Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái đôi khi khiến nhiều người thấy khó khăn, thắc mắc. Trên thực tế, bất kỳ ngày lễ nào thịt gà cũng là thức quà lễ không thể bỏ qua. Những ngày lễ tết trong năm...

Cúng gà trống hay mái đôi khi khiến nhiều người thấy khó khăn, thắc mắc. Trên thực tế, bất kỳ ngày lễ nào thịt gà cũng là thức quà lễ không thể bỏ qua. Những ngày lễ tết trong năm gà trống được dùng chính với ý nghĩa đem lại may mắn.

Ý nghĩa của hình tượng con gà

Con gà, đặc biệt là gà trống hiện diện nhiều trong nhiều nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Là vật nuôi từ được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại. Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần). Gà có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê êm ả. Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp với biểu tượng Dậu và cũng nằm trong lục súc.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng

Gà hay gà nhà là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể theo một thống kê năm 2003. Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay, người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành sinh học, vật lý, hoá học.

Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con. Gà là loài chim sống thành đàn. Chúng có cách tiếp cận mang tính cộng đồng đối với việc ấp trứng và nuôi gà con. Các cá thể gà trong đàn sẽ giành giật nhau chiếm ưu thế, thiết lập ra cái gọi là "tôn ti xã hội", trong đó những cá thể ưu thế có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ. Việc gà trống hoặc gà mái mất khỏi đàn sẽ phá vỡ trật tự này một thời gian ngắn cho đến khi một tôn ti mới được thiết lập.

Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Gà trống có một số đặc tính là hay cất tiếng gáy và canh giữ một khu vực nhất định, quyết không cho gà trống khác xâm phạm. Thường thì chỉ gà trống biết gáy. Tiếng gáy bắt đầu vào buổi rạng đông cho đến khi chiều tàn lúc trời đã nhá nhem. Tiếng gáy là cách báo hiệu và phô trương của gà trống đang sở hữu một khu vực.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng mang biểu tượng của sự may mắn

Gà trống ở khoảng bốn tháng thì sẽ bắt đầu gáy. Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống (thường có âm lượng lớn, thỉnh thoảng gây chói tai) còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có "tiếng kêu cảnh báo" âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Hình tượng con gà với người phương Tây

Hy Lạp

Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "chim Ba Tư" để chỉ gà trống "do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư". Tranh vẽ đầu tiên về gà ở châu Âu được tìm thấy trên món đồ gốm Korinthos niên đại thế kỷ 7 trước Công nguyên. Nhà thơ Cratinus gọi gà là "cái chuông cảnh báo của Ba Tư". Vở hài kịch The Birds của Aristophanes (414 trước Công nguyên) gọi gà là "chim Media", ý chỉ nguồn gốc của gà là từ phương Đông. Hình ảnh về gà có trên đồ gốm đỏ và đen của Hy Lạp. Ở Hy Lạp cổ đại, gà còn hiếm và là loại thực phẩm khá danh giá trong các tiệc rượu đêm Hy Lạp. Đảo Delos dường như từng có một trung tâm gây giống gà.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng

Gà trống Ba Tư Vatican - bản in vải năm 1919 thể hiện một mẫu vẽ gà trống Ba Tư thuộc Tòa Thánh, niên đại là năm 600. Để ý rằng vầng hào quang thể hiện sự linh thiêng.

Người Hy Lạp cổ đại thường không dùng gà để hiến tế, có lẽ là do nó vẫn được xem là loài vật ngoại lai. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena. Plato thuật lại những lời được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết, đó là "Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống; ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?" (nói lên rằng cái chết là phương thuốc cho bệnh tật của cuộc sống). Người Hy Lạp cũng tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống. Một số truyện ngụ ngôn Aesop có đề cập đến tín ngưỡng này.

La Mã

Người La Mã cổ đại dùng gà trong thuật bói chim để nhận lời tiên tri. Một người (gọi là pullarius) sẽ chăm sóc gà, khi nào cần bói thì ông ta sẽ mở lồng và cho nó hạt đậu hoặc một loại bánh ngọt mềm đặc biệt. Nếu con gà ở nguyên trong lồng và gây ra tiếng động ("occinerent"), đập cánh hoặc bay đi thì đó là điềm xấu, nếu con gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt. Năm 249 trước Công nguyên, trước trận chiến Drepana, vị tướng La Mã là Publius Claudius Pulcher đã sai người vứt "những con gà thiêng" xuống biển do chúng từ chối ăn. Ông còn nói: Nếu chúng nó không ăn thì có lẽ chúng muốn uống nước. Ngay lập tức ông bại trận dưới tay người Carthago và 93 thuyền của La Mã bị đắm. Khi trở về Roma, ông này bị xử tội bất kính và chịu hình phạt nặng nề.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng

Năm 162 trước Công nguyên, La Mã ra luật Lex Faunia cấm vỗ béo gà mái nhằm để đảm bảo lượng ngũ cốc tích trữ. Do vậy dân La Mã chuyển sang thiến gà trống, kết quả là kích cỡ gà tăng gấp đôi, mặc cho luật của La Mã quy định không được phép ăn gà đã vỗ béo. Luật này được sửa đổi nhiều lần, tuy nhiên dường như không thu được thành công. Sách Apicius viết về ẩm thực của La Mã đã liệt kê 17 món ăn làm từ gà, phần nhiều là các món luộc ăn kèm nước sốt. Người chế biến tận dụng mọi phần của con vật: dạ dày, gan, tinh hoàn và thậm chí cả phần xương bánh lái béo ngậy của con gà (nơi lông đuôi mọc). Tác giả người La Mã là Columella có nêu lời khuyên về lai giống gà trong quyển thứ tám của bộ chuyên luận về nông nghiệp của ông. Ông xác định có các giống gà gồm Tanagra, Rhodes, Chalcidice và Media (thường bị nhầm thành Melia) - những giống có bộ dạng ấn tượng, bản tính hung hăng và được dùng trong trò chơi đá gà của người Hy Lạp. Tuy nhiên, trong chăn nuôi thì gà bản địa La Mã hoặc gà lai giữa gà mái bản địa và gà trống Hy Lạp lại được ưa chuộng hơn.

Ngoài ra, Gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo với người La Mã. Họ cho rằng, gà trống có mối liên kết với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia.

Do Thái

Theo lệ thường, người Do Thái giáo chính thống sẽ đu đưa một động vật ăn kiêng quanh đầu mình và xả thịt nó vào buổi chiều trước ngày Yom Kippur - ngày sám hối linh thiêng của người Do Thái - trong một nghi thức gọi là kapparos. Động vật thường dùng là gà hoặc cá do chúng có sẵn. Nghi lễ hiến tế này mang ý nghĩa rằng động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Thịt của con vật sau đó sẽ được bố thí cho người nghèo. Phụ nữ mang gà mái đến dự lễ trong khi đàn ông mang gà trống. Mặc dù nghi lễ này không thực sự mang ý nghĩa hiến tế như trong kinh thánh nhưng cái chết của vật hiến tế nhắc nhở những kẻ sám hối rằng sinh mạng của họ nằm cả trong tay Thượng đế. Sách Talmud có nói đến việc học hỏi "tính lịch thiệp đối với bạn đời" từ gà trống . Như đã nói ở trên, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết "Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ họ sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống".

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng trong các dịp lễ

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật. Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su. Vào thế kỷ 6, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ. Chúa Giê-su so sánh ông với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng.

Âu Mỹ

Trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống. Ở Pháp, con gà Gô-loa là biểu tượng của nước Pháp. Để chỉ vật có giá trị, người ta thường dùng thuật ngữ: Gà mái đẻ trứng vàng.

Tục chọi gà dựa vào tính bẩm sinh của gà trống muốn chống trả những đối thủ gà trống khác nếu vào chung một khoảnh sân. Tục chọi gà phổ biến ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Tây phương thì có nơi ngăn cấm, cho là sinh hoạt hiếu sát và bạo động vì gà sẽ đấu nhau đến chết.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được dùng để cúng lễ

Thịt gà tây thường được người Mỹ và người các nước phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho Lễ Tạ ơn hay những buổi tiệc gia đình và đây là món ăn không thể thiếu dịp Lễ Tạ ơn. Ở Mỹ, thịt gà tây đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Mỹ dịp lễ Tạ ơn hay Giáng sinh, thịt gà tây là thực đơn chính cho cả 2 dịp này. Riêng lễ Tạ ơn có hơn 46 triệu con gà phải nằm trên bàn ăn của các gia đình Mỹ.

Hình tượng con gà với người châu Á

Gà chắc hẳn đã sớm được thuần hóa ở Đông Nam Á do từ ngữ để chỉ gà nhà là một phần của ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy. Gà, chó và lợn là những vật nuôi trong nền văn hóa Lapita - nền văn hóa thời đồ đá mới đầu tiên của châu Đại Dương.

Các nhà đi biển người Polynesia đã mang gà phát tán ra nhiều nơi. Gà đến đảo Phục Sinh vào thế kỷ 12. Ở đây gần như chúng được xem là loài vật nuôi duy nhất. Dân bản địa nuôi gà trong những cái chuồng xây vững chắc bằng đá.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Cũng ở quốc gia này, người ta thường giết gà Ayam Cemani để cúng tổ tiên, thần thánh trong lúc người phụ nữ lâm bồn bởi họ tin rằng may mắn sẽ tới, Ayam Cemani còn được hiến tế vào một số dịp đặc biệt khác. Tiếng gáy của Ayam Cemani cũng được cho là đem lại thịnh vượng.

Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân. Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống.

Theo một số quan sát thì việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn "nghiêm túc", trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ. Người ta đặt khăn quàng bằng lụa đỏ lên đầu gà, và một người họ hàng gần của cô dâu/chú rể vắng mặt sẽ ôm con gà để tiến hành lễ cưới. Tuy nhiên, ngày này hiếm có ai còn theo tục này.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn

Ở Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, hình ảnh của chúng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số những câu chuyện thần thoại kể rằng, Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.

Hình tượng con gà ở Việt Nam

Trong huyền sử Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước. Trong huyền sử Việt Nam, có truyền thuyết cho rằng thời vua An Dương Vương Thục Phán nước Âu Lạc, nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đắp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (Rùa thần Kim Qui) đến giúp. Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn

Trong võ thuật thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi) hay Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương

Tương truyền rằng, Nguyễn Lữ bình sinh say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi: một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu: yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.

Hình tượng con Gà trong nghệ thuật dân gian

Trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh chú lợn ủn ỉn, hình ảnh con gà cục tác lá chanh. là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên. Cũng trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.

 

Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích, đứng trên hết nên ca dao mới có câu:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn trong dân gian

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua...

Thành ngữ gà mái gáy thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là gà trống nuôi con.

Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo quân tử của nó như trong câu:

Chân đạp miền thanh địa,

Ðầu đội mũ bình thiên,

Mình mặc áo mã tiên,

Ban ngày đôi ba vợ,

Tối một mình nằm riêng.

Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền nên có câu:

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn trong dân gian

Trên đầu đội sắc vua ban

Dưới thì yếm thắm dây vàng xum xuê

Thần linh đã gọi thì về

Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng.

Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư tả thật hay cái hình ảnh lung linh:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy và tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam, khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh, hay tiếng nhạn trong thơ Đường.

Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa

Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa

Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!

Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!

Sau này, trong tiếng lóng, gà còn dùng để chỉ về những cô gái mại dâm.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn trong dân gian

Gà còn vinh dự là một trong những linh vật tại Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2009. Gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở phía Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là một giống gà Việt thuần chủng. Biểu tượng vui được thiết kế với hình ảnh chú gà Hồ đang vươn mình đón nắng mặt trời như Thể thao Việt Nam hân hoan đón chào AIGs III. Chú gà mặc bộ trang phục thể thao khoẻ khoắn, với tay trái giang rộng đón chào bè bạn quốc tế, tay phải hình chữ V thể hiện niềm tin chiến thắng. Giữa áo là biểu tượng mặt trời đỏ OCA nằm sát cổ áo tạo thành hình tượng chiếc huy chương danh giá nhất của kỳ Đại hội. Chiếc huy chương này là niềm khát khao chiến thắng của các vãn động viên tham dự.

Trong dân gian hình tượng con gà còn có mặt trong thành ngữ rất đỗi thân quen. Con gà gần gũi với người nông dân Việt Nam, Gà là gia cầm quen thuộc và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của dân một nước nông nghiệp, nó còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó:

Gà trống nuôi con

Con gà tức nhau tiếng gáy

Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống trong tranh mang biểu tượng cho sự may mắn trong dân gian

Cõng rắn cắn gà nhà

Bút sa gà chết

Gà què bị chó đuổi

Gà đẻ trứng vàng

Gà chết vì tiếng gáy

Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Trông gà hóa cuốc

Ông nói gà bà nói vịt

Như gà mắc tóc

Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn

Con gà cục tác lá chanh

Gà tơ xào với mướp già/Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi.

Trai thời trung hiếu làm "đầu"/Gái thời tiết hạnh, "phao câu", "cánh", đùi/ Phần con một "dạ" một "lòng"/Công cha nghĩa mẹ hết "mình" vì con

Ngay cả trong thời hiện đại, hình tượng con gà vẫn được con người sử dụng. Thuật ngữ gà công nghiệp trong tiếng Việt còn được hiểu theo nghĩa rộng, có không chỉ để nói về những giống gà được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp mà còn là một thuật ngữ dùng để chỉ về một nhóm đối tượng được nuôi dưỡng, bảo bọc, nuông chiều quá mức và không đúng cách đến khi ra đời thì trở nên ngờ nghệch, thói quen sống thụ động, thiếu trải nghiệm, thiếu khả năng xoay xở, cũng như những kỹ năng tự lo cho bản thân, đờ đẫn, chậm chạp, yếu nhược về thể chất và sức khỏe.

Phong tục thờ gà ở Việt Nam

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong phong tục Việt Nam được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải... Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn trong dân gian

Gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ, Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về. Vì vậy, dịp Tết giá gà trống rất đắt, gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Ở các vùng quê, người dân lo mua gà trống choai về nuôi từ tháng 11, chậm là đầu tháng 12 để dành đến Tết. Người ta cúng gà trống với hi vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại mưa thuận gió hòa cho nông nghiệp.

Ngày nay, một số còn dùng tư duy tư biện hiện đại hay trong tử vi tuổi Tỵ để suy diễn rằng năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn vồ gà, năm Dậu cũng không cúng gà vì đã là năm gà thì không cúng gà nữa. Đó là những lí giải tư biện so với nghi lễ xưa. Trong phong tục Việt Nam, thời hiện đại nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu chuyện gà gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, mà văn hoá ấy bị mờ dần khiến nhiều người không hiểu. Thay vì cúng gà, người ta cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hoá.

Những nhân tố để gà trống trở thành vật cúng tế

Theo phong tục Việt Nam thì con gà trống có đủ 5 đức tính mẫu mực của một con người mà người đàn ông đặc biệt cần, với người đàn ông tuổi Dậu cũng cần phát huy. Cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó.

1. Văn : mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ biểu tượng cho văn.

2. Võ : cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống mang biểu tượng cho sự may mắn trong cuộc sống hàng ngày

3. Dũng : con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.

4. Nhân : con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân.

5. Tín : con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín. Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Ý nghĩa của việc cúng gà

Sở dĩ trong phong tục Việt Nam gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa bởi theo thần thoại của một số dân tộc Việt Nam, từ khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra mặt đất, thấy rất lạnh lẽo và ẩm thấp. Ngọc Hoàng bèn sai mười mặt trời suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô trắng, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu các mặt trời lại khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn.

Theo phong tục Việt Nam truyền lại thì có một chàng dũng sĩ giương cung tên bắn liên tiếp rụng 9 mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ hãi quá bay tít lên cao và trốn biệt không ló ra nữa. Mặt đất lại lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời. Chẳng con nào gọi được, cuối cùng chỉ có con gà trống khỏe mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống rồi quên cả sợ hãi hạ thấp dần độ cao, khiến mặt đất lại sáng bừng lên.

Tại sao cúng gà trống ngậm hoa 30 Tết

Ngoài lý do là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm của người xưa. Trong thập nhị can chi (12 con giáp) thì gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ; trong văn học gà trống được cho là loài có 5 đức lớn. Thời Nguyễn, Tả quân Lê Văn Duyệt từng nói với vua Gia Long về 5 cái đức của gà như sau:

- Một là: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn.

- Hai là: chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ.

- Ba là: thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng.

- Bốn là: tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân.

- Năm là: đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín. Lê Văn Duyệt tâu với vua rằng, binh thư có câu: “Phàm người làm tướng phải có đủ những đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín mới có thể làm ba quân mến phục. Có vậy mới là tướng tài để đánh thắng cường địch”. Loài gà có đủ 5 đức ấy, đức nào cũng đáng quý, trong đó gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay mùa hạ, ngày nắng hay ngày mưa đều cất tiếng gáy đúng giờ, đúng canh để báo hiệu cho mọi người khắp trốn cùng quê thức dậy lo làm, lo ăn.

Dân gian thì đúc kết hình ảnh đẹp đẽ của gà trống qua câu ca sau:

Trên đầu đội sắc vua ban,

Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê.

Thần linh đã gọi thì về,

Ngồi trên mâm ngọc gươm kề sau lưng.

Từ đặc điểm tự nhiên là tiếng gáy mà con gà trống được cho là có tác động vào thời gian của con người và được thi vị hóa; tiếng gáy báo sáng đánh thức mọi người thể hiện trí tuệ, niềm tin.

Gà mái có cúng được không

Cúng gà trống hay mái: gà trống được cúng trong caccs ngày lễ tết

Chính bởi vậy, người ta chỉ dùng gà trống để cúng chứ không dùng gà mái hay gà trống thiến. Đặc biệt trong dịp Tết, nhất là trên mâm cúng giao thừa và cúng ngày mồng 1 Tết không thể thiếu gà trống luộc, trong sách Phương sóc chiêm tú giải thích rằng, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới thuộc về một con giống, gà thuộc ngày mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể thiếu gà.

Cúng gà trống nhất thiết phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà. Ngoài mục đích trang trí thì bông hoa hồng đỏ trên mỏ gà trống chính là biểu tượng của hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên báo hiệu năm mới đã đến.

Bên cạnh đó còn có cách giải thích về xuất xứ của tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, đó là ngày xưa có một người vừa cắt tiết gà để cúng Giao thừa thì vợ chuyển dạ sinh con. Anh ta vội bỏ dở việc để lên lo chăm sóc cho vợ, sau đó mới xuống bếp làm tiếp, nhưng không thấy gà đâu, tìm mãi mới thấy nó nằm chết trong bụi hoa hồng. Đang lo lắng thì mấy người hàng xóm an ủi rằng: “Đây có lẽ là điềm lành”.

Người ấy bèn mang gà vào, khi luộc gà xong dâng lên bàn thờ, anh ta hái thêm một bông hoa hồng gắn vào mỏ gà, từ đó có tục cúng gà trống ngậm hoa hồng, biểu thị cho sự may mắn, đem lại vận đỏ trong năm mới.

Ngoài ra, tại các lễ cúng ở đình đền, miếu mạo cho đến giỗ chạp, lễ lạt tại các gia đình, họ tộc đều không thể thiếu lễ vật là gà trống luộc.

  • Cúng ông Công ông Táo khấn gì
  • Cúng ông công ông táo vào thời gian nào
  • Cách sắm lễ và mâm lễ cúng ông công ông táo gồm những gì
  • Cúng ông công ông táo như thế nào
  • Cúng ông công ông táo và những thủ tục bắt buộc
  • Cúng ông công ông táo sau ngày 23 có sao không
  • Cúng ông công ông táo trước ngày 23 được không?

Tại sao không thắp hương gà mái?

Vả lại con trống còn là vật báo thức đều đặn cho mọi nhà, nhất là nhà nông bắt đầu một ngày mới... Điều này cũng gây cảm giác dễ linh ứng, ứng nghiệm trong cầu khấn khi tế lễ. Đó cũng chính là ý nghĩa tại sao các cụ ngày xưa chỉ chọn trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Gà thắp hương là gà gì?

cúng hay còn gọi là gà hiến tế, hiến sinh, tế các con , thường là gà trống dùng để hiến tế (cúng) cho ơn trên, thượng đế, các vị thánh, thần hay ông bà tổ tiên nhân dịp Lễ, cúng, kỵ hoặc phục vụ cho một nghi thức tôn giáo nào đó.

Cúng rằm gà gì?

Bởi người xưa quan niệm, gà cúng nên chọn trống vì chúng có đủ 5 đức tính tốt là Nhân – Nghĩa – Trí -Tín – Dũng và phần mã đẹp hơn. Hơn nữa, tiếng gáy của trống có thể đánh thức may mắn. Vậy nên trống thường được chọn để cúng tổ tiên trong các dịp quan trọng trong đó có Rằm tháng 7.

Thắp hương giao thừa bằng gà gì?

Theo phong tục người Việt, cúng đêm giao thừa là cúng 12 vị thần thời gian để kết thúc một năm và bắt đầu một năm mới nên người ta chọn trống để cúng nhưng phải là trống choai, không khuyết tật, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng và quan trọng nhất là vẫn còn tinh khiết chưa đạp mái thế nên người ta thường chọn mua ...