Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, sáng 8/12 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Thời hạn trên được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đặt ra trong Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đánh giá cao sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương để đạt được những chuyển biến tích cực trong thời gian qua, nhất là trong việc hoàn tất khung pháp lý cho việc xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm.

Theo Bộ Nội vụ, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định (Nghị định 06/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức, Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập); 20/20 bộ, ngành đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 15/15 bộ, ngành đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Khó tới đâu gỡ tới đó, để quý II/2024 tập trung xây dựng hệ thống bảng lương mới, áp dụng từ ngày 01/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh cải cách bao giờ cũng gặp trở ngại, khó khăn, áp lực, nhạy cảm nhưng đây là việc hệ trọng phải làm, khó tới đâu gỡ tới đó, để quý II/2024 tập trung xây dựng hệ thống bảng lương mới, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp công tác tổ chức xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc chung trong các Nghị quyết của Trung ương, đồng thời cần có sự linh hoạt nhất định, không cầu toàn, không được chủ quan, hời hợt để sau khi có Đề án vị trí việc làm và hệ thống bảng lương mới có thể khích lệ, phát huy sự năng động, sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Các bộ, ngành tập trung rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định hướng dẫn vị trí việc làm theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, liên thông, đồng bộ; thực hiện phân cấp mạnh nhất trong xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong khuôn khổ cho phép của các quy định hiện hành.

Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp công tác tổ chức xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm đạt chất lượng cao nhất - Ảnh: VGP/Hải Minh

Thiết lập "đường dây nóng" hoặc sử dụng ứng dụng mạng xã hội để kịp thời hướng dẫn, giải đáp

Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường sự phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và giữa các địa phương với nhau; đồng thời gợi ý Bộ Nội vụ có thể phối hợp với các bộ, ngành thiết lập "đường dây nóng" hoặc sử dụng ứng dụng mạng xã hội để kịp thời hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của các địa phương.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ-Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chủ trì xây dựng Báo cáo về triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó nêu rõ những việc đã làm được, những khó khăn, vướng mắc, và đề xuất, kiến nghị, gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế.

Việc xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và khối Chính phủ quản lý nói riêng được đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thường trực Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm mục tiêu cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện tinh giản biên chế công chức và giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước.

Đó là những câu hỏi luôn gây trăn trở cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhất là trong thời buổi hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm thì nhất thiết phải xây dựng định mức lao động có căn cứ khoa học để có thể tính chính xác đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, đây là việc rất quan trọng, là nền tảng để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Việc hoàn thiện mức lao động để tăng năng suất lao động, áp dụng vào trả lương sản phẩm cho công nhân thật chính xác là nhiệm vụ cấp bách trong mỗi Doanh nghiệp nhằm bảo đảm quỹ lương chi trả cho người lao động. Mặc dù nhận thức sâu sắc về vai trò của việc định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương trong quản trị sản xuất thế nhưng hiện nay trên cả nước những kiến thức về công tác định mức lao động và đơn giá tiền lương ít được đào tạo nên nhiều công ty không thể cập nhật hay tự xây dựng hệ thống định mức - đơn giá cho phù hợp. Chính từ nhu cầu đó Trường Đào tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM thiết kế chương trình đào tạo “Xây Dựng Định Mức Lao Động & Đơn Giá Tiền Lương Trong Quản Trị Sản Xuất”.

Chương trình này được triển khai nhằm cung cấp:

1. Phương pháp xây dựng định mức lao động

  • Định mức lao động là gì? Vai trò của định mức lao động trong quản trị sản xuất, trả lương
  • Cơ sở để xây dựng định mức lao động
  • Các phương pháp xác định định mức lao động
  • Xác định định mức lao động tổng hợp trong sản xuất

2. Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

  • Đơn giá tiền lương là gì? Tầm quan trọng của Đơn giá tiền lương trong quản trị sản xuất
  • Mục đích, yêu cầu của hệ thống đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp
  • Xác định thông số cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương
  • Xác định kế hoạch đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp

3. Xây dựng đơn giá công đoạn sản xuất

  • Đơn giá công đoạn sản xuất là gì
  • Phân tích khảo sát quy trình công nghệ
  • Phương pháp xác định đơn giá công đoạn sản xuất
  • Hình thành hệ thống đơn giá công đoạn để trả lương

4. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

  • Yêu cầu của hệ thống trả lương đối với công nhân sản xuất
  • Các phương pháp trả lương nhân công trực tiếp, phục vụ, quản lý sản xuất

5. Xây dựng thang bảng lương và quy chế trả lương công nhân trong doanh nghiệp

  • Hướng dẫn hình thành thang bảng lương
  • Hướng dẫn xây dựng và đăng ký quy chế trả lương

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

  • Chương trình đào tạo được thiết kế dành cho cấp lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận nhân sự, kế toán tiền lương, giám đốc nhà máy…
  • Những người đã có bề dày nhất định về kiến thức hay kinh nghiệm về quản lý và điều hành trong doanh nghiệp;
  • Những người quan tâm đến công tác định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương.

LỢI ÍCH KHI THAM DỰ

Trên cơ sở định mức lao động doanh nghiệp sẽ trả lương công bằng cho người lao động, đảm bảo nguyên tắc trả lương đúng mức độ đóng góp của người lao động. Cùng với việc xây dựng định mức lao động thì công tác theo dõi việc thực hiện và sửa đổi định mức luôn được đề cao và được thực hiện một cách chặt chẽ, chính xác và kịp thời… đáp ứng được yêu cầu tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu công ty định mức lao động quá thấp thì tiền lương chi trả có thể là lớn hơn so với hao phí lao động cuối cùng dẫn đến nâng cao giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Mặt khác nếu công ty định mức quá cao thì công nhân sẽ không đạt được tiền lương định mức. Chương trình đào tạo trên là lời giải đáp cho những vướng mắc của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương trong quản trị sản xuất.

GIẢNG VIÊN

Đội ngũ giảng viên không chỉ là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương trong quản trị sản xuất, am hiểu sâu sắc về quản trị nhân sự, điều hành doanh nghiệp mà còn là những người có tâm huyết góp phần thu hẹp khoảng cách, góp phần đưa doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao hơn và hội nhập với thế giới.

THỜI GIAN HỌC

Ngày khai giảng Lịch học Học phí tham dự Học phí ưu đãi Đăng ký Theo yêu cầu Thứ 6, 7 - CN 4.000.000 đ 3.700.000 đ Đăng ký Điều kiện ưu đãi: Phí ưu đãi sẽ được áp dụng cho học viên đóng phí trước ngày khai giảng ít nhất 10 ngày hoặc cho nhóm học viên đăng ký từ 5 người trở lên

Thời lượng: 6 buổi Giờ học: 08h30 - 11h30 & 13h30 - 16h30

Đăng ký tham dự chương trình bằng cách click vào ĐĂNG KÝ NGAY bên dưới

Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương mới nhất

-----------------