Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Tháng Hai 17, 2012 bởi Dương Ngọc Diệp Thảo

Tụy hình vòng bẩm sinh

Tình huống lâm sàng:
bé gái mới sinh ( sinh đủ tháng) được ghi nhận đầy bụng và hội chứng Trisomy 21.
Hình ảnh học :

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Chụp ảnh phóng xạ của bụng cho thấy 2 bong bóng khí ở vùng bụng trên kèm sự vắng mặt của khí ruột . Dấu hiệu "bong bóng đôi" cho thấy sự giãn nở của dạ dày góc ¼ trên trái và của tá tràng góc 1/4 trên phải.

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Hình ảnh CT của tụy hình vòng
Giải phẫu học:
Dựa trên kết quả X quang, mở bụng thám sát được thực hiện, cho thấy sự giãn nở rõ rệt ở dạ dày và tá tràng do tụy hình vòng chèn ép gây tắc nghẽn.

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Thảo luận

Tụy hình vòng,được mô tả lần đầu tiên bởi Tiedemann năm 1818, là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp chiếm 1% của tắc nghẽn đường ruột ở trẻ em. Tụy hình vòng thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Trong khoảng 50% các trường hợp, tụy hình vòng gắn liền với các bất thường bẩm sinh khác, bao gồm hội chứng Down (30%), dò khí thực quản, hẹp thực quản, và bệnh Hirschsprung.
Tụy hình vòng chủ yếu ảnh hưởng đến đoạn D2 của tá tràng. Tắc nghẽn tá tràng hoàn toàn thường xảy ra ở vị trí dưới bóng Water và lâm sàng biểu hiện là nôn dữ dội trong đợt ăn tiếp theo. Tắc nghẽn một phần tá tràng có thể biểu hiện lâm sàng sau này hoặc hoàn toàn không có biểu hiện. X quang bụng phổ biến nhất của tụy hình vòng là dấu hiệu bong bóng đôi, trong đó bao gồm sự giãn nở của dạ dày- tá tràng, và một lượng khí ruột ít ỏi. Dấu hiệu bong bóng đôi cũng có thể quan sát được trên siêu âm trước khi sinh như là hiện tượng tụ dịch của 2 cấu trúc lân cận ở vùng bụng trên thai nhi. Chẩn đoán phân biệt của dấu hiệu này bao gồm hẹp tá tràng, tuyến tụy hình khuyên,…
Đối với trẻ sơ sinh kèm dấu hiệu cổ điển của một bong bóng đôi, các xét nghiệm sau XQ là không cần thiết, vì tất cả các nguyên nhân tắc nghẽn tá tràng bẩm sinh cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật sửa chữa tuyến tụy hình khuyên giúp làm giảm tắc nghẽn và thường thành công mà không có biến chứng.
Kết luận
Các dấu hiệu bong bóng đôi thường liên quan với hẹp tá tràng, nhưng lưu ý phải loại trừ những nguyên nhân khác gây tắc nghẽn tá tràng .Tụy hình vòng là một nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng bong bóng đôi được nhìn thấy trong hầu hết trường hợp. Hẹp tá tràng, tuyến tụy hình khuyên thường được kết hợp với các bất thường bẩm sinh khác đòi hỏi phải kiểm tra kỹ lưỡng những bệnh nhân này. Phẫu thuật chỉnh hình khuyên của tuyến tụy có tiên lượng tốt.

Nguồn tài liệu: http://www.medscape.com/viewarticle/556156

Nguồn hình : http://www.medscape.com/viewarticle/556156

http://radiology.casereports.net/index.php/rcr/article/viewArticle/459/875

Posted in Chuyên đề, Gan-mật-tụy-lách | Thẻ Dương Ngọc Diệp Thảo, tổ 1, tuần 5, Y 2009A | 1 bình luận


Tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh - Mẹ cần biết để phát hiện sớm

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

SKĐS - Tắc tá tràng là nguyên nhân thường gặp của tắc ruột sơ sinh, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Thường kèm theo những dị dạng khác nên bệnh sinh của tắc tá tràng xảy ra do sai sót trong quá trình tái lập đường tiêu hóa, cũng như sự phát triển của tụy trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Bé sơ sinh 2 ngày tuổi bị tắc tá tràng

Bệnh nhi là cháu N.D.T, 2 ngày tuổi, nặng 3,4 kg, được chẩn đoán bị tắc tá tràng bẩm sinh do vách ngăn tá tràng, ruột xoay bất toàn, vừa được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai bước đầu phẫu thuật thành công. Kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ ngoại khoa ThS. BS. Phạm Ngọc Sâm, BSCKI. Đào Xuân Khuê cùng ê kíp gây mê hồi sức.

Được biết, trong thai kỳ, sản phụ N.T.V (mẹ cháu bé) đã được các bác sĩ sản khoa của bệnh viện hội chẩn và theo dõi tắc tá tràng sơ sinh. Với sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ bác sĩ sản, ngoại khoa đã kịp thời chẩn đoán ngay trong thai kỳ và tiến hành phẫu thuật nối tá tràng - tá tràng, cố định ruột cho bệnh nhi trong hơn 2 giờ đồng hồ. 

Sau một thời gian, tình trạng của bé ổn định, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường. Bé N.D.T đang được tiếp tục chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Bé N.D.T đang được chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.

Tắc tá tràng có thể phát hiện sớm nhờ siêu âm

Dị tật tắc tá tràng bẩm sinh có thể được chẩn đoán nhờ siêu âm trước sinh vào 3 tháng cuối thai kỳ, với các dấu hiệu: Dạ dày giãn to hình chữ C hai túi, hình ảnh "bóng đôi", đa ối và em bé nôn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh từ khi bé còn trong bụng mẹ phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ và trang thiết bị siêu âm.

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Tắc tá tràng bẩm sinh là sự bít tắc hoàn toàn hoặc một phần tá tràng

Khi được chẩn đoán bệnh sớm, các bà mẹ có thể được chuẩn bị tâm lý để tiến hành phẫu thuật cho trẻ ngay sau khi ra đời. Việc này rất cần thiết vì phẫu thuật sớm tránh cho trẻ bị rối loạn nước và điện giải do nôn nhiều, mắc bệnh viêm phổi mà hậu quả có thể dẫn tới tử vong.

Lâm sàng bé thường nôn sớm khoảng 4 giờ sau sinh, nôn ra dịch sữa lẫn dịch mật màu vàng đậm, bé nôn nhiều và nôn liên tục. Thăm khám thấy bụng trên trướng, đôi khi thấy dạ dày tăng nhu động từng đợt nổi lên, bụng dưới xẹp. Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang , chụp CT Scanner có giá trị cao chẩn đoán nguyên nhân.

Hình ảnh bóng đôi dạ dày

Để phát hiện sớm dị tật tắc tá tràng bẩm sinh, các mẹ bầu cần khám thai thường xuyên

Để phát hiện sớm ra bệnh, các mẹ bầu cần khám thai thường xuyên, thực hiện đúng lịch hẹn và chỉ định của bác sĩ để phát hiện chẩn đoán trước sinh chính xác các dị tật như: Tắc tá tràng, thoát vị hoành bẩm sinh... từ đó kịp thời điều trị.

Đặc biệt khi đã có chẩn đoán trước sinh là trẻ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là tắc tá tràng thì cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện phẫu thuật, không chữa theo mách bảo, không quá lo lắng hoang mang.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội