Hay bị lạnh bụng là bệnh gì

Có nhiều lúc chúng ta gặp phải cảm giác lạnh bất thường nhưng không biết rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem cảm giác lạnh của bạn như thế nào và nói lên điều gì về sức khỏe của bạn nhé.

1. Bạn có thường xuyên cảm giác lạnh?

Cảm giác lạnh có thể là phản ứng của cơ thể với một môi trường không phù hợp hoặc do thời tiết, nhưng điều này là rất bình thường. Tuy nhiên, cảm giác lạnh không rõ nguyên nhân lại là một vấn đề khác. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể bất chợt gặp cảm giác lạnh, ví dụ như ớn lạnh vùng cột sống khiến bạn rùng mình trong vài giây hoặc tay chân có cảm giác lạnh buốt. Hiện tượng này lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.

Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng luôn cảm thấy lạnh thì bạn cần hết sức chú ý những nguy cơ về sức khỏe mà chúng tôi sắp đề cập đến sau đây.

2. Những vấn đề của cơ thể khi gặp phải cảm giác lạnh bất thường

Luôn có cảm giác lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe. Thay vì phớt lờ, hãy quan tâm và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.

Một số liệt kê của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nguyên nhân có thể sẽ gây ra cảm giác lạnh cho bạn:

  • Suy giáp: Khi tuyến giáp rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể. Theo hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, vì tuyến giáp không tiết đủ hormone cần thiết nên làm cho các chức năng điều hòa trong cơ thể trong đó có điều hòa thân nhiệt bị chậm lại hoặc giảm hiệu quả, điều này khiến bạn cảm thấy ớn lạnh mà không hiểu lý do.
  • Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu sẽ dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Khi đó, các cơ quan không thể hoạt động bình thường, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và cảm thấy lạnh thường xuyên. Thiếu máu có thể do di truyền, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tim mạch.
  • Giảm lưu lượng tuần hoàn: điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong vài bệnh lý thường gặp: đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol. Vì dòng máu lưu thông trong cơ thể giảm nên các cơ quan không đủ oxy và không thể điều hòa nhiệt độ tối ưu được.
  • Mắc bệnh Raynaud: đây là loại bệnh khiến chúng ta cảm giác lạnh ở tay chân. Tay chân thậm chí có thể đổi màu đỏ hoặc xanh, tê liệt tạm thời hoặc đau đớn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như mũi, môi, tai...

Hay bị lạnh bụng là bệnh gì

Bệnh Raynaud khiến chúng ta cảm giác lạnh ở tay chân có thể khiến tay chân thể đổi màu đỏ hoặc xanh, tê liệt tạm thời

Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến bạn có cảm giác lạnh thường xuyên. Những lý do này đều liên quan đến thói quen sinh hoạt:

  • Lo âu và hoảng loạn: Khi bạn rơi vào những trạng thái tâm lý này, cơ thể sẽ toát mồ hôi, gây cảm giác lạnh. Người thường lo lắng, mất kiên nhẫn sẽ dễ gặp tình trạng này.
  • Thiếu ngủ cũng được đề cập đến như là lý do khiến bạn có cảm giác lạnh. Khi thiếu ngủ, chu kỳ sinh lý của cơ thể không diễn ra bình thường. Hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương khiến não điều khiển nhiệt độ cơ thể sai lệch.
  • Cơ thể quá gầy (Chỉ số cơ thể (BMI) thấp hơn 18,5 : Cơ thể không có đủ lượng chất béo cần thiết để duy trì thân nhiệt, bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ lạnh. Ngoài ra, đó cũng là biểu hiện của việc thiếu chất dinh dưỡng, gây tổn thương đến cơ thể. Nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu bạn quan tâm đến cân nặng hiện tại và chế độ ăn phù hợp.

3. Kết luận

Bất cứ tín hiệu nào mà cơ thể đã “gửi” đến cho bạn đều có thể là sự cảnh báo về một vấn đề sức khỏe. Trong cuộc sống thường ngày, vì nhiều lý do khiến chúng ta lơ là những tín hiệu ấy. Cảm giác lạnh cũng là một trong những biểu hiện mà chúng ta thường hay phớt lờ, mặc dù đó có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, hãy quan tâm nhiều hơn đến tình trạng này của mình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

  1. Đau bụng lạnh người : Đau bụng lạnh người cảnh báo nhiều bệnh lý không nên xem nhẹ. Đối với chứng đau bụng lạnh người, đặc biệt cảm giác đau nhiều ở hố chậu và bụng dưới thường cảnh báo chứng viêm ruột thừa, ở nữ giới có thể các bệnh lý phụ khoa như nang buồng trứng bị xoắn, viêm đại tràng cấp do amip, thủng ruột do thương hàn, tắc ruột, cơn đau quặn thận… Lạnh người khiến bạn run rẩy hoặc rùng mình như thể bạn đang rất lạnh. Run là một cách cơ thể tự bảo vệ mình khỏi lạnh. Nó làm cho các cơ linh hoạt và kéo dài ra như một cách để làm ấm chúng. Bạn có thể cảm thấy lạnh khi bị ớn lạnh hoặc bạn có thể rùng mình mà không cảm thấy lạnh. Ớn lạnh thường đi kèm với sốt. Những người bị đau bụng lạnh người thường bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng như vậy có thể gây viêm và kích ứng ở đường tiêu hóa hoặc tiết niệu. Ngoài ra còn có hiện tượng đau bụng lạnh người do các nguyên nhân như nhiễm độc chì, do dị ứng, do thiếu canxi hoặc ở các bệnh nhiễm khuẩn ( cảm, sốt rét, thương hàn…).

Hay bị lạnh bụng là bệnh gì
Những cơn đau bụng bất thường

II.Đau bụng từng cơn: Nếu xuất hiện một vài cơn đau bụng là điều hiển nhiên. Nhưng nếu đau bụng quằn quại, dữ dội từng cơn xuất hiện liên tục và kéo dài thì không được chủ quan. Bởi cơ thể đang cảnh báo bạn một số bệnh lý sau: -Nhiễm giun :Trường hợp phổ biến nhất có thể xảy ra đó là giun đang ký sinh trong bụng. Nếu giun chui ống mật sẽ gây ra đau bụng vùng trên, từng cơn có thể là đau dữ dội và ra nhiều mồ hôi. -Rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Sự co thắt bất thường của các cơ trong hệ tiêu hóa khiến cơ thể chịu một áp lực lớn gây Đau bụng từng cơn, đau quặn bụng kèm theo những thay đổi đại tiện. Ngoài ra còn có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn. -Hội chứng ruột bị kích thích do viêm đại tràng: Nguyên nhân do viêm đại tràng co thắt do rối loạn chức năng nhưng chưa có tổn thương. Triệu chứng của bệnh điển hình là đau quặn bụng từng cơn, có khi đau âm ỉ. Đôi khi sờ thấy có cục cứng phía bụng bên phải, đi kèm theo đó là táo bón hoặc tiêu chảy, đi ra máu. -Đau dạ dày cấp: Bụng đau từng cơn, tức căng và nóng ran tại vị trí vùng trên, xung quanh rốn là triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày cấp. Ngoài ra còn có biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn, ợ hơi, ợ chua. -Bệnh lý về gan mật: Các bệnh liên quan đến gan mật có biểu hiện bụng đau từng cơn như áp xe gan, túi mật, sỏi túi mật, ống mật,…Ngoài ra khi tụy gặp vấn đề hay cơ hoành co thắt, viêm ruột thừa cũng xuất hiện triệu chứng đau bụng từng cơn, đau dữ dội hoặc âm ĩ tùy theo mức độ của bệnh. -Các bệnh phụ khoa: Nếu xảy ra tình trạng bụng đau từng cơn dữ dội liên tục, nhất là đến thời kỳ kinh nguyệt thì nên lưu ý có thể mắc các bệnh phụ khoa sau: Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng các tế bào tử cung lạc ra ngoài rồi bám vào các khu không liên quan, sau đó phát triển và gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn. U xơ tử cung là hiện tượng các khối u xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung. Bệnh gây ra các cơn đau bụng, đôi khi kèm rong kinh rong huyết U nang buồng buồng trứng với biểu hiện đặc trưng là đau bụng từng cơn đi kèm với cảm giác nặng nề, tức căng, đồng thời đi kèm với rối loạn kinh nguyệt. Trường hợp nếu bạn thường xuyên đau từng cơn ở vùng bụng phía dưới cùng với cảm giác buồn tiểu, đau vùng tử cung,… thì rất có thể bạn đang bị viêm vùng chậu. Ung thư buồng trứng có dấu hiệu cảnh báo đáng ngờ nhất là đau bụng từng cơn. Nếu thực sự là vậy thì vô cùng nguy hiểm vì nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến khả năng cao phải cắt bỏ buồng trứng.

III. Đau bụng về đêm: Tình trạng đau bụng về đêm khá phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn một vài vấn đề sức khỏe. -Trào ngược axit: Đau bụng trên rốn về đêm sẽ gây ói, đầy hơi, đau họng… nhất là bạn đang trong “vùng đỏ” như: Thừa cân; Uống quá nhiều rượu; Nằm xuống ngay sau khi vừa dùng bữa: Ăn no quá mức, đặc biệt là gần giờ lên giường đi ngủ; Ăn nhiều thực phẩm dễ gây khó tiêu như các món cay, béo, chiên xào hoặc ăn sô cô la và uống cà phê…. Sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit, gây đau bụng về đêm - Loét ở bao tử, ruột: Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn cũng như khi bao tử “ bị đói” và ban đêm thường là khoảng thời gian thích hợp cho tình trạng này xảy ra, từ một số tác nhân như: Nhiễm vi khuẩn H. pylori; Lạm dụng hoặc sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) -Sỏi mật: Túi mật là một cơ quan nhỏ bên dưới gan có nhiệm vụ giải phóng mật, phục vụ cho quá tình tiêu hóa. Khi dịch mật tích tụ đủ lâu, chúng sẽ hình thành nên các khối sỏi cứng. Cơn đau bụng về đêm sẽ xảy ra khi sỏi mật gây tắc nghẽn trong hệ thống ống của túi mật, gan hoặc tuyến tụy. Bữa ăn nhiều chất béo thường làm cho các triệu chứng sỏi mật trở nên nghiêm trọng hơn. - Sỏi thận: Khi sỏi thận bắt đầu di chuyển vào niệu quản, bạn có thể bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng. Cơn đau đó có thể nhanh chóng lan đến vùng dạ dày và bụng về ban đêm. - Hội chứng ruột kích thích: Một số người mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ phải chịu đựng cảm giác đau bụng về đêm bên cạnh những triệu chứng quen thuộc khác, chẳng hạn như đầy bụng, ợ hơi… sau khi ăn. Hội chứng tiêu hóa này khá phổ biến, nhất là ở những người dưới 50 tuổi. -Do kinh hoặc lạc nội mạc tử cung: Tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, khi niêm mạc tử cung bị bong ra. Bên cạnh đó, nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung các mô của niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức bên ngoài tử cung, từ đó gây đau bụng kéo dài. -Viêm ruột thừa: Mặc dù hiếm gặp, đau bụng dữ dội xảy ra đột ngột và không có lý do rõ ràng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Đau bụng sự không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Do vậy mà thay vì lo lắng, bạn nên đi khám tại các cơ sở uy tín để biết rõ hơn về bất kỳ tình trạng không bình thường của cơ thể. Dù các cơn đau bụng là nhẹ hay nặng đi chăng nữa thì cũng là dấu hiệu để bạn biết rằng cơ thể đang có bất thường và cần đến BV và cần được các BS cần trực tiếp thăm khám,kiểm tra, chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả.