Ghi nơi sinh như thế nào

Cháu tôi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tôi đến đăng kí khai sinh tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ và trong Giấy khai sinh ghi nơi sinh là Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ. Như thế đúng hay sai? Nếu đúng sau này khi làm hồ sơ (Ví dụ hồ sơ đi học) thì ghi nơi sinh như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của đơn: Nơi sinh (ghi rõ xã, huyện, tỉnh)?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Tôi làm việc ở Đồng Nai, vừa mới sinh con tại đây. Do điều kiện không về lại nơi thường trú (thị xã Ninh Hòa) được, có cách nào để tôi khai sinh cho con có được quê quán gốc và là nơi cháu sinh ra được không?

(Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hoa - Xuân Lộc, Đồng Nai)

Luật hộ tịch ghi nhận một trong những nguyên tắc trong đăng ký hộ tịch là mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú. 

Như vậy với trường hợp của chị có thể liên hệ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chị đang cư trú để đăng ký khai sinh cho cháu. 

Ý muốn của chị trên Giấy khai sinh của cháu thể hiện quê quán là nơi cha mẹ được sinh ra. Điều này luôn được đáp ứng. Luật Hộ tịch quy định việc xác định quê quán của cá nhân khi đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán, và thỏa thuận đó được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. 

Về nơi sinh của trẻ em thì phải được ghi nhận nơi thực tế đứa trẻ được sinh ra, chứ không liên quan đến quê quán của cha mẹ. 

Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biên pháp thi hành Luật Hộ tịch đã quy định: Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

Cần lưu ý chấp hành đúng quy định về thời hạn trong đăng ký khai sinh. Theo quy định của Luật, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 

Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh ra; tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.

       Con tôi sinh ngày 26/06/2017, sinh tại Bệnh viện Bưu Điện, Định Công, Hà Nội. Khi bệnh viện viết giấy chứng sinh chỉ ghi nơi sinh tại Bệnh viện Bưu Điện nên giấy khai sinh của cháu cũng ghi theo đó. Tôi muốn hỏi nếu trong giấy khai sinh không ghi rõ Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội có sao không ạ? Xin cảm ơn.
Hiện nay, trong các loại giấy tờ của cá nhân như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh,…. đều có mục ghi “nơi sinh” hoặc “quê quán”. Vậy khi ghi thông tin về “quê quán” và “nơi sinh” thì căn cứ giấy tờ nào để ghi cho đúng?

- Về quê quán:

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

- Về nơi sinh:

Theo phụ lục hướng dẫn khai Tờ khai đăng ký khai sinh tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn ghi phần nơi sinh như sau:

Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính

Ví dụ:

+ Bệnh viện Phụ sản, Hà Nội

+ Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trường hợp có sự khác biệt giữa chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của một cá nhân về quê quán thì phải ghi theo nội dung tại “giấy khai sinh”, vấn đề này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch như sau:

Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ gốc ghi nhận thông tin về nhân thân của một cá nhân, các giấy tờ sau nó cần điều chỉnh đều căn cứ vào giấy khai sinh được cấp đúng thẩm quyền. Theo đó, chúng ta nên ghi quê quán và nơi sinh theo giấy khai sinh là chuẩn xác nhất.