Học nhi bất tác tín nhi hiếu cổ là gì năm 2024

Thứ nhất, sự học đạo của bậc quân tử không phải là thứ học suồng sã, vô tri mà cần phải luyện tập: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (學而時習之,不亦說乎? – Học thì phải luyện tập, chẳng vui lắm sao?). Không những thế, học không chỉ để “tri kỷ” 知己 (biết mình) phải đem những điều đó thi hành, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí giúp đời, giúp người.

Trong Thuyết văn giải tự, chữ Giáo 教 có nghĩa “thượng sở thi, hạ sở hiệu dã” (上所施,下所效也 – Cái thi hành ở trên thì trở thành cái hiệu quả bên dưới vậy). Cũng như dòng nước tuôn nguồn, chảy trôi từ trên xuống dưới, rơi từ nơi cao về tới nơi thấp, giáo dục là hành động do bậc trí giả truyền thừa cho kẻ chưa tỏ như quy luật “minh lai ám tạ” 明來暗謝 (Tri thức (ánh sáng) đến thì sự ngu muội (bóng tối) lùi xa) trong tư duy Phật học. Thế nên, Khổng Tử khuyến khích người học giỏi nên ra làm quan (仕) và với ông, để giải toả những biến thiên của cuộc đời, những vận xấu của xã hội và đó cũng là mục tiêu căn bản của sự học. Nếu không làm quan thì ba lập thuyết “minh đức”, “tân dân” và “chỉ ư chi thiện” thật khó để thực hiện, vậy nên: “Sĩ nhi ưu tắc học, học nhi ưu tắc sĩ” (仕而優則學,學而優則仕 – Làm quan mà học giỏi thì nên học thêm, học mà giỏi thì nên làm quan) . Thí như học mà chẳng thể thi hành, học mà chẳng thể cải hóa nhân gian thì đó chỉ là cái “hư học” 虛學, coi như chẳng hề học: “Tụng Thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương bất năng chuyên đối, tuy đa diệc hề dĩ vi?” (Đọc thuộc ba trăm bài kinh Thi, mà trao cho việc để làm ngay lại song chẳng thông đạt, sai đi sứ các nước mà chẳng đủ sức ứng đối, vậy học nhiều mà làm gì? – 誦詩三百, 授之以政, 不達使於, 四方不能專對, 雖多亦奚以為。)

Học nhi bất tác tín nhi hiếu cổ là gì năm 2024
Tranh vẽ Nhan Hồi trong Chí Thánh Tiên Hiền bán thân tượng (至聖先賢半身像)

Thứ hai, sự giáo dục là sự “vô phân biệt”, tức “hữu giáo vô loại“. Vì rằng “nhân chi sở tính bổn thiện” (Mạnh Tử), ngay chính Khổng Tử cũng cho rằng bản tánh của con người vốn thiện lương, nhưng vì qua quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên thành ra khác nhau: “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” (性相近也,習相遠也 – Tính con người gần gũi nhau, do thói quen hóa ra xa nhau). Hơn nữa, chính Khổng Tử cũng đã khẳng định, thói quen hình thành là do giáo dục tác nhân, do môi trường xúc tác và điều kiện giao tế mỗi người sai biệt, không ai giống ai nên thành ra có kẻ mạnh người yếu, có kẻ giỏi người dở. Kế thừa ý hướng này, trong văn đàn Việt Nam có bài thơ Dạ Bán của Nguyễn Tất Thành đã đề cập đến ý này, trong thơ có viết rằng:

睡時都像純良漢, 醒後才分善惡人。 善惡原來無定性, 爹由教育的原因。

Thụy thì đô tượng thuần lương hán, Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân; Thiện, ác nguyên lai vô định tính, Đa do giáo dục đích nguyên nhân.

(Lúc ngủ, ai ai cũng đều thuần hậu, Tỉnh dậy, mới phân biệt rõ đâu là người thiện kẻ ác; Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, Phần lớn đều do giáo dục mà thành ra như vậy).

Chính vì thế mà tư tưởng giáo dục của Luận ngữ yêu cầu giáo dục không phân biệt đối tượng, không chỉ tầng lớp quý tộc, có địa vị cao trong xã hội mới được hưởng quyền lợi giáo dục mà ngay cả những người dân thường, địa vị thấp cũng là đối tượng của việc giáo dục.

Thứ ba, giáo dục đối với Khổng Tử đồng nghĩa với việc giáo dục đạo đức, bao gồm tam cương và ngũ thường hay gọi chung là đạo cương thường. Tam cương là quân – thần, phụ – tử, phu – thê. Ngũ thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Giáo dục hướng con người tới việc tự hoàn thiện nhân cách và tâm thức. Tuy nhiên, trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có một điểm thể hiện tính chất bất bình đẳng: Chỉ có những người bề trên, tức những kẻ nắm quyền thống trị trong một xã hội chuyên chế mới có quyền hành giáo dục, còn những người dân, dẫu có giỏi giang đến mấy vẫn là đối tượng bị động, chịu sự lĩnh án từ những kẻ cấp cao: “Dư vô lạc hồ vi quân, duy kỳ ngôn nhi mạc dư vi dã” (予無樂乎為君,唯其言而莫予違也 – Ta không vui vì được làm vua mà vui vì (khi làm vua) không ai dám trái lệnh ta) . Không chỉ thế, thuyết “tôn hiền” của Khổng Tử còn tạo sự phân biệt trong giới tri thức với thực tế nghi vấn: Rằng ai mới gọi là hiền và điều kiện nào để gọi là một bậc hiền đúng nghĩa? Chính vì thế mà trong hệ thống tư tưởng kinh điển Lão – Trang, Lão Tử đã phản bác lại rằng:

不尚賢 , 使民不爭; 不貴難得之貨, 使民不爲盜; 不見可欲, 使 民心不亂.

Bất thượng hiền, sử dân bất tranh; bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo; bất hiện khả dục, sử dân tâm bất loạn.

(Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quí của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn.)

Điều này đã chứng minh rằng: Trong một xã hội mà giai cấp bóc lột là kẻ thống lãnh thì không thể tồn tại một nền giáo dục công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, tinh thần giáo dục mà Khổng Tử đề ra trong Luận Ngữ bao đời nay vẫn được đề cao và trọng vọng, chứng tỏ tính tích cực trong tư duy của ông vẫn giữ được giá trị xứng đáng.

2. Phương pháp giáo dục trong Luận Ngữ

Một điểm nữa khi bàn về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử buộc ta cần phải lưu tâm: Một tư tưởng tiến bộ bao giờ cũng phải gắn liền với một phương pháp tiến bộ. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, tiêu chí phương pháp giáo dục của Khổng Tử là gì?

– Thứ nhất, phương pháp “thân giáo pháp” 身教法 tức lấy thân mình làm khuôn mẫu. Đây là phương pháp sơ khởi và căn bản nhất mà Khổng Tử hay dùng để giáo huấn học trò. Khuôn mẫu không có nghĩa là bản thân luôn đúng không sai mà khuôn mẫu ở đây mang ý nghĩa: Lấy thân mình làm thước đo của sự học, như Lão Tử có câu: “Hữu dư giả tổn chi, bất túc giả bổ chi” (有餘者損之,不足者補之 – Có chỗ dư thì bỏ bớt, có chỗ thiếu thì bổ sung) . Khổng Tử đã lấy một ví dụ rất hay về tinh thần của sự học: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên; trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi” (三人行,必有我師焉:擇其善者而從之,其不善者而改之 – Ba người cùng đi, ắt có người làm thầy ta; chọn người thiện để mà theo, người nào bất thiện thì ta sửa mình) . Chính vì thế mà học trò của Khổng Tử theo ông, không phải chỉ để học mà còn để cải quá tinh thần học hỏi, để nhận chân được chỗ khuyết chỗ dư rồi từ đó thay đổi. Tử Cống có lần nhận xét về Khổng Tử rằng: “Phu Tử ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi. Phu Tử chi cầu chi dã, kỳ chư dị hồ nhân chi cầu chi dư?” (夫子溫、良,恭、儉、讓以得之。夫子之求之也,其諸異乎人之求之與?- Thầy ta ôn hòa, thiện lương, nghiêm túc, tiết kiệm, khiêm nhường mà có được. Phương pháp đạt được của thầy, với phương pháp của người khác, không giống nhau chăng?).

Học nhi bất tác tín nhi hiếu cổ là gì năm 2024
Lão Tử

– Thứ hai, phương pháp “ôn cố tri tân” 溫故知新 tức là phương pháp ôn cái cũ để biết được cái mới. Gắn liền với phương pháp này là nguyên tắc “thuật nhi bất tác” (述而不作 – thuật lại chứ không sáng tác), “ngụ giáo ư nhạc” (寓教於樂) và “tưởng trừng” 奬懲 (khen chê). Đứng trên nền tảng lễ nhạc nhà Chu, Khổng Tử luôn luôn hướng về những giá trị có sẵn, đã trở thành kinh điển, quy củ để giáo huấn con người cho nên ông không có tham vọng “tác” mà chỉ muốn “thuật” những lời dạy của các bậc tiền nhân: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành” (述而不作,信而好古,竊比於我老彭 – thuật lại (đạo thánh hiền) mà không sáng tác, thật lòng tin tưởng mà ham chuộng sự xưa cũ, ta trộm ví mình như ông lão Bành) (Luận ngữ, Thuật nhi) . Có ba phương tiện căn bản thuộc về cổ xưa mà trong suốt một đời truyền đạo, Khổng Tử đều sử dụng một công cụ: Thứ nhất, là Thi Kinh đứng trên nguyên tắc “thuật nhi bất tác”, Khổng Tử nói: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết “tư vô tà”” (詩三百,一言以蔽之,曰“思無邪 (Vi Chính) – Kinh Thi có ba trăm bài, một lời để diễn tả bao quát hết về nó, đó là “ý nghĩ không tà vạy”) . Khổng Tử coi Kinh thi là thứ giáo lý chuẩn mực nhất và căn cơ nhất được thai nghén và kết tinh trong bào thai lễ nhạc của nhà Chu cho nên mỗi lời, mỗi ý tứ trong đó đều mang một hàm nghĩa giá trị nội ẩn rất cao, đòi hỏi con người ta phải tìm tòi, nghĩ suy. Thứ hai, những nhân vật lịch sử từ kiệt xuất đến hôn quân phải kể đến như Nghiêu, Thuấn, Thang, Văn, Võ… đến Kiệt, Trụ… thậm chí có cả những học trò của ông như Nhan Hồi, Tể Dư,… đứng trên nguyên tắc “tưởng trừng”. Với Khổng Tử, Nhan Uyên thực là bậc trí giả đáng được noi theo: “Nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi giả, bất cải kỳ lạc! Hiền tai Hồi giả!” ( 一簞食,一瓢飲,在陋巷。人不堪其憂,回也不改其樂。賢哉,回也!- Một giỏ cơm, một bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi!) . Còn với Tể Dư, ông không tiếc lời chê bai hay trách móc: “Tể Dư trú tẩm. Khổng Tử viết: Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả hủ dã”. ( 宰予晝寢. 孔子曰: 朽木不可雕也,糞土之牆,不可杇也. – Tể Dư ngủ ngày. Khổng Tử nói rằng: Gỗ mục thì không thể điêu khắc, tường bằng phân và đất thì không thể đục khoét) . Là lời khen, lời chê nhưng cũng là lời dạy mà Khổng Tử muốn ngụ ẩn truyền đạt lại cho những học trò khác. Thứ ba, truyền thống “lễ” và “nhạc” ngoài Kinh Thi của nhà Chu đứng trên nguyên tắc “ngụ giáo ư nhạc”. Trong Nhạc Ký 樂記 có viết: “Đức giả, tính chi đoan dã. Nhạc giả, đức chi hoa dã” (德者,性之端也。樂者,德之華也 – Đức là căn nguyên của tính. Còn nhạc là tinh hoa của Đức). Khổng Tử, coi lễ và nhạc của nhà Chu là một trong những cách giáo dục và di dưỡng tinh thần triệt để của mình. Ông nói với Trọng Do: “Trọng Do à! Quân tử thích âm nhạc, vì trong ca vịnh khiến tâm tình bĩnh tĩnh, có thể nhìn lại bản thân mình, loại trừ được sự kiêu ngạo; kẻ tiểu nhân thích âm nhạc, là vì trong ca vịnh loại trừ được sự sợ hãi, mục đích là không giống nhau. Là người nào không hiểu ta, lại muốn đi theo ta chứ?” – Và đó cũng là cách mà Khổng Tử thi hành phương pháp giáo dục của mình.

– Thứ ba, phương pháp “khải phát dụ đạo” 啟發誘導 hay còn gọi là phương pháp “gợi mở đề” dựa trên nguyên tắc “thảo luận” 討論. Phương pháp này chú trọng vào việc kích thích tính năng nổ và chủ động cùng sự độc lập sáng tạo của người học với người dạy. Nắm bắt một sự tình ngoài thực tế mà từ đó khơi gợi giáo lý, huấn hỗ đàm luận và tấn công vào tính hiếu học của đệ tử. Khổng Tử nói: “Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) – Không giận dỗi thì trí không mở, không hậm hực thì ý không phát ra ngoài. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa) . Chữ “khải” không chỉ có nghĩa là khai mở mà còn ẩn dụ cho sự lĩnh ngộ, tư tưởng tự tiềm thức mà bộc phát. Nhân việc khơi gợi đàm luận thế nên có những điểm ngay cả Khổng Tử còn phải đắn đo, nghĩ ngợi và chưa hiểu. Có lần Khổng Tử nói với học trò: “Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên” (吾有知乎哉? 無知也. 有鄙夫問於我, 空空如也; 我叩其兩端而竭焉 (Tử Hãn 子罕) – Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu ra) . Chính vì thế với Khổng Tử, học là một chuyện suốt đời, cần phải gợi mở, cần phải đắn đo mới khám phá được hết những khiếm khuyết trong bản thân.

Học nhi bất tác tín nhi hiếu cổ là gì năm 2024

– Thứ tư, phương pháp “nhân tài thi giáo pháp” 因材施教法 tức là lựa chọn phương pháp hợp lý tùy thuộc vào tư chất của mỗi con người để thi hành. Khổng Tử nói: “Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngứ thượng, trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngứ thượng dã” (中人以上,可以語上也;中人以下不可以語上也。- Đối với những người từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo về phần hình nhi thượng; đối với những người từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo về phần hình nhi thượng vậy) . Hình nhi thượng là những cái học cao siêu, vượt trội chỉ dành cho những người thiện tri thức đã học qua những điều căn bản. Còn hình nhi hạ là những cái học sơ khởi, căn cốt dành cho những người mới bắt đầu. Nếu ta đem cái khó ra mà dạy kẻ ngu đần thì chỉ hoài công vô ích, ví như ta đem giải tích trong toán học cấp cao mà chỉ cho trẻ con mới lên sáu, lên mười vậy.

– Thứ năm, phương pháp “bất yểm pháp” 不厭法 hoặc “bất quyện pháp” 不倦法 tức phương pháp coi sự học là một sự trau dồi không mệt mỏi, đúc rút từ câu nói của Khổng Tử trong chương Thuật nhi: “Học nhi bất yếm, hối nhi bất quyện” (學而不厭,誨而不倦 – Học mà không mỏi, dạy mà không mệt) . Trong giáo dục, thứ đáng sợ nhất là học mà không thể tiếp thu, học mà không có đam mê và học là một thứ gánh nặng không hơn. Chính vì vậy, xuyên suốt Luận ngữ, Khổng Tử quan niệm kẻ không muốn học thì không ép, vì ép là phạm lễ. Học là tự nguyện, là sáng tạo, là cùng “tương trưởng” giữa người dạy và người học. Nguyên lí và thực tiễn liên quan đến phương pháp giáo dục này hiện nay vẫn còn giá trị, mang ý nghĩa tích cực quan trọng.

Năm phương pháp trên chỉ mang tính khái lược cho toàn bộ những tinh anh giá trị mà Khổng Tử trao truyền cho nhân hoàn. Nhờ Luận ngữ mà ta hiểu được một cách cặn kẽ tinh thần “hiếu học”, hiểu được một cách tường tận những giá trị luân lý căn cơ phục vụ cho việc tu dưỡng tâm đức. Tóm lại, với một cuốn tản văn ngữ lục giàu tính triết luận như Luận Ngữ, ngôn ngữ hàm súc, tinh tế và uyển chuyển, ý vị sâu xa, hí lộng, mỗi một câu nói lại mang một hàm nghĩa xa xôi, hướng người đọc đến một chân trời mới lạ. Dưới góc độ giáo dục, Luận ngữ đã mang đến cho người đọc không chỉ một mà nhiều những tinh hoa khác nhau, là công cụ để người đời sau soi sáng và thực hiện.