Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024

có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của buổi diễn thuyết. Lời mở đầu chính là yếu tố để người thuyết trình gây ấn tượng và tạo kết nối với khán giả. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh khám phá ngay 20+ cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng trong bài viết sau.

Show

Nội Dung Bài Viết

1. Xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình theo quy tắc “1 phút”

Quy tắc “1 phút” khi bắt đầu bài thuyết trình là một nguyên tắc trong nghệ thuật diễn thuyết để thu hút sự chú ý và tạo sự quan tâm của khán giả ngay từ phút đầu tiên. Quy tắc này đề cao việc tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trong vòng 1 phút đầu tiên của bài thuyết trình.

Do đó, khi xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình theo quy tắc “1 phút”, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Câu mở đầu gây chú ý: Bạn có thể bắt đầu bằng một câu nói mở đầu đặc biệt, câu hỏi gây tò mò, trích dẫn ấn tượng hoặc một tình huống đặc biệt để thu hút sự chú ý của khán giả.
  • Tạo liên kết với khán giả: Kết nối với khán giả bằng cách tạo sự liên kết tình cảm hoặc thể hiện sự đồng cảm với vấn đề mà bạn sẽ thảo luận. Điều này giúp khán giả cảm thấy gần gũi và quan tâm hơn đến nội dung của bạn.
  • Giới thiệu sơ lược vấn đề chính: Trong thời gian ngắn, hãy giới thiệu vấn đề chính mà bạn sẽ đề cập trong bài thuyết trình. Tóm tắt sự quan trọng và giá trị của vấn đề đó để khán giả hiểu rõ tại sao nó quan trọng và cần quan tâm.
  • Tạo sự kích thích và tò mò: Tạo ra một tình huống hoặc câu chuyện đặc biệt để khởi đầu bài thuyết trình. Đặt câu hỏi, tạo sự tò mò, hoặc đưa ra một trường hợp đặc biệt để khán giả muốn biết thêm thông tin và tiếp tục lắng nghe.

Quy tắc “1 phút” giúp bạn tạo ra một bước khởi đầu mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu bài thuyết trình.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Lời mở đầu bài thuyết trình ảnh hưởng lớn đến sự thành công của buổi hội thảo

\>>> XEM NGAY: Mô hình SMART và 4 nhược điểm khi thiết lập mục tiêu SMART

Người diễn giả có thể dựa theo hoàn cảnh và chủ đề để chọn cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng nhất nhưng vẫn luôn phải đảm bảo đủ 4 yếu tố cơ bản dưới đây.

2.1 Chào mừng và giới thiệu

Hãy gửi một lời chào đầu tiên khi thuyết trình và lời cảm ơn đến những khán giả đã có mặt tại đó. Nếu cảm thấy thoải mái, hãy sử dụng một phần mở đầu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu. Đó có thể là một số liệu thống kê đáng ngạc nhiên, một câu danh ngôn nổi tiếng, hoặc một câu hỏi tạo sự chú ý.

  • “Xin kính chào quý vị và khán giả, cảm ơn sự có mặt của quý vị trong buổi thuyết trình hôm nay.”
  • “Vì sao 7000 doanh nghiệp tại Mỹ đã phải đóng cửa? Tôi sẽ phân tích và giải đáp nguyên nhân trong bài thuyết trình này.”
  • “Có người từng nói rằng: “Mỗi thương hiệu là một lời hứa”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu lời hứa đó bị phá vỡ? “

\>>> XEM THÊM: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 22000:2018

2.2 Giới thiệu những thành tích liên quan

Tạo sự tín nhiệm cho khán giả bằng cách đưa ra những thành tích và kinh nghiệm bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình (có liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình).

  • “Tôi là Hoàng Linh, người thành lập công ty thiết kế ABC.”
  • “Tôi đã rất vinh dự khi đưa công ty ABC vào top 20 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại Việt Nam trong năm vừa qua.”
  • “Với hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp điều hành và hỗ trợ quản lý 10 Doanh nghiệp lớn nhỏ, tôi học được nhiều bài học đắt giá trong việc quản trị rủi ro và giải pháp vượt qua khó khăn cho Doanh nghiệp.”

\>>> ĐỌC NGAY: Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart

2.3 Giới thiệu chủ đề thuyết trình

Đừng quên đưa ra lời giới thiệu về chủ đề trong lời chào mở đầu bài thuyết trình. Hãy cho khán giả biết họ sẽ nhận được những lợi ích gì khi dành thời gian để lắng nghe bạn nói.

  • “Hôm nay, tôi muốn nói về chủ đề cách Doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu.”
  • “Mục tiêu chính của bài thuyết trình hôm nay là đưa ra các giải pháp tháo gỡ khủng hoảng tài chính cho Doanh nghiệp.”
  • “Tôi hy vọng sau buổi thảo luận hôm nay, quý vị sẽ tìm được ra hướng đi mới để thúc đẩy doanh thu hiệu quả.”

\>>> ĐỌC NGAY: 9 Mẫu báo cáo doanh thu ngày, tháng, năm chi tiết trên Excel

2.4 Chuyển sang trọng tâm bài thuyết trình

Làm nổi bật và thu hút sự chú ý của khán giả khi đưa những câu dẫn dắt vào chủ đề trọng tâm của bài thuyết trình. Hãy dùng các cụm từ kêu gọi hành động để thu hút sự tập trung của người nghe.

  • “Được rồi, chúng ta hãy cùng đi vào phân tích ngay!”
  • “Đây là phần quan trọng, hãy tập trung!”
  • “Chúng ta bắt đầu ngay bây giờ thôi!”
    Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
    Đảm bảo đủ 4 yếu tố để có lời mở đầu cho bài thuyết trình ấn tượng

\>>> ĐỌC THÊM: WBS là gì? 5 Gợi ý giúp phân chia cấu trúc công việc hiệu quả

3. 3 Cách mở đầu bài thuyết trình tuyệt đối không sử dụng

Nếu muốn có một buổi diễn thuyết thành công, diễn giả tuyệt đối không sử dụng 3 cách sau để làm lời chào mở đầu bài thuyết trình.

3.1 Liên quan đến yếu tố kỹ thuật

Tuyệt đối không mở đầu bài thuyết trình với các yếu tố liên quan đến kỹ thuật như:

  • “Micrô này có hoạt động không nhỉ?”
  • “Mọi người có nghe rõ tôi nói gì không?”
  • “Ánh đèn phía sau hơi tối hãy bật nó lên!”

Những cách mở đầu này khiến cho khán giả cảm thấy buổi diễn thuyết không được chuẩn bị trước kỹ lưỡng và thiếu chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo một ấn tượng xấu đầu tiên trong lòng người nghe, có thể kéo theo các phản ứng không tích cực của họ trong suốt buổi nói chuyện của bạn.

\>>> ĐỌC NGAY: Workflow là gì? 5 Phương pháp giúp triển khai workflow hiệu quả

3.2 Thể hiện sự hồi hộp của bản thân

Sự hồi hộp và lo lắng cho thấy rằng bản thân người diễn giả đang thiếu tự tin trước các khán giả. Điều đó sẽ làm người nghe cảm thấy hoài nghi và không thoải mái trong quá trình lắng nghe buổi diễn thuyết. Do đó, tuyệt đối đừng mở đầu bài bằng những câu nói như:

  • “Tôi cảm thấy khá lo lắng.”
  • “Tôi không quen nói chuyện trước nhiều người như vậy.”

\>>> XEM THÊM: FMEA Là Gì? 7 Bước Thực Hiện FMEA Chi Tiết, Dễ Hiểu

3.3 Một lời khen “thảo mai”

Những lời khen phóng đại hay ‘’thảo mai’’ sẽ khiến các khán giả cảm thấy nhàm chán. Vì thế hãy để những lời khen ngợi, cảm ơn dành vào cuối buổi trình bày, tránh việc đưa những lời khen sau vào lời chào mở đầu bài thuyết trình như sau:

  • “Cảm ơn vì phần giới thiệu thú vị của bạn MC.”
  • “Cảm ơn MC đã giúp tôi giới thiệu.”
  • “Thật vui khi bạn có mặt ở đây để dẫn buổi diễn thuyết cho tôi.”

\>>> XEM THÊM: TOP 7 Công cụ quản lý chất lượng (7QC-Tools) hiệu quả nhất

3.4 Phóng đại vấn đề một cách tùy tiện

Muốn có một lời mở đầu bài thuyết trình hay, đừng phát biểu một cách ngẫu hứng, thái quá khi vừa lên sân khấu. Kịch bản cho bài thuyết trình của bạn cần phải được chuẩn bị kỹ và có tính chính xác. Người diễn giả phải tập luyện trước gương, trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng phó và ngôn ngữ cơ thể.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Diễn giải tuyệt đối không nhắc tới những yếu tố kỹ thuật trong lời chào mở đầu thuyết trình

\>>> ĐỌC TIẾP: Sơ đồ Gantt | Cách vẽ gantt chart trên Excel, Google Sheets

4. 20+ Ý tưởng lời chào mở đầu thuyết trình sáng tạo, hiệu quả

Trong phần tiếp theo của bài viết, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ gợi ý 20+ lời chào cho bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất, giúp tạo thành công cho buổi diễn thuyết.

4.1 Khiến khán giả của bạn cảm thấy sốc

Bắt đầu bài thuyết trình bằng cách khơi gợi sự hứng thú cho khán giả bằng cách gây cho họ một cú sốc. Tuy nhiên, cú sốc của bạn phải tạo được cho họ sự ngạc nhiên, thích thú chứ không phải sự khó chịu. Đặc biệt, cú sốc này phải liên quan tới nội dung của bài thuyết trình. Một vài gợi ý để tạo ra cú sốc cho khán giả như: Chiếu một đoạn video hài hước, sử dụng dụng cụ,…

\>>> XEM THÊM: ISO 9000 là gì? Định nghĩa và các nội dung chính của tiêu chuẩn

4.2 Đề cập đến một sự kiện, xu hướng có liên quan hiện đang diễn ra

Nếu chủ đề của bạn liên quan đến một xu hướng hoặc sự kiện mà khán giả của bạn đã biết, hãy bắt đầu bài thuyết trình bằng cách tóm tắt ngắn gọn về sự kiện hoặc xu hướng đó. Điều này giúp khán giả cảm thấy quen thuộc và có thể liên kết với nội dung bài thuyết trình của bạn.

Ví dụ, nếu bạn đang thuyết trình về công nghệ mới, bạn có thể đề cập đến một sự kiện hoặc xu hướng công nghệ đang nổi bật trong ngành và giải thích tại sao nó quan trọng và liên quan đến bài thuyết trình của bạn.

\>>> XEM THÊM: [3 LƯU Ý] Thời hạn giấy chứng nhận ISO 9001 cần phải biết

4.3 Hoạt động tương tác giữa các khán giả

Bắt đầu buổi diễn thuyết bằng một hoạt động tương tác với khán giả là ý tưởng khá hay để thay thế lời chào mở đầu bài thuyết trình thông thường. Tùy thuộc vào chủ đề và địa điểm, bạn có thể yêu cầu khán giả nói chuyện với nhau hoặc tạo thành nhóm nhỏ để thảo luận về những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị.

Phương pháp này thích hợp khi bạn có đủ thời gian để thực hiện. Bằng cách này, bạn sẽ thu hút được sự tham gia của người nghe trong suốt buổi trình bày.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Hãy tạo ra các hoạt động tương tác với khán giả cho phần mở đầu bài thuyết trình

\>>> XEM THÊM: Chứng nhận xuất xưởng là gì? 5 Nội dung cần biết trước

4.4 Trích dẫn người nổi tiếng hoặc câu tục ngữ

Lựa chọn câu trích dẫn phù hợp từ người nổi tiếng hoặc câu tục ngữ cũng là cách để gây ấn tượng cho lời chào mở đầu bài thuyết trình. Nếu bạn sử dụng slide, hãy ưu tiên hiển thị các trích dẫn dưới dạng ảnh để khán giả dễ hiểu, dễ ghi nhớ và kích thích trí tưởng tượng của họ hơn.

\>>> XEM THÊM: Kế hoạch là gì? 6 Sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch

4.5 Kể chuyện

Để làm buổi thuyết trình trở nên hấp dẫn, diễn giả cũng có thể bắt đầu bằng một câu chuyện nhằm nâng tầm quan trọng của chủ đề bài thuyết trình. Ví dụ bài thuyết trình về tác dụng của việc ăn chay, bạn có thể đưa ra những câu chuyện, dẫn chứng về những trường hợp khỏi bệnh nhờ ăn chay.

Lựa chọn câu chuyện thú vị, về các nhân vật nổi tiếng hoặc liên quan đến lịch sử sẽ giúp lời chào mở đầu bài thuyết trình của bạn thu hút hơn. Nếu là người có kinh nghiệm, diễn giả cũng có thể pha một chút câu nói đùa để câu chuyện trở nên hấp dẫn, thu hút người nghe.

\>>> XEM THÊM: Kiểm định thang máy theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH năm 2023

4.6 Đưa ra một lời chứng thực

Sử dụng lời chứng thực như một phương pháp giúp củng cố niềm tin của khán giả. Phương pháp này thực sự thu lại hiệu quả trong các buổi hội thảo để bán sản phẩm, dịch vụ.

Hãy đưa ra những câu chuyện có thật, những thay đổi tích cực sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ được đề cập trong bài diễn thuyết. Bạn cần phân tích đủ các yếu tố có lợi về sản phẩm, dịch vụ trước khi kêu gọi mua hàng.

\>>> THAM KHẢO NGAY: 13 Bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết [KÈM MẪU MIỄN PHÍ]

4.7 Chạm vào “điểm đau – pain point” của khán giả

Chạm vào nỗi đau của khán giả là phương pháp được sử dụng nhiều cho những bài thuyết trình thành công. Khán giả cảm nhận được sự đồng cảm khi bạn nói đến những vấn đề họ quan tâm, đó cũng chính là lý do họ có mặt trong buổi thuyết trình này.

Hãy thử đặt những câu hỏi để chạm vào điểm đau của khán giả như: Bạn thấy việc giảm cân là vô cùng khó khăn hoặc bạn thấy cơ thể mệt mỏi vì phải ăn kiêng? Diễn giả cần đặt câu hỏi như cách đưa ra vấn đề và nội dung bài thuyết trình chính là cách giải quyết vấn đề cho khán giả.

\>>> XEM THÊM: Chứng nhận ISO 22000 2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

4.8 Trình chiếu video

Thay thế lời chào mở đầu bài thuyết trình bằng các hình ảnh luôn thu hút khán giả nhiều hơn câu chữ. Sử dụng video để mở đầu cho bài thuyết trình cũng là cách mở đầu bài thuyết trình lý tưởng. Thông qua video, diễn giả đưa ra câu chuyện và dẫn dắt người nghe vào trọng tâm của bài thuyết trình.

\>>> ĐỌC THÊM: DISC là gì? Hướng dẫn ứng dụng DISC vào HRM hiệu quả

4.9 Khơi dậy sự tò mò bằng câu hỏi

Đặt một câu hỏi để mở đầu bài thuyết trình sẽ giúp kích thích sự tò mò, tư duy và sự quan tâm của các khán giả có mặt. Một câu hỏi thú vị và phần thưởng nhỏ sẽ khiến toàn bộ khán giả tập trung, hào hứng để tìm lời giải đáp.

Diễn giả có thể đặt các dạng câu hỏi trực tiếp, đưa ra một tình huống và yêu cầu khán giả đưa phương án xử lý hoặc loại câu hỏi tu từ khiến khán giả phải suy ngẫm. Nếu khéo léo, diễn giả có thể đưa ra các câu hỏi bẫy để khán giả trả lời và đưa họ vào chủ đề chính bài thuyết trình.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Đặt một câu hỏi trong lời chào mở đầu bài thuyết trình là cách thu hút sự chú ý hiệu quả

\>>> XEM THÊM: Biểu đồ xương cá trong quản trị sản xuất và vai trò quan trọng

4.10 Liệt kê các số liệu

Một cách khác để tạo ấn tượng cho khán giả trong lời chào mở đầu bài thuyết trình, đó là việc đưa ra các số liệu thống kê một cách kinh ngạc và gắn nó với chính khán giả có mặt tại buổi thuyết trình. Ví dụ như: Trong căn phòng này, có đến 80% mọi người sẽ… hoặc bạn nghĩ bao nhiêu % dân số nước ta thuộc nhóm trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không quá lạm dụng số liệu hoặc sử dụng những loại số liệu phức tạp, gây khó hiểu cho khán giả.

\>>> ĐỌC TIẾP: MBTI là gì? 16 Loại tính cách MBTI chi tiết và cách ứng dụng

4.11 Bắt đầu bằng một hình ảnh hấp dẫn

Để dẫn dắt khán giả đi vào chủ đề chính một cách ấn tượng, bạn có thể bắt đầu bằng một hình ảnh hấp dẫn có liên quan. Hãy chọn một bức ảnh có tính thẩm mỹ, có sự thu hút và gây tò mò để khán giả chú ý và nhớ tới thông điệp cảu buổi thuyết trình một cách sâu sắc.

\>>> ĐỌC NGAY: Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk và 3 bài học giá trị

4.12 Sử dụng đạo cụ minh họa sáng tạo

Sử dụng đạo cụ để minh họa là lời chào mở đầu bài thuyết trình khiến cho khán giả nhớ mãi về người diễn giả và nội dung của buổi thuyết trình. Bạn có thể sử dụng những dụng cụ mang tính gợi nhớ, kỷ niệm để bắt đầu.

\>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 10+ Bảng chấm công theo giờ, ngày, ca chi tiết

4.13 Sử dụng một trò đùa phù hợp

Tạo ra bầu không khí vui vẻ trước khi bước vào buổi thuyết trình sẽ dễ dàng lấy được thiện cảm của khán giả. Hãy lựa chọn một câu chuyện phù hợp để đủ tạo ra sự thoải mái cho mọi người.

Ví dụ tại một buổi lễ vinh danh, bạn có thể kể một câu chuyện gây cười về người được vinh danh khi bắt đầu.

\>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 15 Mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết, chuyên nghiệp

4.14 Chia sẻ câu chuyện của bản thân

Kể một câu chuyện về bản thân cũng là cách thay thế lời chào mở đầu bài thuyết trình hiệu quả. Khán giả sẽ thấy hứng thú, tin cậy khi được nghe một câu chuyện có thật do chính người diễn thuyết trải qua. Lựa chọn một câu chuyện và các tình tiết phù hợp sẽ tạo ra phản hồi tốt từ khán giả.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Nhiều diễn giả nổi tiếng chọn cách chia sẻ câu chuyện của chính mình để mở đầu bài thuyết trình

\>>> XEM THÊM: Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn

4.15 Yêu cầu khán giả trò chuyện với nhau

Diễn giả có thể yêu cầu các khán giả thảo luận với nhau, sau đó dẫn dắt họ tới chủ đề bài thuyết trình. Để phương pháp này đạt hiệu quả, người diễn giả phải có sự tự tin và đưa ra một câu hỏi hoặc vấn đề đủ thu hút cho các khán giả. Sự tương tác giữa các khán giả sẽ giúp buổi thuyết trình thú vị, đạt hiệu quả cao.

\>>> XEM THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 9 Mẫu bảng lương nhân viên Excel mới nhất

4.16 Bắt đầu bằng một vấn đề

Mở đầu bài thuyết trình bằng cách đưa ra một vấn đề mà hầu hết mọi khán giả đều quan tâm cũng là một cách tạo ấn tượng thú vị. Chỉ với một câu nói bạn đã có được sự chú ý hoàn toàn của khán giả. Điều này đóng góp một phần lớn vào thành công của bài thuyết trình.

\>>> ĐỌC NGAY: Chiến lược Just in Time và 5 bài học từ các Doanh nghiệp lớn

4.17 Thảo luận về tương lai hoặc quá khứ

Sử dụng lời chào mở đầu bài thuyết trình với phương pháp Symbouleutikon/deliberative rhetoric, bạn có thể thuyết phục khán giả hành động bằng cách tưởng tượng về một tương lai có thể xảy ra. Đây là một kỹ thuật thường được sử dụng bởi các chính trị gia, và một ví dụ nổi tiếng là bài diễn thuyết “I have a dream” của Martin Luther King Jr.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra phản ứng tương tự từ khán giả bằng cách nói về quá khứ. Bằng cách sử dụng những bài học từ những thành công hoặc thất bại trong quá khứ, bạn có thể kết nối khán giả với nội dung của bài thuyết trình.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Martin Luther King Jr thành công trong bài thuyết trình bằng cách thuyết phục khán giả tưởng tượng về tương lai

\>>> XEM THÊM: Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết

4.18 Yêu cầu khán giả động não

Yêu cầu khán giả hãy tưởng tượng đến một viễn cảnh có thể xảy ra sẽ là cách để đánh thức sự tập trung từ họ. Từ việc phải động não suy nghĩ, khán giả sẽ được dẫn dắt cuốn vào chủ đề của buổi thảo luận một cách tự nhiên và đầy hứng thú.

\>>> TÌM HIỂU NGAY: 16+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất trong công việc

4.19 Sử dụng các khoảng trống gây tò mò (Curiosity Gap)

Thay bằng nói lời chào mở đầu bài thuyết trình, diễn giả có thể tạo ra một khoảng trống gây tò mò và thu hút khán giả. Thủ thuật này được ứng dụng thành công trong ngành Marketing. Diễn giả có thể kể một câu chuyện mà giấu đi những yếu tố quan trọng hoặc dùng lại ngay ở phần cao trào để khán giả tò mò.

\>>> XEM NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết

4.20 Đi ngược lại với những gì khán giả kỳ vọng

Khác với những cách trên, tạo ra một câu nói phản bác đi ngược lại kỳ vọng của khán giả sẽ lập tức thu hút được sự chú ý của họ. Sau đó, diễn giả có thể dẫn khán giả đi vào chủ đề của bài thuyết trình. Gửi lời chào mở đầu bài thuyết trình bằng cách này sẽ giúp bạn để lại dấu ấn khó quên cho khán giả.

\>>> THAM KHẢO THÊM: 35+ Ý tưởng trò chơi team building trong nhà đơn giản, hiệu quả

5. 3 Mẫu lời chào mở đầu bài thuyết trình theo từng chủ đề

Với mỗi chủ đề thảo luận, diễn giải cần biết xây dựng và lựa chọn những lời chào mở đầu bài thuyết trình phù hợp. Sự dẫn dắt nhẹ nhàng và tạo ấn tượng mạnh mẽ sẽ giúp bạn tạo ra một bài phát biểu hoàn hảo và để lại dấu ấn trong mỗi khán giả.

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Sự quan tâm của khán giả sau khi nghe lời chào cũng giúp diễn giả tự tin thể hiện bản thân hơn

\>>> TÌM HIỂU THÊM: Hướng dẫn xây dựng tài liệu ISO 14001

5.1 Mở đầu bài trình bày dự án của khách hàng

Khi trình bày với khách hàng về dự án của công ty, diễn giả có thể tham khảo lời chào mở đầu bài thuyết trình như sau:

“Xin chào các quý vị đại diện của công ty ABC! Đầu tiên, tôi xin phép được giới thiệu. Tôi tên là là Nguyễn Thị A, hiện tại tôi đang giữ vị trí trưởng phòng nghiên cứu của công ty thực phẩm sạch XYZ và cũng là người chịu trách nhiệm chính về dự án lần này.

Hôm nay, tôi sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu của phòng chúng tôi cho chiến dịch của công ty ABC. Thông qua buổi trình bày này, tôi hy vọng có thể cung cấp được các thông tin về quy trình phát triển thực phẩm sạch. Nội dung của bài phát biểu bao gồm quy trình chọn giống, quy trình chăm sóc, chăn nuôi, tuyển chọn và xuất khẩu sản phẩm.

Nếu quý vị có câu hỏi nào cần trao đổi trước khi bắt đầu, xin mời tự nhiên đưa ý kiến.”

\>>> ĐỌC THÊM: 20+ Mẫu sơ đồ tổ chức công ty theo loại hình, lĩnh vực, bộ phận

5.2 Mở đầu bài giới thiệu nhân sự mới

Các nhân sự mới đến với công ty cần tìm hiểu về văn hóa để hội nhập dễ dàng hơn, tham khảo lời chào mở đầu bài thuyết trình ấn tượng để chào đón nhân sự mới sau:

“Xin chào các anh/chị. Tôi tên là Trần Văn A – giám đốc nhân sự tại công ty ACB. Hôm nay, tôi sẽ cùng các anh/chị tìm hiểu về văn hóa của công ty chúng ta, đồng thời tôi sẽ trao đổi với anh chị về định hướng, kỳ vọng mà công ty mong muốn anh/chị đạt được.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình buổi họp, xin cứ tự nhiên cho tôi biết bằng hình thức giơ tay. Thời gian dự kiến cuộc họp diễn ra trong khoảng 3 tiếng.

Trước khi bắt đầu, anh/ chị hãy sử dụng cuốn sổ đã được đặt sẵn trên bàn để trả lời một số câu hỏi sau: “Vị trí làm việc của anh/chị là gì?”, “Định hướng phát triển trong 1 năm tới của anh/chị là gì?” và ‘’Anh/chị có mong muốn gì khi làm việc tại đây’’. Chúng ta có 5 phút để trả lời và sau đó hãy chia sẻ câu trả lời này tới người ngồi bên cạnh.

\>>> XEM THÊM: Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 45001

5.3 Mở đầu bài diễn thuyết trong hội nghị

Trong các hội nghị kinh doanh, nhiều diễn giả áp dụng cách mở đầu bằng cách kể chuyện, đưa ra một dẫn chứng… để tạo ra một lời chào ấn tượng. Dưới đây là lời chào mẫu cho buổi diễn thuyết hội nghị về kinh doanh:

“Xin chào toàn thể anh/chị, tôi tên là Trần Thị C, CEO của công ty XYZ – một thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Trong hơn 15 năm qua, tôi đã giúp đỡ cho hơn 10 doanh nghiệp thực phẩm như ACB, CBA… khởi nghiệp thành công.

Tại sao tôi lại giới thiệu tới quý vị điều này? Đó là vì tôi mong muốn sẽ giúp Doanh nghiệp của quý vị có thể thành công trên thị trường Việt Nam. Trong khoảng 1 tới, tôi sẽ chia sẻ chi tiết về hành trình xây dựng thương hiệu, những thách thức khó khăn và những bài học tôi rút ra trong suốt hành trình 15 năm xây dựng hệ thống của mình.”

Hướng dẫn cách giới thiệu thành phần tiế năm 2024
Lời mở đầu ấn tượng giúp diễn giả thành công trong buổi hội thảo

Trên đây là những gợi ý của Vinacontrol CE Hồ Chí Minh về những lời chào mở đầu bài thuyết trình ấn tượng. Việc tạo ra một lời mở đầu hấp dẫn giúp diễn giả đạt được mục tiêu nâng cao tên tuổi và doanh thu bán hàng. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các diễn giả thành công hơn và để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả của mình!