Họ Nguyễn Dân tộc gì ở Việt Nam?

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng ghi chép, từ năm 1443 đến năm 1918 (tức là trong khoảng 475 năm), dòng họ có 91 người đỗ đạt. Trong đó, có 01 trạng nguyên, 01 thám hoa, 06 tiến sĩ, 07 giám sinh, 25 hiệu sinh, 02 tú tài, 05 thiếu khanh, tổng giáo và huyện thừa… Đây là con số không phải dòng họ nào cũng có thể làm được.

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng ghi chép, thủy tổ của dòng họ là cụ Huyền Chiếu Công, vốn mang họ Nguyễn Duy. Cụ Công sinh sống vào thời nhà Trần. Nhà Trần suy, đất nước bắt đầu loạn, cụ cùng vợ con bỏ quê đến đất Tiên Du. Cụ vốn hay chữ lại biết phong thủy, đến đây, thấy phong cảnh hữu tình bèn cùng vợ con lưu lại, sinh cơ lập nghiệp.

Từ đời cụ thủy tổ kéo dài đến đời thứ 7 vẫn mang họ Nguyễn Duy, sang đời thứ 8 là cụ Hằng Sơn thì phải đổi sang họ Nguyễn Đăng (Đăng - tức là đèn, ý muốn sau này dòng họ luôn sáng suốt, đời đời có văn học, có người đăng cơ làm quan), vì để tránh tên húy của một người trong họ Chúa Trịnh.

Từ đời cụ Hằng Sơn về sau, con cháu dòng họ Nguyễn Đăng bắt đầu phát lộ đường khoa cử. Cụ Hằng Sơn có hai người con trai thì một người đỗ Thám hoa, một người đỗ Tiến sĩ.

Người con cả là cụ Nguyễn Đăng Cảo, đỗ thám hoa khoa thi Bính Tuất năm 1646 thời Lê Chân Tông. Do khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn nên Nguyễn Đăng Cảo đỗ đầu trong số những người thi khoa này.

Nguyễn Đăng Cảo làm quan ở Hàn lâm viện đến chức Đô ngự sử, lại có tài ứng đối bang giao làm cho sứ giả nhà Thanh phải nhiều phen kinh ngạc và thán phục. Sau này được bổ chức Đông các Đại học sĩ, nhưng sau đó bị bãi chức vì tính Nguyễn Đăng Cảo là người cương trực, không theo thói đời nên bị nhiều người ghen ghét, gièm pha.

Người con thứ của cụ Hằng Sơn là Nguyễn Đăng Minh, đỗ tiến sĩ cùng khóa với anh, sau giữ chức Tế Tửu Quốc Tử Giám (tương đương hiệu trưởng), phong tặng hộ bộ tả thị lang. Nguyễn Đăng Minh có hai người con trai là Nguyễn Đăng Tuân và Nguyễn Đăng Đạo cùng đỗ tiến sĩ và trạng nguyên cùng một khoa thi năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thời Lê Hy Tông. Nguyễn Đăng Tuân làm quan tới chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên ở Thăng Long. Riêng Nguyễn Đăng Đạo được coi là kết tinh rực rỡ nhất cho truyền thống hiếu học của gia tộc Nguyễn Đăng, đồng thời là niềm tự hào cho cả một dòng họ.

Nguyễn Đăng Đạo sau khi đỗ trạng nguyên, được đặc cách cử làm tiến Kim tử vinh lộc đại phu, sau thăng làm Thượng thư bộ lễ kiêm Đông các Đại học sĩ, sau đó lại chuyển qua làm Thượng thư bộ Lại, bộ Binh kiêm bồi tụng và tới chức Tể tướng cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 1710, phong tước Thọ Quân Công. Tài năng của ông được cả Thanh triều biết tới, vua nhà Thanh phong cho ông là trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo, võng lọng và cho ông vinh quy về nước. Khi ông mất, vua Lê Dụ Tông tặng ông bốn chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Thành công của Nguyễn Đăng Đạo chịu rất nhiều ảnh hưởng từ bác ruột là thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và người cha là tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh. Không hề ngẫu nhiên mà vị “lưỡng quốc trạng nguyên” này có những thành tựu rực rỡ đến vậy. Tất cả mọi chuyện đều có gốc tích và sự kiên trì không mệt mỏi của người đi học như trạng nguyên Nguyễn Đăng Cảo.

Ngoài ra, dòng họ Nguyễn Đăng còn có nhiều tiến sĩ không được khắc tên ở văn bia, bởi lẽ sinh vào buổi loạn lạc, nhiều người giữ tiết khí nên treo ấn từ quan, nhiều người không chịu hợp tác với chính quyền mới. Vì vậy, công trạng của các cụ chỉ còn được lưu giữ ở một số cuốn gia phả mà thôi.

Hiện nay dòng họ Nguyễn Đăng làng Bịu đã phân thành nhiều chi, nhưng vẫn lấy nhà thờ Lưỡng quốc trạng nguyên làm gốc tổ. Hậu duệ qua các đời đều trọng học hành và đều có người thành đạt, làm sáng danh dòng họ và quê hương Kinh Bắc hiếu học, khoa bảng. Dòng họ Nguyễn Đăng làng Bịu vẫn luôn là một vọng tộc danh gia đất Kinh Bắc./.

Nguyễn (chữ Nôm: 阮) là một họ của . Đây là họ phổ biến nhất của người Việt. Tuy vậy, ở các dân tộc chính khác của phương Đông, nó không phải là họ có số lượng lớn, thậm chí còn là họ hiếm. Họ này cũng xuất hiện trong cuốn sách cổ liệt kê các họ của người Trung Quốc – Bách gia tính – ở vị trí thứ 130.

Các cách viết

  • Chữ Hán: 阮
  • Bính âm Hán ngữ: Ruǎn, Yuán
  • Chữ Hàn (Hangul): 완, 원
  • Romaja quốc ngữ (dùng ở Hàn Quốc): Wan, Won
  • McCune–Reischauer (dùng ở Triều Tiên): Wan, Wŏn
  • Bình giả danh (Hiragana): げん
  • Rōmaji: Gen
  • Chữ Quốc ngữ: Nguyễn
  • Tiếng Anh: Nguyen, Ruan, Wan, Yuen
  • Tiếng Malaysia: Ngwan
  • Viết tắt: Ng̃

Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, họ 阮 ở một số địa phương được đọc là Nguyên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chữ 阮 chỉ có 1 cách phiên âm là Nguyễn. Cách đọc Nguyên có thể là do họ 邧 (Nguyên) được viết sai mà thành.

Nguồn gốc và lịch sử

1. Theo Nguyên Hoà tính toản và Vạn tính thống phổ, con Cao Dao (皋陶) được ban đất Yển (偃) nên lấy Yển làm họ. Họ Yển lập nước Nguyễn (vào đời Thương). Nước bị diệt, vương tộc nước này đã nhận Nguyễn làm họ.
2. Vào khoảng thời Tần – Hán, người quận Cửu Nguyễn (九阮) đã lấy tên địa danh, sau rút gọn lại thành Nguyễn làm họ.[1]
3. Theo Xuân Thu công tử phổ, con cháu công tử Phong Hựu (豐又) nước Trịnh thời Xuân Thu nhân tổ tiên có tên chữ là Thạch Quý (石癸) đã lấy Thạch làm họ. Đến cuối đời Đông Tấn (TK V), do tránh chiến loạn có chi đã di cư đến Nguyễn Thố (阮厝; Chiết Giang, Trung Quốc), nhân đó đã đổi họ thành Nguyễn.
4. Theo Nam sử và Tính thị khảo lược, cung phi của Lương Vũ Đế (thế kỉ VI) là Thạch Lệnh Doanh (石令嬴) được vua ban họ Nguyễn. Gia tộc họ Thạch đã có chi đổi họ sang Nguyễn.
5. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1232, Thái sư Trần Thủ Độ buộc con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn để tránh kị huý Trần Lý (陳李, ông Thái Tông Trần Cảnh).
6. Theo Thế phả dòng họ Nguyễn Phúc, sau khi nhà Mạc bị diệt, một bộ phận con cháu nhà Mạc chạy xuống phía Nam nương nhờ chúa Nguyễn và đã đổi sang họ Nguyễn.
7. Sau khi chúa Trịnh bị diệt, con cháu cũng đổi sang họ Nguyễn để tránh bị bắt.
8. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, ông của vua Quang Trung là Hồ Phi Tiễn đã đổi sang họ vợ là Nguyễn.
9. Thời Nguyễn, luật pháp quy định những người mang họ vua được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Do đó, dân chúng (nhất là những người mang tội) đã đổi sang họ Nguyễn.
Ở Việt Nam, các triều như Trần, Mạc sau khi bị lật đổ, con cháu thường đổi sang họ khác, trong đó chủ yếu là Nguyễn.

Về thuỷ tổ, Nguyễn Thước, cha Nguyễn Bặc (khai quốc công thần nhà Đinh), được xem là thuỷ tổ của họ Nguyễn ở Việt Nam. Mặc dù trước ông cũng có một số nhân vật lịch sử mang họ Nguyễn. Nhân vật đầu tiên mang họ này xuất hiện ở Việt Nam là Nguyễn Phu – Thứ sử Giao Châu (thế kỉ IV). Trong khi đó, ở Trung Quốc, Cao Dao được xem là thuỷ tổ họ này.
Theo cuốn Nhìn lại lịch sử của Bùi Văn Nguyên (2003, NXB Văn hoá Thông tin), Nam Việt Vũ Vương Triệu Đà họ Nguyễn và là hậu duệ của vua Hùng. Như vậy, họ Nguyễn ở Việt Nam đã xuất hiện từ khoảng thế kỉ III TCN. Nhưng theo Sử kí của Tư Mã Thiên thì Triệu Đà họ Triệu, là người Chân Định (Hà Bắc, Trung Quốc), không liên quan gì tới Bách Việt.
Những thông tin như kiểu trên còn xuất hiện trong nhiều bài viết của Bùi Văn Nguyên cũng như những tác giả khác như Đỗ Tòng, Hà Tùng Tiến, Nguyễn Văn Tằng, Võ Trọng Thái… có lẽ bắt nguồn từ cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư (cổ thư của tộc Nguyễn ở làng Văn Nội, Hà Nội). Cổ thư đã nêu rõ tên tuổi của các vua Hùng, Đế Minh, Đế Nghi đều là họ Nguyễn. Tuy nhiên, cuốn truyền thư này đã đảo lộn hoàn toàn lịch sử Việt Nam đã được công nhận và có sự sai khác khá rõ so với những cuốn sử chính thống. Do vậy, nếu lấy đây làm cơ sở thì thật chưa thoả đáng. Vả lại, truyền thư này cũng chưa được chứng minh về độ tin cậy.

Họ Nguyễn sinh sống chủ yếu ở Việt Nam và dòng họ lớn nhất là Nguyễn Phúc (bắt đầu từ Nguyễn Bặc). Dòng họ này đã kiểm soát vùng đất phía nam Việt Nam (gọi là Đàng Trong) từ 1600 đến 1774. Đến 1802, Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) lập nên triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam gọi là Nhà Nguyễn và đặt tên nước là Đại Nam (1820).

Một triều đại phong kiến khác do họ Nguyễn đứng đầu là Tây Sơn, tồn tại trong khoảng 1788 – 1802, do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập nên (nguyên họ Hồ).