Giáo trình môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

6phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcTRNG AI HC THU LỢI---------*---------PGS.TS.GVCC. Dương Văn TiểnGIÁO TRÌNHPHƯƠNG PHÁP LUẬNNGHIÊN CỨU KHOA HỌC[Được sửa chữa và bổ sung từ giáo trình xuất bản năm 2006]Hà Nội, tháng 11 năm 2010 7 8phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcMC LCDANH MC CC CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................... 13Chương 1: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................................ 141.1. KHOA HỌC................................................................................................ 141.1.1. Khái niệm về khoa học ......................................................................... 151.1.2. Sự phát triển của khoa học................................................................... 171.1.3. Phân loại khoa học............................................................................... 181.2. CÔNG NGHỆ ............................................................................................. 201.2.1. Khái niệm về công nghệ ....................................................................... 201.2.2. Chuyển giao công nghệ ........................................................................ 231.2.3. So sánh ý nghĩa giữa khoa học và công nghệ ...................................... 251.3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...................................................................... 261.3.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học ...................................................... 261.3.2. Phân loại nghiên cứu khoa học............................................................ 271.3.3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học..................................................... 301.4. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 321.4.1. Bài 1: Luật Khoa học và Công nghệ.................................................... 321.4.2. Bài 2: khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI................................... 34Câu hỏi cuối chương .......................................................................................... 40Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC........................................ 412.1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............ 412.1.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? ........................................... 412.1.2. Các đặc trưng cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học ........... 422.1.3. Phân lọai phương pháp nghiên cứu khoa học ..................................... 442.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG ... 462.2.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 462.2.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................ 552.2.3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học...................... 582.3. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 592.3.1. Bài 1: Cơ chế và kỹ năng sáng tạo khoa học ....................................... 59 92.3.2. Bài 2: Hãy tổ chức tốt trí nhớ của mình............................................... 642.3.3. Bài 3: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong nghiên cứu khoa học...... 65CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG .............................................................................. 65Chương 3: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 663.1. ĐỀ TÀI KHOA HỌC.................................................................................. 663.1.1. Khái niệm về đề tài khoa học ............................................................... 663.1.2. Các loại đề tài khoa học...................................................................... 673.1.3. Xây dựng đề tài khoa học ..................................................................... 693.2. ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ......................................................... 693.2.1. Các thể loại văn bản khoa học ............................................................. 693.2.2. Chuẩn bị luận văn tốt nghiệp ............................................................... 713.3. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 743.3.1. Bài 1: .................................................................................................... 743.3.2. Bài 2: .................................................................................................... 783.3.3. Bài 3: .................................................................................................... 81CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG .............................................................................. 93Chương 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 944.1. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ THỐNG KÊ............................................. 944.1.1. Bản chất và vai trò của số liệu trong nghiên cứu ................................ 944.1.2. Thống kê - một công cụ để nghiên cứu: ............................................... 994.2. CHỌN MẪU ............................................................................................. 1024.2.1. Hai phương pháp lấy mẫu.................................................................. 1024.2.2. Quyết định về kích thước mẫu:........................................................... 1044.3. XỬ LÝ CÁC SỐ LIỆU VÀ DIỄN GIẢI .................................................. 1074.3.1. Xử lý các số liệu: ................................................................................ 1074.3.2. Diễn giải:............................................................................................ 1114.4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCHCÁC SỐ LIỆU ......................................................................................................... 1174.4.1.Tính tần số, tần suất và các tham số thống kê: ................................... 1174.4.2. Tương quan và hồi quy....................................................................... 117CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 127 10phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcChng 5: VIT VN BẢN KHOA HỌC ................................................................ 1285.1. CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC.................... 1285.1.1. Viết tài liệu khoa học.......................................................................... 1285.1.2. Viết báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học .............................. 1325.2. VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ........................... 1355.2.1. Những vấn đề chung........................................................................... 1365.2.2. Hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ......................................... 1395.2.3. Trình bầy luận án và tóm tắt luận án tiến sĩ ...................................... 1415.3. BÀI ĐỌC THÊM: ..................................................................................... 1465.3.1. Bài 1: Niên giám đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủy lợi [23] 1465.3.2. Bài 2: Tham khảo các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ tại thư viện.............................................................................................................................. 146CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 146Chương 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH.................................................................. 1476.1. BÁO CÁO KHOA HỌC........................................................................... 1476.1.1. Vấn đề thuyết trình:............................................................................ 1486.1.2. Luận điểm thuyết trình: ...................................................................... 1486.1.3. Luận cứ của thuyết trình: ................................................................... 1496.1.4. Phương pháp thuyết trình: ................................................................. 1496.2. BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP...................................................... 1496.2.1. Bảo vệ Luận văn thạc sĩ ..................................................................... 1496.2.2. Bảo vệ Luận án tiến sĩ ........................................................................ 1516.3. BÀI ĐỌC THÊM ...................................................................................... 154CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 159BẢN TỰ KHAI CỦA HỌC VIÊN THAM DỰ MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁPLUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” .................................................................... 160BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH ..................................................................................... 161TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 163LỜI NÓI ĐẦU 11"Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" là một môn học được quy định trongchương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo."Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" là lý thuyết về PPNCKH, lý thuyết vềcon đường nhận thức, khám phá và cải tạo hiện thực. Môn học này là công cụ giúp chocác nhà khoa học và nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành NCKHmột cách sáng tạo.Theo đề nghị của các chuyên gia quốc tế [Giáo sư Ahsim Das Gupta và Tiếnsĩ Roger Chenevey] trong Dự án Đan Mạch "Hỗ trợ tăng cường năng lực choTrường Đại học Thủy lợi" [WaterSPS – Subcomponent 1.3 WRU] khi xem xét cácchương trình đang đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Thủy lợi, ngày 05-5-2005Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường đã đồng ý sẽ đưa môn học "Phươngpháp luận nghiên cứu khoa học" với thời lượng 60 tiết [50% lý thuyết và 50% thựchành] là môn học bắt buộc cho tất cả các HVCH và NCS được đào tạo tại TrườngĐại học Thủy lợi. Với hình thức học khơng tập trung [3 năm] thì mơn học này sẽđược bố trí vào chương trình học tập của học kỳ thứ 4 và thi ở học kỳ thứ 5 [nếu họctập trung thì ở học kỳ thứ 3].Để viết giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học", Ban quản lýDự án Đan Mạch đã mời GS.TS. Nguyễn Đình Cống [Trường Đại học Xây dựng] viếtđề cương và TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích [Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốcgia Hà Nội] phản biện đề cương này.Ngày 01-7-2005, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi đã giao cho tácgiả viết giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" theo đề cương trênđây.Khi bắt tay vào viết giáo trình, tác giả đã đến Trường Đại học Xây dựng ngheGiáo sư Nguyễn Đình Cống giảng dạy môn học này cho các lớp cao học. Cũng rất maymắn cho tác giả là lúc này ở nước ta đã xuất bản một loạt giáo trình "Phương phápluận nghiên cứu khoa học" của các nhà giáo có tên tuổi như GS.TS. Vũ Cao Đàm,GS.TS. Nguyễn Văn Lê, PGS.TS. Lưu Xuân Mới v.v... Do đó, để viết phần lý thuyết thìnhững cuốn sách trên đây là tài liệu tham khảo rất quý giá và thiết thực cho tác giả khiviết giáo trình này. Nhiệm vụ chính của tác giả là xây dựng nội dung của phần thựchành [30 tiết]. Đây là phần rất quan trọng của các giáo trình được viết theo các dự ánđầu tư nước ngồi [cịn gọi là các nghiên cứu điển hình - case study]. Bằng kinh nghiệmcủa trên 30 năm giảng dạy [trong đó đã hướng dẫn nhiều ĐATN, LVThS và đặc biệt đãcó 5 NCS bảo vệ thành cơng LATS] và tham gia nhiều đề tài khoa học - công nghệ, ởphần thực hành này tác giả đã đề xuất 3 bài tập [các nghiên cứu điển hình] để học viênthực hành và hội thảo. Với 3 bài tập này HVCH sẽ vận dụng gần như tồn bộ nội dungcủa mơn học, đồng thời cũng sẽ góp phần thiết thực cho việc chuẩn bị làm luận văn tốtnghiệp và nghĩ tới những bước đi xa hơn.Nhân dịp này tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn tới Giáo sư Nguyễn Đình Cốngđã khích lệ bằng cả nhiệt huyết và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho người đồngnghiệp tương lai; xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Roger Chenevey, GVC. Trương Văn 12phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcm, ThS. Nguyn Th Vân và KS. Dương Đức Toàn đã giúp tác giả truyền tải nhữngthông tin cần thiết trong các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh của dự án cung cấp; xincảm ơn KS. Dương Đức Toàn và Đặng Thị Quyên đã giúp tác giả hoàn thành bản thảocùng tất cả đồng nghiệp của Khoa Sau đại học đã động viên và chia sẻ công việc điềuhành trong những ngày vừa qua.Giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" đã hoàn thành và sẽ đếntay các bạn HVCH và NCS của Trường Đại học Thủy lợi. Cuốn sách được xuất bảnlần đầu nên khơng thể tránh được những sai sót, rất mong bạn đọc cho những ý kiếnđóng góp để tác giả chỉnh sửa khi giảng dạy và tái bản.Email: duong van Tel: 0913.378.402.Xin chân thành cám ơn!Tác giả: PGS.TS.GVCC. Dương Văn Tiển 13DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮTCĐTS:CN:CNN:CNSH:CNTT:CNH, HĐH:ĐATN:HVCH:KH:KHKT:KH&CN:KH-CN:LVKH:LVThS:LATS:NCKH:NCS:PPNC:PPNCKH:Chuyên đề tiến sĩCông nghệCông nghệ nanoCông nghệ sinh họcCông nghệ thông tinCông nghiệp hoá, hiện đại hoáĐồ án tốt nghiệpHọc viên cao họcKhoa họcKhoa học kỹ thuậtKhoa học và công nghệKhoa học - công nghệLuận văn khoa họcLuận văn thạc sĩLuận án tiến sĩNghiên cứu khoa họcNghiên cứu sinhPhương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu khoa học 14phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcChng 1: KHOA HC VÀ CƠNG NGHỆ“Chỉ có ai khơng sợ mỏi gối chồn chânmới có thể vươn tới đỉnh cao của khoa học”K. Marx1.1. KHOA HỌCĐể tồn tại và phát triển lâu dài, con người cần có suy nghĩ và thái độ như thế nàođối với khoa học? Sự phát triển của khoa học giúp con người nhận thức về vũ trụ đúngvới sự tồn tại vốn có của nó. Chúng ta nên nhìn nhận điều này như là kinh nghiệm đểhình thành nên tính cách và trưởng thành hay cố chấp với những ảo tưởng làm thỏamãn lòng kiêu hãnh tự cho rằng con người là lý do để vũ trụ tồn tại? Theo quan điểmcủa người viết, dù muốn hay không, con người và khoa học vẫn ln có mối quan hệmật thiết với nhau. Và điều chúng ta nên làm là nhận thức đầy đủ tất cả vẻ đẹp và sứcmạnh của khoa học, khi đó chúng ta sẽ thực sự thấy được những lợi ích to lớn màkhoa học đem lại cho con người. Tuy nhiên, cùng với tác động tiêu cực của cácphương tiện truyền thông và sự thiếu hiểu biết của chính mình, con người đang trởthành nạn nhân của mê tín dị đoan và khoa học giả hiệu. Khoa học giả hiệu đôi khi làtrung gian giữa nền tôn giáo cũ và nền khoa học mới. Nó vẫn có thể tồn tại vì nó đánhvào tâm lý con người và thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần của con người.Khoa học lịch sử dạy rằng, điều ta có thể hy vọng nhiều nhất là sự tiến bộ liên tụctrong hiểu biết của chúng ta, học hỏi từ những sai lầm, một tiệm cận đang tiến sát tớivũ trụ và vạn vật, nhưng với điều kiện là ta sẽ khơng bao giờ biết được điều gì chắc chắnhồn tồn.Khoa học hướng dẫn chúng ta tìm hiểu thế giới là như thế nào, chứ không phảichúng ta mong muốn nó trở nên như thế nào. Do đó, mỗi khi một trang tạp chí khoahọc được xuất bản thường kèm theo thanh báo lỗi [error bar - có một đoạn bị lỗi] - lờinhắc nhở rằng khơng có kiến thức nào là hoàn thiện hay hoàn hảo cả. Nó xác địnhmức độ tin tưởng của chúng ta vào những gì ta nghĩ, ta biết. Nếu error bar nhỏ, thìtrình độ hiểu biết của ta cao. Nếu error bar lớn chứng tỏ kiến thức của ta kkông chắcchắn.Khoa học có thể cho ta biết quỹ đạo mặt trời, vị trí của trái đất, dự đốn được chukỳ nhật thực, nguyệt thực... Khoa học cho ta biết cách chữa bệnh thiếu máu ác tínhbằng B12 thay vì đi giải bùa chú, chữa bại liệt cho trẻ em bằng cách tiêm chủng thayvì cầu nguyện... và rất nhiều ứng dụng khoa học khác. Khoa học thành công là do ứngdụng của nó.Sau đây là một vài ví dụ:- Nhiều người vẫn tin rằng con người có thể có năng lực siêu nhiên. Sự kiện năm1993 ở Trung Quốc đã có một số người tự nhận rằng mình có khả năng giao tiếp vớingười ở cõi âm hay có khả năng chữa khỏi mọi bệnh tật. Những kẻ đó đã bị kết án vàbắt giữ vì đã khiến cho nhiều người chết vì làm theo những phương pháp chữa bệnhcủa chúng. Những trò lừa gạt tương tự như vậy vẫn diễn ra và hậu quả tất yếu là 15những kẻ lừa gạt đã phải lãnh án tù. Để ngăn chặn tình trạng này gia tăng, năm 1994,Chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thơng cáo trong đó nhấnmạnh tầm quan trọng của việc giáo dục khoa học cho toàn dân như là một chiến lượctrong cơng cuộc hiện đại hố đất nước, làm cho đất nước giàu có và thịnh vượng.- Dư luận đặt ra rất nhiều nghi vấn xoay quanh phiến đá có hình giống như khnmặt người đầy bí ẩn trên Sao Hoả: Phải chăng nó được người ngồi hành tinh tạo rakhi họ đặt chân đến đây? Phải chăng nó đang chờ đợi con người khám phá? Phảichăng những người tạo ra nó đã từng đến và kiến tạo cuộc sống trên trái đất?...Cũngcó dư luận cho rằng trung tâm vũ trụ NASA đã nguỵ tạo ra tai nạn của con tàu vũ trụlàm nhiệm vụ nghiên cứu Sao Hoả để có thể nghiên cứu về phiến đá bí ẩn mà khơngphải đăng tải những hình ảnh về phiến đá cho công chúng biết đến. Ngày 14 tháng 9năm 1993, trên trang nhất của tờ Weekly World News đăng tải dịng tít “ Bức ảnh mớicủa trung tâm NASA cho thấy con người đã từng sống trên Sao Hoả”. Tờ báo cho biếttheo một nhà khoa học [mà thực chất người này khơng tồn tại] thì bức ảnh này do phihành đoàn nghiên cứu Sao Hoả chụp được [thực chất thì con tàu nghiên cứu Sao Hoảđã khơng thể bay vào quỹ đạo của nó] và nó cho thấy người Sao Hoả đã xâm lược tráiđất 200.000 năm trước đây nhưng nó đã bị tịch thu để tránh gây ra “sự hoảng loạn chonhân loại”.Khoa học giả hiệu vẫn đang tồn tại ở khắp nơi trên toàn thế giới. Rất nhiều người,trong đó có cả những người giàu có và có quyền lực, những nhà trí thức vẫn tin tưởngvà tìm kiếm lời khun của những người “có năng lực siêu nhiên”.Thế giới cịn biết bao điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá. Theo các họcthuyết của Đac-uyn về sự chọn lọc tự nhiên, một số loài có thể tồn tại và phát triểntrong một thời gian rất dài, nhưng một số lồi lại nhanh chóng biến mất khỏi trái đất.Lịch sử cũng đã cho thấy những con người tưởng chừng như tầm thường nhất lại cóthể là những con người có khả năng thay đổi thế giới này [1] [Carl Sagan, 1997].1.1.1. Khái niệm về khoa họcThuật ngữ “Khoa học” là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhaucủa q trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng.Trong lịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khoahọc, tổng hợp và khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoa học như sau:“Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quát hoá từ thựctiễn kiểm nghiệm. Khoa học phản ánh dưới dạng lôgic, trừu tượng và khái quát nhữngthuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật tự nhiên, xãhội và tư duy. Đồng thời, khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháptác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thếgiới đó phục vụ cho lợi ích của con người”.1. Khoa học là hệ thống những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội vàtư duy được tích luỹ trong lịch sử. 16phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcKhoa hc cú ngun gốc sâu xa từ trong thực tiễn lao động sản xuất, những hiểubiết [tri thức] ban đầu thường được tồn tại dưới dạng kinh nghiệm.- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiêntrong đời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết cách phảnứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sâu vào bản chất sựvật, song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức khoahọc.- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và đượckhái quát nhờ hoạt động NCKH. Nó khơng phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinhnghiệm mà là sự khái qt hố các q trình ngẫu nhiên, rời rạc thành hệ thống các trithức phản ánh bản chất về sự vật, hiện tượng. Các tri thức khoa học được tổ chứctrong khuôn khổ bộ môn khoa học.Như vậy, khoa học ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển cùng với sự vậnđộng, phát triển của thực tiễn. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp, thậm chí nó vựơt lên trước hiện thực hiện có. Vai trị của khoa học ngày càng giatăng và đang trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội.2. Khoa học là một q trình nhận thức: tìm tịi, phát hiện các quy luật của sựvật, hiện tượng và vận dụng các quy luật để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tácđộng vào các sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học chỉ tìmthấy chân lý khi áp dụng được các lý thuyết của mình vào thực tiễn một cách có hiệuquả.3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội: là một bộ phận hợp thành của ýthức xã hội. Nó tồn tại mang tính chất độc lập tương đối và phân biệt với các hình tháiý thức xã hội khác ở đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hộiriêng biệt. Nhưng nó có mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các hình thái ý thức xãhội khác, tác động mạnh mẽ đến chúng. Ngược lại, các hình thái ý thức xã hội kháccũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học, đặc biệt đối với sự truyền bá, ứngdụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.4. Khoa học là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc thù: làhoạt động sản xuất mang tinh thần mà sản phẩm của nó ngày càng tham gia mạnh mẽvà đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất vật chất thông qua sựđổi mới hình thức, nội dung, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ và làm thay đổi chính cả bảnthân con người trong sản xuất. Xuất phát từ đó, xã hội yêu cầu phải tạo ra một đội ngũnhững người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chun mơn nhất định, có phươngpháp làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học [17] [Lưu Xn Mới, 2003].Tóm lại, tìm hiểu khoa học và dấn thân vào con đường khoa học vì những ýnghĩa lớn lao của khoa học:a]. Khoa học thúc đẩy kinh tế quốc gia và dân sự hố tồn cầu. Ngăn cản khoa họclà con đường tìm về với nghèo nàn và lạc hậu.b] Khoa học cung cấp những hệ thống cảnh báo sớm cần thiết về các mối đe doạnhư ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển tăng… 17c] Khoa học mang lại cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, giống loài, sựsống, hành tinh, vũ trụ.d] Giá trị của khoa học và giá trị của dân chủ là hồ hợp, trong vài trường hợpkhơng thể phân biệt được [2] [Merrilee H. Salmon, John Earman, Clark Glymour,James Lennox, Wesley C. Salmon, Kenneth F. Schaffner, James G. Lennox, PeterMachamer, J. E. McGuire, John D. Norton, 1995].1.1.2. Sự phát triển của khoa họcQuá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nhưngkhơng loại trừ nhau mà thống nhất với nhau:- Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức khoa học thành hệ thốngchung.- Xu hướng thứ hai là sự phân chia các tri thức khoa học thành những ngànhkhoa học khác nhau.Trong giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển của xãhội mà xu hướng này hay xu hướng khác nổi lên chiếm ưu thế.1. Thời Cổ đại: xã hội lồi người cịn sơ khai, lao động sản xuất còn đơn giản,những tri thức mà con người tích luỹ được chủ yếu là kinh nghiệm. Thời kỳ này, triếthọc là khoa học duy nhất tích hợp những tri thức của khoa học khác nhau như: hìnhhọc, cơ học, thiên văn học v.v2. Thời Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ sảnxuất phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ [chủ nghĩa duytâm thống trị xã hội]. Thời kỳ này khoa học bị giáo hội bóp nghẹt nên chậm phát triển,vai trò của khoa học đối với xã hội rất hạn chế và nó trở thành tơi tớ của thần học.3. Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa [thế kỷ XV – XVIII - thời kỳ Phục Hưng]: là thờikỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và cũng là thời kỳ mà giai cấp tư sản từngbước xác lập vị trí của mình trên vũ đài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủnghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học, khoa học từng bước thoát ly khỏi thầnhọc, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ ràng, nhiều ngành khoa học xuất hiện.PPNCKH chủ yếu được sử dụng trong thời kỳ này là phương pháp tư duy siêu hình cơ sở triết học để giải thích các hiện tượng xã hội.4. Thời kỳ Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất [từ giữa thế kỷ XVIII đếnthế kỷ XIX - còn gọi là thời kỳ phát triển tư bản công nghiệp]: đây là thời kỳ có nhiềuphát minh khoa học lớn [định luật bảo tồn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá...]và xuất hiện nhiều phương tiện NCKH. Sự phát triển của khoa học đã phá vỡ tư duy siêuhình và thay vào đó là tư duy biện chứng; khoa học có sự thâm nhập lẫn nhau để hìnhthành những mơn khoa học mới như: tốn - lý, hóa - sinh, sinh - địa, hố - lý, tốn kinhtế, xã hội học chính trị...5. Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại [từ đầu thế kỷ XX đến nay]:Thời kỳ này khoa học và kỹ thuật phát triển theo hai phương hướng: 18phơng pháp luận nghiên cứu khoa họca] Tip tc hon thiện và nâng cao nhận thức của con người trong nghiên cứu cáccấu trúc khác nhau của vật chất, khoa học đi sâu vào tìm hiểu thế giới vi mơ, hồnthiện các lý thuyết về ngun tử, về điện, sóng, từ trường... và nghiên cứu sự tiến hoácủa vũ trụ.b] Chuyển kết quả NCKH vào sản xuất một cách nhanh chóng, đồng thời ứngdụng chúng một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội.Đặc điểm nổi bật cuả thời kỳ này là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp, trở thành tiền đề, điểm xuất phát cho nhiều ngành sản xuất vật chất mới.Song cũng chính sự phát triển nhanh chóng của khoa học lại làm nảy sinh những vấnđề mới như: ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài ngun... Vì vậy, cần có sựquan tâm đầy đủ đến mối quan hệ giữa khai thác và tái tạo tự nhiên, bảo vệ môitrường, làm cho khoa học gắn bó hài hồ với mơi trường sinh sống của con người.Tóm lại: Khoa học là hệ thống những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hộivà tư duy, về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức vàlàm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.Các tiêu chí nhận biết một khoa học [bộ mơn khoa học]:- Có một đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bản thân sự vật hoặchiện tượng được đặt trong phạm vi quan tâm của mơn khoa học.- Có hệ thống lý thuyết: Lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học bao gồm nhữngkhái niệm, phạm trù, quy luật, định luật, định lý, quy tắc... Hệ thống lý thuyết của mộtbộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận kế thừa từ các khoa học khác vàbộ phận mang nét đặc trưng riêng cho bộ mơn khoa học đó.- Có một hệ thống phương pháp luận: Phương pháp luận của bộ môn khoa họcbao gồm hai bộ phận là phương pháp luận riêng và phương pháp luận thâm nhập từcác bộ môn khoa học khác.- Có mục đích ứng dụng: Do khoảng cách giữa khoa học và đời sống ngày càngrút ngắn mà người ta dành nhiều mối quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu chưa biết trước được mục đích ứng dụng[chẳng hạn nghiên cứu cơ bản thuần t]. Vì vậy, khơng nên vận dụng một cách máymóc tiêu chí này [17] [Lưu Xuân Mới 2003].1.1.3. Phân loại khoa họcPhân loại khoa học là chỉ ra mối liên hệ tương hỗ giữa các ngành khoa học trên cơsở những nguyên tắc xác định; là sự phân chia các bộ môn khoa học thành nhữngnhóm bộ mơn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó để nhận dạng cấu trúc của hệthống tri thức, xác định vị trí mỗi bộ mơn khoa học để xác định con đường đi đến khoahọc; là ngôn ngữ quan trọng cho các cuộc đối thoại về NCKH, thông tin, tư liệu, phânngành đào tạo, tổ chức và quản lý khoa học, hoạch định chính sách khoa học v.v...Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc:- Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc điểmcủa đối tượng nghiên cứu của từng bộ mơn khoa học và qu trình vận động, phát triển 19của từng bộ mơn khoa học đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn, không được táchrời khoa học với đời sống.- Nguyên tắc phụ thuộc đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát triển củađối tượng nhận thức của khoa học và mối liên hệ biện chứng chuyển tiếp lẫn nhau giữachúng.Tuỳ theo mục đích nhận thức hoặc mục đích sử dụng mà có nhiều cách phân loạikhoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định.Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau:1] Cách phân loại của Aristốt [384 - 322 trước công nguyên - thời Hy Lạp cổđại] theo mục đích ứng dụng của khoa học, có 3 loại:- Khoa học lý thuyết gồm: siêu hình học, vật lý học, tốn học... với mục đích tìmhiểu khám phá tự nhiên.- Khoa học sáng tạo gồm: tu từ học, thư pháp, biện chứng pháp... với mụcđích sáng tạo tác phẩm.- Khoa học thực hành gồm: đạo đức học, kinh tế học, chính trị học, sử học... vớimục đích hướng dẫn đời sống.2] Cách phân loại của K. Marx có 2 loại:- Khoa học tự nhiên: có đối tượng là các dạng vật chất và các hình thức vận độngcủa các dạng vật chất đó được thể hiện trong giới tự nhiên cùng những mối liên hệ vàquy luật giữa chúng như cơ học, toán học, sinh vật học,...- Khoa học xã hội hay khoa học về con người: có đối tượng là những sinh hoạtcủa con người cùng những quy luật, những động lực phát triển của xã hội như sử học,kinh tế học, triết học, đạo đức học...3] Cách phân loại của B.M. Kêdrôv [trong ''Triết học bách khoa toàn thư'' Nhàxuất bản ''Bách khoa toàn thư Liên Xơ'', Matxcơva, 1964] có các loại:- Khoa học triết học: Biện chứng pháp, lơgic học...- Khoa học tốn học: lơgic toán học và toán học thực hành [toán học bao gồm cảđiều khiển học].- Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật:+ Cơ học và cơ thực nghiệm ;+ Thiên văn học và vũ trụ học;+ Vật lý thiên văn;+ Vật lý học;+ Hoá lý;+ Hoá lý và lý kỹ thuật;+ Hố học và khoa học quy trình hố kỹ thuật với luyện kim;+ Hoá địa chất;+ Địa chất học và cơng nghiệp mỏ;+ Địa lý học;+ Hố sinh học; 20phơng pháp luận nghiên cứu khoa học+ Sinh hc v khoa học nông nghiệp;+ Sinh lý học người và y học;+ Nhân loại học.- Khoa học xã hội gồm: lịch sử, khảo cổ học, nhân chủng học, địa lý kinh tế, thống kêkinh tế xã hội...- Khoa học về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, gồm:+ Kinh tế chính trị học ;+ Khoa học về nhà nước pháp quyền ;+ Lịch sử nghệ thuật và giảng dạy nghệ thuật ;+ Ngôn ngữ học ;+ Tâm lý học và khoa học sư phạm ;+ Các khoa học khác....4] UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học có 5 nhóm:- Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác ;- Nhóm các khoa học kỹ thuật và cơng nghệ ;- Nhóm các khoa học về sức khoẻ [y học] ;- Nhóm các khoa học nơng nghiệp ;- Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn.5] Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo có:- Khoa học cơ bản ;- Khoa học cơ sở của chuyên ngành ;- Khoa học chun ngành [chun mơn].Ngồi các cách phân loại kể trên, cịn có những cách tiếp cận phân loại theonguồn gốc hình thành khoa học; phân loại theo mức độ khái quát của khoa học; phânloại theo tính tương tác giữa các khoa học...Mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức riêng có ý nghĩa ứng dụngnhất định, nhưng đều chỉ ra được mối liên hệ giữa các khoa học, là cơ sở để nhận dạngcấu trúc của hệ thống tri thức khoa học. Sự phát triển của khoa học luôn dẫn đến sựphá vỡ ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, do đó mọi cách phân loại cầnđược xem như hệ thống mở, phải luôn luôn được bổ sung và phát triển.1.2. CƠNG NGHỆ1.2.1. Khái niệm về cơng nghệ1. Kỹ thuật:Trong những ngày đầu cơng nghiệp hóa, người ta sử dụng rất phổ biến thuật ngữkỹ thuật [Engineering] với ý nghĩa là các giải pháp thực hiện một loại công việc haycông cụ được sử dụng trong sản xuất để làm tăng hiệu quả sản xuất.Thí dụ: Kỹ thuật bơi trơn chống ăn mòn kim loại trong các chi tiết máy.Ngày nay, thuật ngữ "Kỹ thuật'' hầu như chỉ còn giữ lại một ý nghĩa hẹp nhưđịnh nghĩa sau:''Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thốnghoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá 21trình sản xuất, quản lý hoặc thương mại, cơng nghiệp hoặc trong các lĩnh vực khácnhau cuả đời sống xã hội''.Thuật ngữ kỹ thuật mang một ý nghĩa hẹp hơn: nó chỉ những yếu tố vật chất vàvật thể, chẳng hạn như máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận hành của con người.Khi xuất hiện thuật ngữ công nghệ sản xuất, lúc đầu nó được hiểu là quy trình kỹthuật dùng trong dây chuyền sản xuất, về sau khái niệm công nghệ sản xuất được hiểutheo nghĩa rộng hơn và dần ổn định như ngày nay.2. Công nghệTheo quan điểm của ESCAP [Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - TháiBình Dương], thì cơng nghệ sản xuất là tất cả những gì liên quan đến việc biến đổi tàinguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quy trình sản xuất. Hệ thống cơng nghệsản xuất bao gồm 4 phần:a] Phần kỹ thuật [Technoware]: Hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ của các dâychuyền sản xuất.b] Phần thông tin [Infoware]: Thông tin về quy trình sản xuất hay các bí quyết kỹthuật cho một hệ sản xuất.c] Phần con người [Humanware]: Trình độ tay nghề, kỹ năng của người lao độngtrực tiếp.d] Phần tổ chức [Orgaware]: Trình độ tổ chức quản lí, điều hành sản xuất của cácnhà máy, xí nghiệp, cơng ty…Cơng nghệ [Technology] là thuật ngữ gọi tắt của công nghệ sản xuất bao gồm haiphần: phần kỹ thuật và phần thông tin. Phần kỹ thuật của công nghệ gọi là phần cứng[Hardware]. Phần thông tin của công nghệ gọi là phần mềm [Software].Như vậy, công nghệ là hệ thống thiết bị kỹ thuật và thơng tin về quy trình sảnxuất được áp dụng trong quá trình chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng hố vàdịch vụ.Về bản chất, cơng nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu khoa họcvào sản xuất. Công nghệ là sản phẩm của lao động trí tuệ sáng tạo của con người tronglĩnh vực sản xuất. Công nghệ là tổ hợp nhiều cơng đoạn của quy trình ứng dụng kiếnthức khoa học vào sản xuất và phương tiện để chế biến tài ngun vật chất thành sảnphẩm hàng hố.Khái niệm cơng nghệ được sử dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sốngcon người. Công nghệ được dùng không chỉ trong sản xuất vật chất mà còn trong các hoạtđộng xã hội. Thí dụ: cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ quản lí, cơngnghệ giáo dụcTuy nhiên, công nghệ luôn gắn chặt với công nghiệp. Công nghiệp và công nghệlà hai mặt của một thực thể thống nhất. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp, cịncơng nghiệp là phương thức chuyển tải cơng nghệ vào cuộc sống.Hiện đại hố gắn chặt với cơng nghiệp hố nền sản xuất, vì nịng cốt của hiện đạihố là cơng nghiệp hố. Cơng nghiệp hố phải dựa vào cơng nghệ tiên tiến ở trình độ 22phơng pháp luận nghiên cứu khoa họccao. Cụng nghip hin đại với công nghệ cao mà hệ trung tâm là máy tính điện tử, tạokhả năng tự động hố hồn toàn trong các dây chuyền sản xuất, đem lại năng suất vàhiệu quả sản xuất rất lớn.Trong nền công nghiệp hiện đại một phần lao động sức lực và trí tuệ giao chomáy móc đảm nhiệm. Rơbốt thơng minh thay vị trí con người trong những lao độngchính xác nặng nhọc và độc hại. Những dây chuyền cơ điện tử [Mechatronic] điềukhiển bằng máy tính, hồn tồn tự động từ khâu tính tốn, thiết kế đến khâu nhập vậtliệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra thành phẩm nhập kho. Con người đứng bên cạnh dâychuyền làm nhiệm vụ chỉ huy, điều chỉnh và kiểm tra chúng, từ đó xuất hiện thuật ngữcông nghệ cao.Công nghệ cao là một khái niệm nói về nền sản xuất ở trình độ tinh xảo nhất vớinhững đặc điểm sau đây:+ Hệ thống thiết bị được thiết kế tự động hồn tồn, máy móc có kết cấu phứctạp nhưng vận hành đơn giản.+ Quy trình kỹ thuật sản xuất hết sức tinh vi [các bí quyết cơng nghệ…].+ Máy móc, thiết bị sản xuất tiêu thụ rất ít năng lượng, nguyên vật liệu sản xuấtđược sử dụng rất tiết kiệm và nguyên liệu tái tạo được sử dụng nhiều nhất.+ Năng xuất lao động rất cao, sản phẩm hàng hố có chất lượng tốt.+ Nhà máy được thiết kế khép kín, phế thải được tinh lọc, không gây ô nhiễm môitrường.Nền sản xuất với công nghệ hiện đại có hàm lượng trí tuệ cao. Nếu trước đâyhiệu quả kinh tế dựa chủ yếu vào vốn đầu tư và sức lao động đơn giản, nặng nhọcchiếm tới 60% đến 70% cơ cấu giá thành, thì ngày nay trong sản phẩm công nghệ caochất xám chiếm 70 đến 75% cơ cấu ấy. Có những mặt hàng như: điện tử, tin học, dượcphẩm… nguyên liệu chiếm 1-3% giá thành, sức lao động 12%, còn lại dành cho đầu tưkiến thức mua bí quyết cơng nghệ, thực hành thí nghiệm, sản xuất thử.Hiện tại các nước phát triển đang chú trọng vào những mũi nhọn sau đây:- Công nghệ điện tử, tin học, viễn thơng, trong đó có cơng nghệ thơng tin, tự độnghố…;- Cơng nghệ sản xuất vật liệu mới như: chất dẻo, kim loại mới, gốm và vật liệu tổ hợp[Compozit];- Công nghệ sinh học bao gồm: kỹ thuật vi sinh, sinh học phân tử và công nghệgen;- Công nghệ sản xuất năng lượng mới như: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặttrời, năng lượng sức gió…;- Công nghệ hàng không vũ trụ bao gồm: sản xuất các phương tiện vận chuyểntrong và ngồi khí quyển, nghiên cứu sử dụng tài ngun ngồi trái đất.- Cơng nghệ bảo vệ môi trường…Mục tiêu lâu dài của Việt Nam là CNH, HĐH đất nước nhằm “cải biến nước tathành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tếhợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ sản xuất, mức sống vật chất và 23tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc” [Nghị quyết TW 7]. Vì vậy chúng taphải thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm:- Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạtđộng xã hội.- Phát triển khả năng, điều kiện tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao của cácnước tiên tiến.- Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sống của conngười.- Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, tạo thành năng lực nội sinh,tiếp thu công nghệ mới và ra quyết định chính xác trong quản lý xã hội.- Tăng cường chất lượng sản xuất hàng hoá.- Đưa khoa học và kỹ thuật hỗ trợ miền núi, vùng dân tộc ít người.Các nhà khoa học dự báo hướng đi của công nghệ Việt Nam trong những năm đầucủa thế kỉ XXI sẽ là:- Phát triển các công nghệ phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp và dịchvụ điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ thông tin vi điện tử và tự động hố;- Phát triển cơng nghệ vi sinh, tế bào, gen… phục vụ cho ngành nông nghiệp laitạo giống mới, ngành công nghiệp bảo quản và chế biến thực phẩm…;- Phát triển công nghệ dịch vụ khai thác, chế biến tài nguyên quý, hiếm như: dầumỏ, khoáng sản quý và chế tạo vật liệu mới;- Công nghệ bảo vệ môi trường [21] [Phạm Viết Vượng, 2004].1.2.2. Chuyển giao công nghệCách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Thanggiá trị xã hội được đo bằng trí tuệ. Trí tuệ đã trở thành sản phẩm cao cấp có giá trị vàgiá trị sử dụng. Sản phẩm trí tuệ đã có mối giao lưu trên thị trường hiện đại và bảnthân nó cũng tạo ra thị trường có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Các nhà tương lai họckhẳng định: Tương lai sẽ thuộc về dân tộc nào có tiềm lực trí tuệ cao, chứ khơng thuộcvề những nước giàu có tài ngun, bởi vì trí tuệ con người là cơ sở thật sự cho mọi sựphát triển khoa học và kinh tế - xã hội.Việc ứng dụng các thành tựu khoa học đã làm rút ngắn thời gian đổi mới công nghệ.Khả năng thay đổi công nghệ được dự tính trước. Máy móc có tính mềm dẻo, linh hoạt,phụ kiện dễ thay thế, đảm bảo không bị lạc hậu so với công nghệ mới. Việc đổi mới côngnghệ diễn ra nhanh chóng kể cả số lượng và tốc độ trên phạm vi tồn thế giới từ đó tạo nênq trình chuyển giao cơng nghệ. Chuyển giao cơng nghệ là nơi gặp gỡ giữa khoa học vàthị trường.Về bản chất, chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, thơngqua dịch vụ thương mại có tổ chức.Chuyển giao công nghệ theo khái niệm của UNESCO bao hàm: chuyển giaothiết kế kỹ thuật, chuyển giao kiến thức về quy trình sản xuất, chuyển giao kinhnghiệm tổ chức quản lý và hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, 24phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcchuyn giao cụng ngh chú trọng hai phần một cách đồng bộ: phần kỹ thuật và phầnthông tin.Phần kỹ thuật được chuyển giao bằng dịch vụ thương mại thông thường, phầnthông tin được chuyển giao bằng những thoả thuận của hai bên chuyển giao và tiếpnhận.Chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi hai nguồn:+ Nguồn thứ nhất, chuyển giao từ nơi phát minh đến các xí nghiệp ứng dụng sảnxuất gọi là chuyển giao dọc. Nội dung công nghệ theo con đường chuyển giao dọchoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất. Đây là con đường ngắn nhất củachu trình nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, con đường này chứa những yếu tố mạohiểm vì cơng nghệ mới chưa được thử thách.+ Nguồn thứ hai, chuyển giao từ cơ sở sản xuất có trình độ cơng nghệ cao đến cơsở sản xuất còn yếu kém, gọi là chuyển giao ngang. Nguồn chuyển giao này ít mạohiểm hơn vì cơng nghệ được thực tiễn thử thách, nhưng bên mua công nghệ thường bịthua thiệt, bởi vì trong thị trường cạnh tranh khơng một xí nghiệp nào lại bán bí quyếtcơng nghệ mới nhất cho đối thủ cạnh tranh.Cho nên trong quá trình chuyển giao cơng nghệ ở nước ta, đặc biệt là q trìnhnhập ngoại cơng nghệ phải thận trọng và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước,thể hiện trong các nguyên tắc dưới đây:- Công nghệ nhập ngoại phải là cơng nghệ tiên tiến, nếu đạt tới trình độ tiên tiếnnhất thì đó là điều lý tưởng;- Cơng nghệ nhập ngoại phải giúp ta tận dụng hết các nguồn lực sản xuất trongnước;- Công nghệ nhập ngoại phải thúc đẩy sự phát triển công nghệ quốc gia;- Công nghệ nhập ngoại phải phù hợp với trình độ sản xuất của công nhân ViệtNam và đem lại hiệu quả cao;- Công nghệ nhập ngoại không gây ô nhiễm môi trường.Chuyển giao công nghệ được thực hiện cả ở trong nước và quốc tế. Chuyển giaocơng nghệ có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với từng quốc gia và với cả thế giới.Với ý nghĩa văn hoá - khoa học, chuyển giao cơng nghệ vừa kích thích q trìnhlao động sáng tạo của các nhà khoa học, nó vừa thúc đẩy quá trình sản xuất bằng việcứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học. Chuyển giao cơng nghệ đảm bảo tínhpháp lý của các chủ thể sáng tạo và quyền sử dụng hợp pháp các thành quả khoa học ởcác cơ sở sản xuất.Với ý nghĩa kinh tế - thương mại, nó giúp mở rộng sự hợp tác giao lưu kinh tế khoa học - kỹ thuật giữa các khu vực trong nước và quốc tế, từ đó làm rút ngắnkhoảng cách sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuậtgiữa các khu vực và tạo điều kiện để các quốc gia cùng phát triển.Ở thập niên này, Châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ giao lưu của các lànsóng chuyển giao cơng nghệ làm cho khu vực này có triển vọng trở thành nơi có nhịp 25độ phát triển kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam chúng ta ởtrong khu vực phát triển đó.Để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước, một trong những con đường quantrọng của chúng ta là phải nhập công nghệ tiên tiến, với chiến lược chung là: Bước đầuthích nghi với cơng nghệ nước ngồi để áp dụng có kết quả vào sản xuất, dần dần cảitiến cơng nghệ nhập ngoại để có sản phẩm tốt hơn, khi năng lực KH&CN đủ mạnh thìvươn lên sáng tạo cơng nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh với cơng nghệ thế giới.Q trình chuyển giao công nghệ thành công ở Nhật Bản và các nước Đông NamÁ được thực hiện trong khoảng 30 năm. Với kinh nghiệm cuả thế giới và tiềm lực củabản thân, chúng ta có thể thực hiện q trình đó nhanh hơn.Chuyển giao cơng nghệ là hoạt động phức tạp có các mức độ, chiều sâu khácnhau, đó là: trao kiến thức, trao phương tiện kỹ thuật, trao chìa khố sau khi xây dựngnhà máy, trao chìa khố sau khi đã sản xuất ra sản phẩm, trao thị trường truyền thốngtiêu thụ sản phẩm, mức sâu nhất là đầu tư tư bản.Chúng ta đang tranh thủ tối đa mọi khả năng của chuyển giao cơng nghệ để nhanhchóng phát triển kinh tế, tiến kịp trình độ các nước trong khu vực1.2.3. So sánh ý nghĩa giữa khoa học và công nghệCác nhà xã hội học xem xét công nghệ như một thiết chế xã hội quy định sự phâncông lao động xã hội, cơ cấu cơng nghệ và cơng nghiệp.Có thể so sánh về mặt ý nghĩa KH&CN: công nghệ đã được xác nhận qua thửnghiệm đã được kiểm chứng, là khơng cịn rủi ro về mặt kỹ thuật thực hiện - nghĩa làđã qua giai đoạn nghiên cứu để bước vào giai đoạn vận hành ổn định, đủ điều kiện khảthi về mặt kỹ thuật để chuyển giao cho người sử dụng. So sánh các đặc điểm khoa họcvà công nghệ [15] [Vũ Cao Đàm, 2005]:Bảng 1.1: So sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệT Khoa họcCông nghệT1Lao động linh hoạt và tính Lao động bị định khuôn theo quy định.sáng tạo cao2Hoạt động khoa học luôn Hoạt động công nghệ được lặp lại theo chuđổi mới, khơng lặp lạikỳ.3NCKH mang tính xác suất. Điều hành cơng nghệ mang tính xác định.4Có thể mang mục đích tự Có thể khơng mang tính tự thân.thân5Phát minh khoa học tồn tại Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêumãi mãi với thời gian.vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật6Sản phẩm khó được định Sản phẩm định hình theo thiết kế.hình trước.7Sản phẩm mang đặc trưng Đặc trưng của sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào.thông tin. 26phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcCng cn nhn mnh thêm rằng:- Khoa học ln hướng tới tìm tịi tri thức mới;- Cơng nghệ hướng tới tìm tịi quy trình tối ưu;Đấy cũng là đích đi tới của NCKH.1.3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNCKH là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, là một hoạt động trí tuệ đặcthù; nó tuân theo những quy luật chung nhất của sự nhận thức, tuân theo những quyluật sáng tạo khoa học và tuân theo những quy luật chung, phổ biến của lơgic nghiêncứu một đề tài khoa học nói riêng. Đồng thời NCKH cũng chịu sự chi phối của nhữngquy luật đặc thù của việc nghiên cứu đối tượng, chịu sự chi phối của tính chất riêngcủa đối tượng nghiên cứu.Thành tựu của NCKH là do các cơng trình nghiên cứu cụ thể vun đắp nên. Hiệuquả của một cơng trình lý thuyết hay thực nghiệm phụ thuộc vào việc tổ chức, điềukhiển và điều chỉnh tối ưu lôgic của công trình NCKH đó.HVCH làm LVThS, NCS viết các chun đề và LATS v.v... đều được xem là mộtcơng trình khoa học. Q trình làm những cơng việc này cũng được gọi là NCKH [15][Vũ Cao Đàm, 2005].1.3.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa họcNCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thùbằng những PPNC nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đíchnhững điều mà con người chưa biết đến [hoặc biết chưa đầy đủ], tức là tạo ra sảnphẩm mới dưới dạng tri thức mới, có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chấtsự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới vàphương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của conngười.NCKH là loại hoạt động đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ đó là cơng việc tìm kiếm nhữngđiều chưa biết và người nghiên cứu hồn tồn khơng thể hình dung được, hoặc khơng thểhình dung thật chính xác kết quả dự kiến. Điều này khác biệt hoàn toàn với hàng loạt hoạtđộng khác trong đời sống xã hội, chẳng hạn, khi xây dựng một toà nhà thì người kỹ sư xâydựng đã hình dung rất rõ cơng trình của mình, từ địa điểm xây dựng, hướng nhà, diện tíchxây dựng, phong cách kiến trúc, kết cấu, bố trí nội thất, bố trí ngoại thất và chi phí xâydựng.Có thể nói, NCKH là sự tìm tịi, khám phá trong một thế giới hoàn toàn chưađược biết đến và kết quả tìm kiếm ra sao cũng khơng thể dự kiến trước một cách chitiết.Chính vì vậy, mà trong NCKH, mỗi người nghiên cứu cần đưa ra một hoặc mộtsố nhận định sơ bộ về kết quả nghiên cứu cuối cùng, gọi đó là giả thuyết nghiên cứuhoặc giả thuyết khoa học. 27Giả thuyết nghiên cứu hoặc giả thuyết khoa học là một phán đoán về bản chấtđối tượng nghiên cứu. Theo phán đốn này, người nghiên cứu tiếp tục đi tìm kiếm cácluận cứ để chứng minh. Rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ xác nhận giả thuyết khoa họcđặt ra ban đầu là đúng. Khi đó, người nghiên cứu khẳng định được luận điểm khoahọc của mình. Nhưng rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ phủ định hồn tồn phán đốnban đầu, tức giả thuyết khoa học, khi đó, người ta nói, giả thuyết khoa học bị bác bỏ.Rốt cuộc, tồn bộ q trình NCKH chẳng qua là quá trình tìm kiếm các luận cứ đểchứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học, tức luận điểm khoa học của tác giả.Như vậy, trong quá trình tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề khoa học, mỗingười có thể đưa ra những cách giải thích khác nhau. Kết thúc của quá trình nghiêncứu sẽ xác nhận một giả thuyết được chứng minh là đúng, một số giả thuyết khác đượcchứng minh là sai. Trong NCKH, một giả thuyết bị bác bỏ cũng là một kết quả nghiêncứu. Một giả thuyết bị chứng minh là sai có nghĩa rằng, người nghiên cứu đã chứngminh không tồn tại bản chất đó trong khoa học. Như vậy, chứng minh giả thuyếtkhoa học, thường khi cũng nói chứng minh luận điểm khoa học luôn là một nhiệmvụ của người nghiên cứu, là nội dung cơ bản, xuyên suốt quá trình NCKH, là cơngviệc nhất thiết phải thực hiện trong q trình NCKH.Cuối cùng, một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoahọc. Mỗi người nghiên cứu phải biết trình bày luận điểm khoa học của mình.Quá trình NCKH được thực hiện theo 4 bước như sau:Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu;Bước 2: Xây dựng luận điểm khoa học;Bước 3: Chứng minh luận điểm khoa học;Bước 4: Trình bày luận điểm khoa học.1.3.2. Phân loại nghiên cứu khoa họcCó nhiều cách phân loại NCKH. Trong phần này sẽ đề cập hai cách phân loại:theo chức năng nghiên cứu và theo các giai đoạn nghiên cứu .1. Phân loại theo chức năng nghiên cứuNghiên cứu mô tả là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạngsự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác.Nội dung mơ tả có thể bao gồm mơ tả hình thái, động thái, tương tác; mơ tả định tínhtức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng vềlượng của sự vật.Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sựhình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thíchcó thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quyluật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.Nghiên cứu giải pháp là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từngtồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và giải thích mà ln hướng vào sựsáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới. 28phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcNghiờn cu d bỏo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vậttrong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiêncứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết qủa dự báo có thể do nhiều nguyênnhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do luận cứ bị biến dạngtrong sự tác động của các sự vật khác; mơi trường cũng ln có thể biến động, v.v...2. Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứuTheo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta phân chia thành nghiên cứu cơ bản;nghiên cứu ứng dụng và triển khai.Nghiên cứu cơ bản [fundamental research, cũng gọi là basic research] là nhữngnghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nộibộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật này với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bảncó thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lýthuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Ví dụ:Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ, Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư…Nghiên cứu cơ bản được phân chia thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiêncứu cơ bản định hướng.Nghiên cứu cơ bản thuần tuý hoặc nghiên cứu thuần tuý [pure fundamentalresarch hoặc pure research] được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc nghiên cứu cơbản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức,chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.Nghiên cứu cơ bản định hướng [oriented fundamental research], là những nghiêncứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tàinguyên, kinh tế, xã hội, v.v… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng.Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành nghiên cứu nền tảng [backgroundresearch] và nghiên cứu chuyên đề [thematic research].Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sựvật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, đạidương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nềntảng.Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụtrạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừadẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà cịn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩathực tiễn.Nghiên cứu ứng dụng [applied research] là sự vận dụng quy luật được phát hiện từnghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giảipháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩarộng nhất của thuật ngữ này; có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổchức và quản lý. Một số giải pháp cơng nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ýrằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quảnghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì cịn phải tiến hành một loại hình nghiên cứukhác, có tên gọi là triển khai. 29Triển khai [cũng gọi là technological experimental development, cũng gọi làexperimental development, nói tắt là development], cịn gọi là triển khai thực nghiệm,là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu [prototype] với những tham sốkhả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn:Tạo vật mẫu [prototype], là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm,chưa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mơ áp dụng.Tạo cơng nghệ còn gọi là giai đoạn “làm pilot’’, là giai đoạn tìm kiếm và thửnghiệm cơng nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu [prototype] vừa thành công tronggiai đoạn thứ nhất.Sản xuất thử loạt nhỏ, còn gọi là sản xuất “Serie 0’’ [Loạt 0]. Đây là giai đoạnkiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thường gọi là quy mơ sản xuấtbán đại trà, cịn được gọi là quy mơ bán cơng nghiệp. Tồn bộ các loại hình nghiêncứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ trên Hình1.1.Nghiờn cứucơ bản thuần tuýNghiờn cứucơ bảnNghiờn cứunền tảngNghiên cứucơ bản định hướngNghiờn cứuchuyờn đềNghiên cứuứng dụngLàm ra vật mẫu[Prototype]Triển khaiChế tạo cụng nghệđể chế tạo prototypeSản xuất loạt nhỏtheo prototypeHình 1.1: Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứuKhái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu công nghệ và nghiêncứu xã hội: chế tạo mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; thử nghiệm mộtphương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mơ hình quản lýmới tại một cơ sở được lựa chọn.Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được thống nhất sử dụng phổ biếntrên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ 30phơng pháp luận nghiên cứu khoa họcs lp k hoch nghiên cứu, cụ thể hoá các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữacác đối tác.Tuy nhiên, trên thực tế, trong một đề tài có thể chỉ tồn tại một loại nghiên cứu,song cũng có thể tồn tại cả ba lọai nghiên cứu, giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ,hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.1.3.3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học1. Đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu khoa họcTrong mọi trường hợp, sản phẩm của nghiên cứu khoa học là thông tin, bất kể đólà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học công nghệ.Xét về cơ sở lôgic, sản phẩm của NCKH bao gồm:- Các luận điểm của tác giả đã được chứng minh hoặc bị bác bỏ. Luận điểm khoahọc biểu hiện thơng qua những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc khoa học. Có thể lànhững định lý trong toán học [Định lý Thales, Định lý Ferma]; những định luật trongvật lý học [Định luật Newton]; những quy luật trong các nghiên cứu xã hội [Quy luậtgiá trị thặng dư của Marx, Quy luật bàn tay vô hình của Adam Smith]; những nguyênlý trong kỹ thuật [nguyên lý máy phát điện, nguyên lý động cơ phản lực], v.v…- Các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận điểm. Luận cứ là những sự kiệnkhoa học đã được kiểm nghiệm là đúng hoặc sai với luận điểm trong thực tế.Luận điểm hay luận cứ đều là những sản phẩm nghiên cứu [7] [E. Bright Wilson, Jr.,1991].2. Vật mang thông tinSản phẩm khoa học là thông tin. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếpvới thông tin, mà chỉ có thể tiếp xúc với thơng tin qua các phương tiện trung gian làvật mang thông tin. Mọi hoạt động liên quan đến việc xem xét hoặc đánh giá sản phẩmcủa NCKH đều được thực hiện thông qua các vật mang thông tin.Vật mang thông tin về các kết quả NCKH có thể bao gồm:Vật mang vật lý: sách báo, băng âm, băng hình. Chúng ta tiếp nhận được thông tinnhờ đọc, xem, nghe, v.v… thông qua những vật mang này.Vật mang công nghệ: một vật dụng được sản xuất ra cho chúng ta hiểu đượcnhững thông tin về ngun lý vận hành của nó, cơng nghệ và vật liệu được sử dụng đểchế tạo ra nó, v.v… Chúng ta không thể đọc được, không thể nghe hoặc xem đượcnhững thơng tin, mà chỉ có thể cảm nhận và hiểu được tất cả những thông tin liên quanđến vật phẩm này. Một cách quy ước, gọi đó là nhưng vật mang công nghệ.Vật mang xã hội: một người hoặc một nhóm người cùng nhau chia sẻ một quanđiểm khoa học, cùng đi theo một trường phái khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý tưởngkhoa học hoặc một bí quyết cơng nghệ. Chúng ta có thể hoặc khơng thể khai thácđược những thông tin từ họ. Đương nhiên, đây là loại vật mang rất đặc biệt, khác hẳnloại vật mang vật lý và vật mang công nghệ.3. Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu khoa học

Video liên quan

Chủ Đề