Hướng dẫn học vịnh xuân quyền

Phiên bản LHVX 2.0 đang trong quá trình thử nghiệm, mọi địa chỉ lớp học chỉ là tương đối, bạn cần xác minh trước với AD để có thông tin chính xác nhất. Và nên nhớ, hãy tập luyện võ thuật thường xuyên. Vịnh Xuân Quyền là môn võ thuật được nhiều người theo học hiện nay. Để biết cách học võ Vịnh Xuân Quyền đơn giản tại nhà các bạn đừng bỏ lỡ những chia sẻ bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

1. Giới thiệu Vịnh Xuân Quyền

Hiệu quả của cách học võ Vịnh Xuân Quyền phụ thuộc vào cơ địa, cũng như cách giác ngộ của mỗi người. Người có tư duy quan sát, khả năng hiểu tốt thì chỉ mất khoảng 3 năm và đối với những người không tuân thủ đúng trình tự thời gian có thể là 5 – 10 năm.

Tất cả các bài quyền của Vịnh Xuân Quyền là để rèn luyện đủ Hình + Ý + Khí. Các bạn càng chăm chỉ tập luyện càng tốt, nếu không có thời gian thì bạn chỉ cần tập luyện bài Tiểu Niệm Đầu là đủ.

Hướng dẫn học vịnh xuân quyền
Giới thiệu Vịnh Xuân Quyền

➤ Xem thêm: Những môn võ nên học để tự vệ bản thân

Mỗi bài tập của Vịnh Xuân Quyền đều có những ý nghĩa riêng biệt, song những bài tập được nhiều người lựa chọn nhất là: Kiềm Dương Mã, Nhất Thốn Quyền, Bàng Thủ,… Bởi nó mang đến tính thông dụng và hiệu quả cao cho người tập.

Bạn cần xây dựng cho mình tiến trình cụ thể để bài võ Vịnh Xuân Quyền đạt hiệu quả cao nhất. Tùy từng cấp độ, sở thích tập luyện mà lựa chọn cho thật phù hợp.

Tiến trình tập Vịnh Xuân Quyền

Trước tiên bạn cũng cần “nằm lòng” những nguyên tắc chính của môn võ thuật này, cụ thể tiến trình Vịnh Xuân Quyền theo 24 tháng tập luyện như sau:

  • Tuần đầu tiên: Tập thành thạo Than Thủ và Nhị Tự Kiềm Dương Mã sau đó ứng dụng vào thực tế;
  • Từ tuần thứ 2: Đọc hết bài Tiểu Niệm Đầu Vịnh Xuân Quyền. Tập thành thục từng kỹ năng trong bài. Cần duy trì bài tập này cả đời, mỗi tuần 3 lần là hiệu quả nhất;
  • Từ tháng thứ 4: Bạn cần luyện tập bộ pháp căn bản, mỗi buổi trong 15 phút;
  • Từ tháng thứ 5: Tập bài Đơn Tri Thủ, nên tập thời gian 15 phút/buổi;
  • Từ tháng thứ 6: Luyện tập 2 tay Chi Sao, mỗi buổi 30 phút, thêm vào đó là Khẩu Quyết của Vịnh Xuân Quyền;
  • Từ tháng thứ 7: Tập Tầm Kiều, mỗi tuần 3 lần;
  • Từ tháng thứ 10: Luyện Tiêu Chỉ, mỗi tuần 3 lần;
  • Từ tháng thứ 12: Luyện bài 116 Mộc Nhân Trang, mỗi tuần 3 lần;
  • Từ tháng thứ 13: Tập bài Lục Điểm Bán Côn thuần thục;
  • Từ tháng thứ 24: Luyện tập thuần thục bài tập Bát Trảm Đao.

Lưu ý với cách học võ Vịnh Xuân Quyền

Trong quá trình tự tập Vịnh Xuân Quyền bạn cần nắm được một vài lưu ý. Đó là những yếu tố quyết định tính hiệu quả của việc tập luyện. Bạn cũng có thể tự đầu tư cây mộc nhân để phục vụ cho quá trình tập luyện của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho người tập thể hình cũng vô cùng cần thiết. Quyết định quan trọng đến việc thực hiện thành công các bài tập này.

Hướng dẫn học vịnh xuân quyền
Lưu ý với cách học võ Vịnh Xuân Quyền

Nên rèn luyện một cách đều đặn đến hết đời đó là điều vô cùng cần thiết. Tập xong Tiểu Niệm Đầu, bạn có thể tiếp tục với một bài bất kỳ nên tuân thủ trình tự trên để có hiệu quả tốt nhất.

Hiệu quả của cách học võ Vịnh Xuân Quyền phụ thuộc vào cơ địa, cách giác ngộ của mỗi người với những người có tư duy quan sát, khả năng hiểu tốt thì chỉ mất khoảng 3 năm. Những người không tuân thủ đúng trình tự thời gian có thể là 5 – 10 năm.

Các bài quyền của Vịnh Xuân Quyền là để rèn luyện đủ Hình + Ý + Khí, càng chăm chỉ tập luyện càng tốt. Nếu không có thời gian thì bạn chỉ cần tập luyện bài Tiểu Niệm Đầu là đủ.

Trên đây là hướng dẫ các bài tập Vịnh Xuân Quyền đơn giản nhất. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách tập luyện phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vĩnh Xuân quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ thống để biểu diễn. Cùng làm một vòng sơ lược 3 bài quyền căn bản Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu Chỉ trong Vĩnh Xuân Quyền. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi ứng dụng thực chiến.

1. Tiểu niệm đầu (Sil Lim Tao)

Hướng dẫn học vịnh xuân quyền
Tiểu Niệm Đầu

Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của Vĩnh Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinh còn gọi là tam xung chùy là thực hiện đấm liên tiếp 3 cái trong một nhịp tấn công v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là Kiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính diện, chính thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã.

Lời thiệu:

Theo Diệp Vấn (tự nhận là Vĩnh xuân gốc – Original Wing chun):

1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã 2. Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền 3. Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu) 4. Than thủ – bán khuyên thủ – hộ thủ – phục thủ 5. Trắc chưởng – chánh chưởng – than thủ – khuyên thủ thâu quyền 6. Tả hữu án thủ – hậu án thủ – tiền án thủ 7. Lan thủ – phất thủ – lan thủ – song chẩm thủ – tiêu chỉ thủ 8. Trường kiều án thủ – song đề thủ – thâu quyền 9. Trắc chưởng – hoành chưởng thâu quyền 10. Than thủ – chẩm thủ – quát thủ 11. Lao thủ – hạ lộ hoành chưởng – thâu quyền 12. Bàng thủ – than thủ – ấn chưởng – thâu quyền 13. Thoát thủ – liên hoàn xung quyền – thâu cước

2. Tầm Kiều (Chum Kiu)

Hướng dẫn học vịnh xuân quyền
Tầm Kiều

Lời thiệu :

1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã 2. Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền 3. Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền 4. Xuyên kiều – chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh) 5. Song phục thủ – phách thủ – chánh chưởng cập hộ thủ 6. Chuyển thân lan thủ – giao thoa than thủ – cập chuyển thân bàng thủ 7. Lan thủ xung quyền – phất thủ – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền 8. Cầm lan – trắc thân lan thủ khởi đề thoái 9. Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ – cập trắc thân giao thoa than thủ tam thức 10. Trừu chàng quyền – phục thủ – thoát thủ – khuyên thủ thâu quyền 11. Trực đăng thoái – đạp bộ đê bàng thủ – cập song than thủ – chánh thân song vấn thủ 12. Song trất thủ – song ấn chưởng – thâu quyền 13. Chuyển thân trắc sanh thoái – trắc thân án thủ – đàn kiều xung quyền (3 lần) 14. Liên hoàn xung quyền – khuyên thủ thâu thức

3. Tiêu chỉ

Hướng dẫn học vịnh xuân quyền
Tiêu chỉ

Tiêu chỉ hay Phiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài áp dụng nguyên lý “dĩ công vi thủ” (lấy công làm thủ) và “dĩ đả vi tiêu” (lấy đánh làm hóa giải), “dùng eo phát lực” và “lực quán chỉ”.

Những kĩ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.