Học viện Tài chính trong quả trình hội nhập quốc tế

Kế thừa truyền thống gần 60 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính, Viện Đào tạo quốc tế thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học danh tiếng trên thế giới, thực hiện chiến lược hội nhập vươn ra thế giới của Học viện.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu chúc mừng tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Đức Việt.

Đây là chia sẻ của PGS.TS Bùi Đường Nghiêu - Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế [ĐTQT] tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện ĐTQT [Học viện Tài chính] diễn ra ngày 7/12, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm, PGS.TS Bùi Đường Nghiêu cho biết, suốt một thập kỷ qua, vượt qua những khó khăn của ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo và cán bộ Viện ĐTQT đã nỗ lực không ngừng, “một người làm nhiều việc, một việc nhiều người cùng làm”, tạo dựng nên một tập thể đoàn kết, làm được những việc mà có những lúc tưởng chừng như không thể làm nổi. Đó là xây dựng và vận hành một chương trình Thạc sỹ tài chính và đầu tư tài chính với chất lượng vượt trội theo hướng “chỉ dạy cái cần học, chỉ học cái cần làm”; đó là liên kết xây dựng và vận hành một chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cùng lúc đạt đủ 3 tiêu chí: Đẳng cấp; độc đáo và được thực tiễn công nhận.

Theo PGS.TS Bùi Đường Nghiêu, đẳng cấp ở chỗ, mọi sinh viên của Chương trình Liên kết đào tạo cấp 2 bằng đại học [DDP] tốt nghiệp ra trường không những có đủ năng lực chuyên môn tốt, đạt chuẩn quốc tế, được đào tạo bài bản, cập nhật thường xuyên mà còn có trong mình một trình độ tiếng Anh trôi chảy, thông thạo, nhà nghề và rất chuyên nghiệp, sẵn sàng và tự tin làm việc với các đồng nghiệp, các đối tác toàn cầu.

PGS.TS Bùi Đường Nghiêu [bên trái] tặng ảnh kỷ niệm cho ông Nguyễn Xuân Vang - Nguyên Cục trưởng Cục Hợp tác với nước ngoài [Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Ảnh: Đức Việt.

Độc đáo ở chỗ, chương trình DDP chỉ 4 năm đào tạo ở bậc đại học như các chương trình đào tạo chính quy khác, nhưng lại cấp cho sinh viên tốt nghiệp 2 bằng cử nhân chính quy danh giá của 2 trường đại học danh tiếng, đó là bằng cử nhân Tài chính và Kế toán của Trường Đại học Greenwich [Vương quốc Anh] và bằng cử nhân Tài chính - Ngân hàng của Học viện Tài chính [Việt Nam].

Đồng thời, sinh viên ra trường còn được Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh [ACCA] công nhận và cho miễn thi toàn bộ 9 môn F từ F1 đến F9 trong khuôn khổ thi lấy chứng chỉ nghề của ACCA…

Tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính [HVTC] chúc mừng và biểu dương những thành tích mà Viện ĐTQT đã đạt được trong suốt 10 năm qua. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ cho rằng, các chương trình liên kết đào tạo tại Viện ĐTQT đều để lại tiếng vang lớn, mang lại cơ hội tích cực cho thanh niên Việt Nam được học và trải nghiệm một chương trình đào tạo chất lượng quốc tế với chi phí thấp. Hơn thế nữa, sinh viên có thêm cơ hội du học, giảng viên có thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp và tiếng Anh. Chương trình DDP đã góp phần nâng tầm HVTC ra quốc tế, được đông đảo phụ huynh, các lãnh đạo ngành Tài chính và giáo dục đánh giá cao.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ cho rằng, trong thời gian tới, cùng với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ và không thể đảo ngược, Viện ĐTQT cần thực hiện tốt những việc sau: Phải đổi mới hoạt động quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình đào tạo theo đúng chuẩn quốc tế; thực hiện đúng cam kết về chất lượng; quan tâm xây dựng và lựa chọn đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, trình độ tiếng Anh thành thạo, khả năng sư phạm tốt cùng với đội ngũ cán bộ quản lý tận tâm, có trách nhiệm, tạo được sự khác biệt của chương trình.

Đồng thời, cải thiện cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ giảng dạy, nghiên cứu hiện đại theo hướng tạo điều kiện và cơ hội học ở mọi nơi mọi lúc, đáp ứng yêu cầu của một chương trình đào tạo chuẩn quốc tế; hợp tác chặt chẽ với Trường Đại học Greenwich với tư cách là đối tác chiến lược không chỉ trong liên kết đào tạo cử nhân, thạc sỹ, mà trong cả nghiên cứu, trao đổi giảng viên, tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, góp phần quảng bá rộng rãi hơn nữa chương trình danh tiếng của Trường Đại học Greenwich tại Việt Nam cũng như HVTC trên trường thế giới…/.

Đức Việt

Trong những năm qua, Học viện Tài chính không ngừng mở rộng phát triển, hợp tác đào tạo quốc tế với các đối tác là các trường đại học uy tín hàng đầu của Châu Âu như Pháp, Anh,… nhằm cung cấp các chương trình đào tạo về tài chính đẳng cấp quốc tế ngay tại Việt Nam.

Chương trình Liên kết Quốc tế [AOF-ITP] giữa Học viện Tài chính và Đại học Toulon [Cộng hòa Pháp] với nhiệm vụ thúc đẩy quá trình hội nhập trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động học thuật khác của Học viện Tài chính.

Đại học Toulon là một trong 66 trường đại học công lập tại Pháp, được biết đến là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn và uy tín nhất tại miền Nam nước Pháp. Theo công bố của Bộ Giáo dục Đại học Pháp, Đại học Toulon xếp hạng thứ 02 về tỷ lệ sinh viên các khối ngành khoa học xã hội và nhân văn nhanh chóng tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp [95%]. Chi tiết về Đại học Toulon có thể tham khảo tại: //www.univ-tln.fr/.

Với sự hỗ trợ, khích lệ từ Ban lãnh đạo Nhà trường, cùng với sự cố gắng, năng động và tận tâm với công việc, đến nay AOF-ITP đang tổ chức thực hiện 2 chương trình đào tạo cử nhân Quốc tế:

  • Chương trình Cử nhân Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính, Chuyên ngành: Quan hệ khách hàng.
  • Chương trình Cử nhân Kinh tế và Quản lý, Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán.

[HVTC] – Hội thảo diễn ra vào 21/12/2021, do Học viện Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục quản lý và giám sát Kế toán, Kiểm toán [Bộ Tài chính, Đại học Tài chính – Marketing và các trường Đại học thuộc Câu lạc bộ khối đào tạo Tài chính – kế toán, Hiệp hội các trường ĐH – CĐ Việt Nam tổ chức, kết nối trực tuyến với gần 400 nhà nhà quản lý, nhà khoa học, sinh viên thuộc khối đào tạo đại học về Tài chính – kế toán trong nước. Có gần 40 bài viết và bài tham luận được chọn đăng kỷ yếu, 8 tham luận được trình bày với nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc.

Đại biểu tham dự trực tiếp

Tham gia Hội thảo có sự hiện diện của TS. Vũ Đức Chính – Cục Trưởng cục Quản lý và giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính [Cục QLGSKTKT, BTC]; TS. Lê Trung Đạo – Phó Hiệu Trưởng Đại học Tài chính Marketing, Ông Phạm Ngọc Lan – Trưởng ban hỗ trợ CLB Thuộc Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ Việt Nam.

Về phía Học viện Tài chính, có sự hiện diện của PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Tài chính, Chủ nhiệm CLB khối đào tạo Tài chính – kế toán, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; TS. GVCC. Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học; PGS.,TS. NGƯT. Nguyễn Vũ Việt – Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ khối đào tạo Tài chính – kế toán, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; GS., TS. NGND. Ngô Thế Chi – Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán;  GS.,TS. NGƯT. Nguyễn Đình Đỗ – Nguyên Trưởng Khoa kế toán Học viện.

Hội thảo sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học đến Bộ Tài chính, từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong nước: ThS. Trần Thị Thu Hương –  Trưởng phòng Kế toán Nhà nước, Cục QLGSKTKT, BTC;  TS. Đinh Thị Kim Xuyến – Phó Trưởng khoa Kế toán, Đại học Kinh tế kĩ thuật công nghiệp; PGS.,TS. Nguyễn Thị Thanh Phương – Phó viện Trưởng Viện đào tạo quốc tế, ĐH Thương mại; TS. Hồ Xuân Thủy – Trưởng Khoa kế toán, Đại học Kinh tế Luật TPHCM; TS. Đào Nam Giang – Phó khoa kế toán, Học viện Ngân hàng; TS. Đào Mạnh Huy – Phó Trưởng khoa Kế toán,  Đại học Lao động – Xã hội; TS. Nguyễn Thúy Hằng – Trưởng khoa Kế toán, Đại học Kinh tế [Đại học Vinh]; PGS.,TS. Nguyễn Thị Hồng Nga – Phó Trưởng khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Công nghiệp HN; TS. Nguyễn Văn Hương – Phó Trưởng khoa Tài chính Kế toán, Đại học Nha Trang; TS. Đinh Thị Kim Xuyến – Phó Trưởng khoa Kế toán, Đại học Kinh tế kĩ thuật công nghiệp và đại diện Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính – kế toán.

TS. NGƯT.Trương Thị Thủy- Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc

Phát biểu Khai mạc, PGS.,TS. NGƯT.Trương Thị Thủy-  Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính khẳng định về sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam, trong đó, hội nhập về lĩnh vực kế toán, kiểm toán luôn được đặt ra như một trọng tâm. Trong đó, thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập, Bộ Tài chính đang triển khai đề án áp dụng hệ thống chuẩn báo cáo tài chính ở Việt Nam theo Quyết định số 345/QĐ – BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Với khuôn khổ pháp lý và thực tiễn về kế toán của Việt Nam dự kiến sẽ có những đổi mới một cách căn bản, toàn diện kể cả trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp tư nhân. PGS.,TS. NGƯT.Trương Thị Thủy nêu mục tiêu, nội dung của Hội thảo: Hội thảo tạo nên một diễn đàn chuyên sâu dành cho các nhà khoa học, các cơ quan Quản lý Nhà nước, người làm công tác kế toán trao đổi các cơ hội và thách thức cũng như hướng tới việc đổi mới hệ thống pháp lý về kế toán, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; nâng cao nhận thức và kĩ năng nghề nghiệp kế toán tiệm cận yêu cầu quốc tế.

Hội thảo được diễn ra theo các nội dung,

[i] Các nội dung liên quan đến kế toán khu vực công như: Khuôn khổ pháp lý về Kế toán ở VN và khuyến nghị định hướng tương lai; Báo cáo Tài chính Nhà nước, Chuẩn mực kế toán công, chế độ kế toán các đơn vị khu vực công [kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, kế toán Ban quản lý dự án, kế toán NSNN và tài chính xã, kế toán BHXH…]; kiểm soát và kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước …

[ii] Các nội dung liên quan đến Kế toán Doanh nghiệp: Khuôn khổ pháp lý về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam; Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, chế độ Kế toán Doanh nghiệp, Kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kế toán Doanh nghiệp đặc thù [Xây dựng, Bưu chính viễn thông, Thương mại…]; kiểm soát và kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập…

TS. GVCC. Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Tài chính phát biểu

Ở phiên thứ nhất, chủ đề Chuẩn mực kế toán trong hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra với sự chủ trì của TS. GVCC. Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Tài chính; TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục QLGSKTKT [BTC]; TS. Lê Trung Đạo – Phó Hiệu trưởng, Đại học Tài chính Marketing.

Đồng chủ trì phiên hội thảo thứ 2

Ở phiên thứ 2, chủ đề Kế toán kiểm toán trong hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra với sự chủ trì của PGS.,TS.NGƯT. Trương Thị Thủy – Phó Giám đốc Học viện Tài chính; PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga – Phó Trưởng khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Công nghiệp HN; PGS.,TS Ngô.NGƯT. Ngô Thanh Hoàng – Trưởng Ban Quản lý Khoa học, Học viện Tài chính.

TS. Vũ Đức Chính – Cục Trưởng cục QLGS KTKT [BTC] phát biểu

Trong phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Đức Chính – Cục Trưởng cục QLGS KTKT [BTC] đã báo cáo 1 số nội dung về Định hướng phát triển kế toán, kiểm toán giai đoạn 2021-2030 theo đề án Bộ Tài chính triển khai. Trong đó, nêu những khuôn khổ pháp lý về kế toán kiểm toán với khung pháp lý hoàn chỉnh với Luật kế toán, nghị định, các thông tư hướng dẫn, các chế độ kế toán cũng như ban hành các hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam; Áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam… Tuy nhiên, trong những năm tới, với những yêu cầu về cách mạng công nghệ và những nội dung về quản lý Nhà nước cũng như những điều kiện phát triển kinh tế mới, cần phải đánh giá, bổ sung, sửa đổi những nội dung của Luật kế toán, hệ thống kiểm toán độc lập, tiến tới ban hành Luật CPA theo thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm mối quan hệ đối với các đơn vị kế toán tại các đơn vị – nhất là vai trò của kế toán trưởng trong bối cảnh tổ chức công tác quản lý tại các đơn vị. Đối với những nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, cần tập trung vào những vấn đề phù hợp với bối cảnh mới [lưu trữ tài liệu, minh chứng tài liệu, những vấn đề về chữ ký, lưu chuyển thông tin trong môi trường điện tử] và hướng tới thực hiện được các quy định về kế toán trong hệ sinh thái chung, các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ khác và chuẩn hóa các quy định kiểm tra giám sát cũng như trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền và từng đơn vị để áp dụng đồng bộ và đồng nhất để đảm bảo hoàn thiện tốt những nội dung của khung kế toán, kiểm toán. Trong khuôn khổ kế toán, kiểm toán với hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, cần lưu ý Khung báo cáo phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam.

Về hệ thống chuẩn mực công, TS. Vũ Đức Chính cho biết đây là nội dung mới, được công bố lần đầu tiên VN công bố năm 2021 là cơ sở, căn cứ, khuôn mẫu để ban hành chế độ kế toán tương ứng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân thủ các quy định về cơ chế tài chính trong khu vực công  cũng như NSNN. Cùng với đó, hệ thống chẩn mực kiểm toán độc lập góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Đặc biệt, TS. Vũ Đức Chính nhấn mạnh đến vấn đề tăng cường hoạt động quản lý giám sát để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức khu vực công và tư. Trong đó, nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán trong tuân thủ pháp luật cũng như thực hiện mô hình tham vấn ý kiến tư vấn về kế toán, kiểm toán có ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin kinh tế tài chính cũng như triển khai thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ. Một nội dung trong định hướng chiến lược của Kế toán kiểm toán được chỉ ra là phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán trong thời gian tới với các hội nghề nghiệp.

ThS. Trần Thị Thu Hương – Trưởng phòng Kế toán Nhà nước, Cục QLGSKTKT, BTC phát biểu

Tại phiên thứ nhất, ThS. Trần Thị Thu Hương –  Trưởng phòng Kế toán Nhà nước, Cục QLGSKTKT, BTC đã trình bày nội dung về Triển khai chuẩn mực Kế toán công Việt Nam [CMKTCVN] theo Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ Tài chính về Phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Theo đó, các lộ trình từ từ 2020-2024 nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực CMKTCVN theo lộ trình: 2020-2023 ban hành 21 CMKTCVN; Năm 2024: Tổng kết, đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực còn lại trong giai đoạn tiếp theo với điều kiện cơ chế, chính sách được sửa đổi, bổ sung đồng bộ với các nguyên tắc của chuẩn mực; Các chuẩn mực có những khác biệt lớn sẽ nghiên cứu xây dựng khi có đủ điều kiện. Quyết đinh số Số: 1676/QĐ-BTC ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công VN đợt 1 – Là những CMKT  đầu tiên trong lĩnh vực công ở Việt Nam, đánh dấu bước tiến lớn, khẳng định sự hội nhập của KTCVN với khu vực và thế giới.. Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công VN đợt 1. Trong đó, việc tổ chức thực hiện yêu cầu: Căn cứ nội dung các chuẩn mực kế toán công đã ban hành, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phù hợp.

ThS. Trần Thị Thu Hương cũng nêu việc Bộ Tài chính chuẩn bị cho việc công bố 6 CMKTC và đang triển khai, nghiên cứu các CMKTC đợt 3 gồm 5 chuẩn mực. Triển khai CMKTC VN dựa trên cơ sở về đào tạo nguồn nhân lực với việc xác định đối tượng, nội dung, tài liệu đào tạo phù hợp và hướng dẫn thực hiện CMKTC VN. Trong đó, hướng dẫn thực hiện dựa trên chế độ kế toán.

Tham luận Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 – những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp VN, tác giả TS. Nguyễn Hồng Nga – Trường Đại học Thương mại đã chỉ ra IFRS 15 tác động đến hoạt động doanh nghiệp, vượt ra ngoài phạm vi kế toán như hợp đồng, thỏa thuận bồi thường điều hành, thuế, khế ước nợ, quan hệ nhà đầu tư, quy trình và hệ thống hoạt động, mô hình kinh doanh, giá cả,…Tham luận cũng nêu một số điểm mới khi thực hiện Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế 15, đồng thời phân tích những điểm cần lưu ý, những thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng chuẩn mực này.

Tham luận Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế hoàn thiện kế toán hoạt động liên doanh, liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập [Tác giả TS.Phạm Thu Huyền – TS.Phạm Thu Trang – HVTC] do TS.Phạm Thu Huyền trình bày nêu vai trò của hoàn thiện kế toán hoạt động liên doanh liên và  trên cơ sở nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa CMKTC quốc tế và chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp về kế toán hoạt động liên doanh liên két, tham luận tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp thiết thực hoàn thiện kế toán hoạt động liên doanh liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh thực hiện tự chủ tài chính.

Tham luận “Sự tương thích trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Thông tư 107/2017/TT-BTC và VPSAS với IPSAS” [tác giả ThS. NCS Trần Thanh Tâm, Đại học Tài chính – Kế toán] đã chỉ ra những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt giữa chế độ kế toán HCSN Việt Nam, hệ thống CMKT công Việt Nam và CMKT quốc tế về báo cáo tài chính [BCTC] để trên cơ sở đó đưa ra ý kiến đề xuất hoàn thiện quá trình vận dụng chuẩn mực kế toán công về BCTC góp phần làm tăng tính hội tụ của kế toán khu vực công Việt Nam và các quy định kế toán quốc tế.

Tham luận Tài sản sinh học và phương pháp kế toán tài sản sinh học theo thông lệ quốc tế [TS. Bùi Thị Thu Hương và ThS. Bùi Tố Quyên – HVTC] do ThS. Bùi Tố Quyên trình bày đã nêu cách thức nhận diện tài sản sinh học và việc vận dụng mô hình giá trị hợp lý trong đánh giá tài sản sinh học tại các doanh nghiệp nông nghiệp theo thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng vận dụng trong xác định giá trị tài sản sinh học tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong phiên thảo luận thứ 2, tham luận Bàn về mô hình quản trị công mới trong quá trình áp dụng kế toán quản trị vào khu vực công [tác giả PGS.,TS. Phạm Quang Huy – ThS. Hoàng Thu Thảo, Đại học Kinh tế TPHCM] do ThS. Hoàng Thu Thảo trình bày đã vai trò của mô hình Quản trị công mới và đánh giá là một công cụ hiện đại đối với công tác cải cách quản trị trong khu vực công của một quốc gia và là một phương thức để giúp minh bạch hơn công tác tài chính kế toán trong khu vực công, giúp tăng cường việc thúc đẩy triển khai công tác kế toán quản trị cho những đơn vị trên cơ sở gia tăng trách nhiệm giải trình, thúc đẩy dự toán trên cơ sở kết quả. Tham luận cung cấp một bức tranh tổng quát về mô hình Quản trị công mới này cùng với 5 điểm chính và 8 nội dung cần thiết quan tâm khi ứng dụng vào kế toán quản trị công tại Việt Nam.

Tham luận Đánh giá mức độ thực hiện báo cáo môi trường và xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, tác giả TS. Dương Hoàng Ngọc Khuê, Đại học Tài chính – Marketing đã khảo sát báo cáo thường niên năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM về việc thực hiện báo cáo môi trường và xã hộivà sử dụng các mục thông tin môi trường và xã hội theo quy định của thông tư 155/BTC [2015]. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất: Ủy ban chứng khoản Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán chứng khoán TP. HCM cần phải xây dựng quy trình công bố thông tin nội bộ chặt chẽ, khoa học, đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác kịp thời trên nguyên tắc giám sát hiệu quả và đáp ứng được các quy định về công bố thông tin của tổ chức niêm yết; Các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM cần tăng cường công bố những thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến môi trường, xã hội, cộng đồng.

TS. Nguyễn Tuấn Anh – HVTC trình bày tham luận

Tham luận Trao đổi về việc áp dụng mô hình giá trị hợp lý trong chiến lược hội nhập kế toán quốc tế của VN, tác giả TS. Nguyễn Tuấn Anh – HVTC đãkhái quát về các quan điểm liên quan đến giá trị hợp lý được quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam và đánh giá khái quát thực trạng các quy định pháp lý hiện hành. Trên cơ sở nghiên cứu việc áp dụng giá trị hợp lý ở các quốc gia trên thế giới, tác giả chỉ ra một số lợi ích và hạn chế nhất định nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của việc áp dụng mô hình giá trị hợp lý. Tác giả đưa ra một số định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện và tăng cường hơn nữa việc triển khai áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Tham luận Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại đơn vị hành chính sự nghiệp theo VPSAS 12 – hàng tồn kho, tác giả ThS. Lê Thanh Dung – HVTC đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa VPSAS 12 – Hàng tồn kho và kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán HCSN. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại đơn vị HCSN theo VPSAS 12 – Hàng tồn kho.

Các tham luận trình bày tại Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp và phản biện trực tiếp tại Hội thảo cũng như trên khung chát zoom trực tuyến về các vấn đề như: Việc xác định giá trị hợp lý của tài sản sinh học, nhất là biện pháp giảm thiểu  hạn chế các giá trị hợp lý đối hàng tồn kho đối của các doanh nghiệp xuất khẩu; IFRS 15 với các khoản thanh toán biến đổi, nhất là doanh thu hợp đồng xây dựng; Kiểm soát và giải pháp giải quyết tình trạng giá trang thiết bị Y tế bị đẩy lên cao khi bệnh viên công lập liên doanh liên kết giữa các với tư nhân; Kế toán quản trị công có vai trò gì trong đánh giá đo lường kết quả hoạt động của các công trình, nhiệm vụ do đơn vị công thực hiện; Xác định giá trị hàng tồn kho trong các đơn vị HCSN; Cải cách và đổi mới kế toán trong lĩnh vực công về  báo cáo tài chính nhà nước…

Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy –  Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đã đánh giá cao sự nghiêm túc, tâm huyết của các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia Hội thảo và khẳng định: Các ý kiến theo quan điểm cá nhân của các tác giả trình bày trong bài viết được đăng trong Kỷ yếu hội thảo có chất lượng cao, bao quát các vấn đề nổi bật được quan tâm hiện nay. Các bài thảo luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng dựa trên cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thể hiện sự am hiểu hiểu chuyên môn, sự tâm huyết và nghiên cứu nghiêm túc của các tác giả. Đây là nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn đáng tin cậy đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách;

Từ góc độ là cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính, kế toán, kiểm toán nói riêng, PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy nhấn mạnh: Kết quả của hội thảo có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại Học viện Tài chính, đóng góp vào mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính nói chung, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học tại Hội thảo là những luận cứ khoa học và thực tiễn sinh động, quý báu rất cần thiết cho quá trình tiếp tục nghiên cứu sau này.

Một số hình ảnh khác:

Video liên quan

Chủ Đề