao về cặp đôi font chữ này? Sự trôi chảy trong phong cách của font Kaufmann bổ sung một nét chấm phá của những nét viết tay vào cặp đôi tưởng như lẻ loi này, và bù đắp những nét thẳng bang của font dạng sans-serif NeutraDemi một cách hoàn hảo. Cách ghép đôi kiểu chữ này có thể không phải là sự phù hợp nhãn tiền nhất, nhưng điều này không ngăn chúng ăn ý cùng nhau một cách đẹp mắt.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Brandon Grotesque và Minion Pro

Nhờ sự đa năng và dễ sử dụng, Minion Pro – font chữ chúng tôi yêu thích – xuất hiện nhiều hơn một lần trong danh sách của bài viết. Lần này, nó đóng vai trò làm nền cho font chữ đậm nét và thu hút sự chú ý là font Brandon Grotesque. Đây là một sự kết hợp cổ điển giữa một font dạng serif và một font dạng sans-serif, kết quả là cả hai kiểu chữ vẫn giữ được sự tinh tế và dễ đọc ở bất cứ cách bố trí nội dung nào.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Josefin Slab và Patrick Hand

Khi tạo ra font Josefin Slab, nhà thiết kế Santiago Orizco muốn thành quả là một kiểu chữ nằm giữa Kabel và Memphis, nhưng với những chi tiết hiện đại. Cuối cùng thì kiểu chữ của anh ta có những chi tiết khác biệt, mang phong cách máy chữ và khá lý tưởng khi sử dụng làm đầu đề. Kiểu chữ này có thể kết hợp ăn ý với đoạn text nội dung chính bằng font Patrick Hand để tạo ra một cặp đôi font chữ tuyệt vời. Để thông tin thêm, kiểu chữ Patrick Hand được thiết kế dựa trên chữ viết tay của chính nhà thiết kế và nó mang một tinh thần thuần khiết và thân thiện.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Helvetica Neue và Garamond

Đây là một sự kết hợp kiểu chữ hài hòa rất nổi tiếng khi kết hợp kiểu chữ dạng sans serif theo phong cách Neo-Grotesque phổ biến Helvetica Neue cho tiêu đề với kiểu chữ dạng serif theo phong cách cổ điển Garamond cho phần nội dung chính. Bạn có thể phối hợp những nét đậm nhạt và kích cỡ chữ khác nhau giữa hai họ kiểu chữ này để thiết lập tầng lớp cho những thiết kế của mình.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Caslon và Myriad

Lại một cặp đôi kiểu chữ cổ điển, lần này là giữa một kiểu chữ dạng serif theo phong cách cổ điển từ thế kỉ 18 và một kiểu chữ dạng sans serif phong cách Humanist cuối thế kỉ 20. Myriad được sử dụng một cách nổi tiếng trong những thông điệp truyền thông của Apple, cũng như trong logo của Rolls Royce.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Fontin và Fontin Sans

Lại một ví dụ khác về việc sử dụng họ font chữ, lần này một hãng thiết kế Hà Lan mang tên exljbris. Fontin đã được thiết kế đặc biệt để sử dụng với kích thước nhỏ và có đặc trưng là khoảng cách kí tự và thông số x-height lớn. Fontin Sans trở thành một người đồng hành lý tưởng cho Fontin.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Minion và Poppl-Laudatio

Cả hai kiểu chữ này đều có nhiều nét cá tính rất riêng, nhưng chúng cũng gắn kết với nhau một cách hoàn hảo. Minion là một kiểu chữ serif theo phong cách cổ điển được thiết kế vào năm 1990 nhưng lại được truyền cảm hứng bởi phong cách kiểu font của thời kì Renaissance muộn. Mặc dù về mặt kĩ thuật một font dạng sans-serif như Poppl-Laudatio có những chi tiết tinh tế bột phát mang lại một số khía cạnh kì quặc cho tổng thể.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Liberation Serif và Liberation Sans

Họ font Liberation được chủ định sử dụng như là một nguồn thay thế nguồn mở cho nhiều kiểu chữ Windows được sử dụng phổ biến như Arial, Times New Roman và Courier New. Những phiên bản Serif và Sans của nó tạo ra một cách ghép cặp font thông minh, nhưng cũng có những biến thể khác để lựa chọn, bao gồm Sans Narrow và Mono.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Trade Gothic Bold và Sabon

Sự kết hợp kiểu chữ này đặc biệt hiệu quả khi kiểu chữ Trade Gothic được sử dụng với nét đậm dành cho tiêu đề, đặt ra kiểu chữ dạng serif phong cách Old Style Jan Tschichold cho text của phần nội dung chính. Cả hai kiểu font đều rất dễ đọc, với thông số x-height lớn, và chúng kết hợp ăn ý với nhau mang tới vẻ thẩm mỹ và hiệu ứng dễ chịu khi đọc.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Gilroy và Jura

Cặp font dạng sans serif này kết hợp một cách tài tình để tạo ra một vẻ ngoài thời thượng và công nghiệp cho bất cứ thiết kế nào sử dụng chúng. Phong cách đối xứng của Gilroy với nét siêu đậm ExtraBold rất lý tưởng khi sử dụng cho tiêu đề, trong khi Jura Light có một cấu trúc xoắn với hình dạng cấu trúc có thể bù đắp những nét đậm đó một cách hoàn hảo. Tổ hợp này lý tưởng trong việc bổ sung một cảm giác kĩ thuật, mạnh mẽ cho những dự án thiết kế của bạn.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Scala và Scala Sans

Họ font Scala của FontFont đã khởi đầu với một phiên bản serif vào năm 1990, theo sau bằng 92 thành viên khác bằng sự kết hợp dạng sans serif của chúng. Với phần mũ nhỏ, đa dạng các đường nối và những nét phong cách cổ điển, họ font này cực kì đa năng và được sử dụng rộng rãi trong xuất bản.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Rockwell Bold và Bembo

Là một trong những font dạng serif theo phong cách cổ điển, Rockwell được thiết kế vào những năm 1930 và mang trong mình nhiều cá tính và tiềm năng thu hút sự chú ý của người đọc khi được sử dụng ở dạng nét đậm. Kiểu chữ serif Bembo thì mang tính bảo thủ hơn nhiều, có sự trung tính nhưng cũng đa năng, khiến cặp đôi kiểu chữ này trở thành một mẫu mực về sử dụng sự tương phản khi ghép cặp kiểu font.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Myriad Black và Minion

Myriad và Minion đã chiếm giữ vị trí nào đó trong danh sách của chúng ta, nhưng tổ hợp số 17 này vẫn đáng để chúng ta nhìn nhận. Phiên bản ồn ảo, siêu đậm, đen của Myriad và những nét đậm nhạt của Minion có thể giúp bạn tạo ra một lớp lang rõ ràng cho những thiết kế của mình.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Souvenir và Futura Bold

Việc phối hợp hai kiểu chữ có cá tính quá mạnh mẽ hiếm khi cho ra kết quả hiệu quả, đơn giản vì chúng sẽ xung đột lẫn nhau. Tuy nhiên, bộ đôi Souvenir và Futura Bold là một ngoại lệ hiếm thấy. Souvenir thì mềm mại và nghịch ngợm hơn hầu hết các kiểu chữ serif cùng theo phong cách cổ điển khác, trong khi Futura Bold thì mang một cá tính đôi chút kì quặc nhưng không hẳn áp đảo kiểu font còn lại.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Dax Bold và Caslon

Là một trong những kiểu font dạng serif theo phong cách cổ điển đa năng nhất, Caslon cũng đã xuất hiện đâu đó trong danh sách này. Sự trung tính của nó làm nổi bật lên một font Dax Bold đầy ngẫu hứng và hiện đại, cho phép Dax Bold truyền tải cá tính mạnh mẽ của nó. Dax Bold là một sự lựa chọn tuyệt vời cho tiêu đề, và việc sử dụng Caslon sẽ không xóa nhòa sự chú ý dành cho Dax Bold.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Roboto và Montserrat

Những kiểu chữ đơn giản kiểu sans-serif này mang tới một cảm giác sạch và hiện đại khi ghép cặp font. Roboto kết hợp những dạng đối xứng với những đường cong cởi mở, thân thiện và được thiết kế để mang lại một âm điệu đọc tự nhiên. Montserrat – được đặt tên theo tên người hàng xóm của nhà thiết kế Julieta Ulanovsky ở Buenos Aires – đang được phát triển thành một họ font mở rộng và cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn hơn để thiết kế.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Antique Olive Bold và Chaparral

Đầu tiên được thiết kế như là giải pháp thay thế cho Helvetica và Univers, Antique Olive có thông số x-height rất lớn với ascenders và descenders ngắn – điều khiến nó rất khác biệt khi được hiển thị trên màn hình. Chaparral có một cảm giác hiện đại nhưng cũng trung tính hơn nhiều. Hai kiểu chữ này cùng nhau phối hợp một cách ăn ý trong hầu hết hoàn cảnh.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Aviano và Aviano Sans

Chỉ có sẵn ở những biến thể có mũ, Aviano có phần chân serif cứng cáp và sắc sảo tạo cho nó một cá tính hoàn toàn khác biệt. Biến thể dạng sans-serif của nó thì mềm mại hơn. Hãy kết hợp hai font chữ này để tạo ra lớp lang rõ ràng cho thiết kế của bạn.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. TheSerif và TheSans

Cách đặt tên khá thẳng thắn này trong họ font Thesis của LucasFonts khiến dụng ý của nhà thiết kế trở nên rất rõ ràng. Hai biến thể này hoàn toàn là sự bổ sung cho nhau và mỗi cái đến với những thể loại nhỏ của riêng nó.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Renault Light và Apex-New

Một cặp kiểu chữ lý tưởng cho mục đích sử dụng chính thống, trang trọng hoặc trong doanh nghiệp. Cả hai kiểu chữ Renault và Apex-New đều có một tỷ lệ x-height trên độ cao chữ cái như nhau khiến chúng trở thành đôi bạn đồng hành hoàn hảo – giữa 1 kiểu chữ sans serif đương đại và một kiểu chữ serif bảo thủ hơn.

Font chữ nghệ thuật việt hóa đẹp hiếm

  1. Calluna và Calluna Sans

Là một sáng tạo của exljbris, Calluna được sinh ra từ một thử nghiệm khi các nhà thiết kế thử thêm serif vào kiểu chữ Museo, cho nhà thiết kế Jos Buivena ý tưởng về “serif có hướng”. Kết quả là một kiểu chữ rất khác biệt đi kèm với phiên bản sans serif của nó là Calluna Sans.