Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt) tin học thpt

a] Đo lường

Đo lường là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính [định lượng/ đo lường về số lượng].

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, đo lường thường sử dụng hai loại tham chiếu: tham chiếu theo tiêu chuẩn và tham chiếu theo tiêu chí.

Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá. Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu của bài học. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi theo tiêu chí.

b] Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá [ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục], qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

c] Kiểm tra

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá [hoặc định giá], do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá [hoặc định giá]. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Như vậy, trong giáo dục:

- Kiểm tra, đánh giá [KTĐG] là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

- KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;

- KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.

Câu 2: Nối: 1-3,2-1,3-2

Quan điểm hiện đại về KTĐG

Câu 1: Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập [Assessment as learning] và đánh giá là vì học tập của HS [Assessment for learning]. Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập [Assessment of learning] cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

Câu 2: Đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/ môn học/ cấp học là nội dung của quan điểm đánh giá nào?

ĐA 1: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá năng lực HS

Câu hỏi: Những biểu hiện của năng lực văn học

- Năng lực văn học: học sinh nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học; trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Nguyên tắc đánh giá:

Câu hỏi: KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.

- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Quy trình KTĐG theo hướng phát triển năng lực HS

Trả lời

Quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín bởi kết quả thu được cuối cùng ở bước 7 sẽ sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS, thúc đẩy HS tiến bộ, đáp ứng mục tiêu đề ra từ bước 1 khi xác định mục đích đánh giá, phân tích mục tiêu học tập sẽ đánh giá nhằm phát triển phẩm chất năng lực của HS.

Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Tin học mô đun 3 THCS

Chủ đề E: Mạng máy tính và Internet

Vị trí bài học: tiết 2 trong chủ đề. Bài 5: Internet

Yêu cầu cần đạt của chủ đề:

– Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.

– Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.

– Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính [máy tính và các thiết bị kết nối] và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,...

– Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chínhcủa Internet.

Yêu cầu cần đạt của bài:

– Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chínhcủa Internet.

- Thời lượng: 1 tiết.

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC.

1. Phẩm chất, năng lực.

TT

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

Năng lực tin học

1

NLd: Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu

thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.

- Biết Internet là gì?

- Biết một số đặc điểm chính của Internet.

- Biết một số lợi ích chính của Internet.

Năng lực chung

2

Tự học và tự chủ

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

3

Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp

tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.

4

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Xác định được và biết tìm hiểu các

thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Phẩm chất chủ yếu

5

Chăm chỉ

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

6

Trách nhiệm

- Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh

hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.

2. Phương pháp, KTPT DH.

- Dạy học hợp tác.

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Dạy học khám phá.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

- Giáo viên: Bảng, bảng kiểm, phiếu thực hành, phiếu đánh giá tiêu chí.

Học liệu bao gồm: Bộ câu hỏi.

- Học sinh: đã quen với việc học tập theo nhóm.

- Lớp học: sĩ số từ 25 đến 30 học sinh, bàn ghế thuận tiện cho làm việc nhóm.

3. Thiết kế tiến trình dạy học.

Tiến trình dạy học gồm các hoạt động:

Hoạt động

Mục tiêu

Nội dung DH trọng tâm

PP/KTDH chủ đạo

Phương

pháp và công

cụ đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động [5p]

1,2,4

- Đặt vấn đề bài học

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp quan sát.

- Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

Hoạt động 2: Internet [8p]

1,5

- Hướng dẫn HS hiểu Internet là gì?

- Biết có thể làm được những gì khi truy cập Internet.

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Dạy học hợp tác.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp hỏi đáp, kiểm tra viết.

- Sử dụng công cụ: Bộ câu hỏi dạy học, phiếu thực hành.

Hoạt động 3: Đặc điểm của Internet [10p]

1,2,5

- Hiểu được những đặc điểm chính của Internet.

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

- Sử dụng công cụ: Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá.

Hoạt động 4: Một số lợi ích của Internet [10p]

1,3,5,6

- Hiểu được lợi ích của Internet.

- Kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập.

- Sử dụng công cụ: Câu hỏi vấn đáp.

Hoạt động luyện tập [7p]

1

- Củng cố kiến thức về mạng Internet.

- Dạy học thông qua trò chơi.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp hỏi - đáp.

- Sử dụng công cụ: bộ câu hỏi

Hoạt động vận dụng [5p]

1, 2,6

- Nắm được HS đã sử dụng Internet cho việc học tập và giải trí ở mức độ nào.

- Dạy học giải quyết vấn đề.

- Sử dụng phương pháp: Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập.

- Sử dụng công cụ: Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

4. Các hoạt động học cụ thể

Hoạt động 1: Khởi động [5 phút]

1.1. Mục tiêu.

Đặt vấn đề về việc cần thiết sử dụng Internet trong thực tiễn cuộc sống.

1.2. Nội dung.

Định hướng bài học.

Tìm hiểu tình huống học tập.

1.3 Tổ chức hoạt động.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

− GV cho học sinh tự tìm hiểu tình huống học tập trong vòng 2 phút.

- Gv đặt câu hỏi giải quyết vấn đề và đưa ra bảng kiểm yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 1 phút.

* Hướng dẫn:

o Làm việc cá nhân tìm hiểu tình huống.

o Thời gian thực hiện: 2 phút.

o Làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm:

Câu hỏi: Những công việc có sử dụng internet?

Những công việc có sử dụng internet

Không

Quét nhà

Đọc báo

Xem phim

Nấu cơm

Trò chuyện với bạn bè

Thời gian thực hiện: 1 phút.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV tổng hợp kết quả của cá nhân, đưa ra đáp án

− GV nhận xét quá trình làm việc của học sinh.

− GV dẵn dắt về việc sử dụng Internet trong đời sống thực tiễn.

− Đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện và kết quả trò chơi trên phiếu giao nhiệm vụ.

Hoạt động 2: Internet [8 p]

2.1. Mục tiêu

- Hướng dẫn HS hiểu Internet là gì?

- Biết có thể làm được những gì khi truy cập Internet.

2.2 Nội dung.

- Khám phá tìm hiểu kiến thức về Internet.

- Trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

2.3 Tổ chức hoạt động.

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Tìm hiểu Internet.

Bước 1: Nhận biết vấn đề

GV: Dựa vào phần mở đầu dẫn dắt vào nội dung gợi mở.

HS: Chú ý lắng nghe

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sgk.

HS: Tìm hiểu thông tin.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

GV: Đưa ra câu hỏi ?Internet là gì?

GV: Chốt lại kiến thức.

GV: Đưa ra nội dung bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành trên phiếu.

GV: Đưa ra đáp án.

GV: Nhận xét kết quả.

HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi.

HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung bài tập trên phiếu.

HS: quan sát, so sánh.

? Em hãy thay các số trong mỗi câu bằng một từ hoặc cụm từ thích hợp.

Chia sẻ

Liên kết

Thông tin

Dịch vụ

Mạng

a] Internet là mạng ...[1]... các ...[2]... máy tính trên khắp thế giới.

b] Người sử dụng truy cập Internet để tìm kiếm, ...[3]... lưu trữ và trao đổi ...[4]...

c] Có nhiều ...[5]... thông tin khác nhau trên Internet.

Bước 4: Kết luận

GV: Chốt lại kiến thức.

HS: Ghi nhận kiến thức.

Hoạt động 3: Đặc điểm của Internet [10p]

3.1. Mục tiêu

- Hiểu được các đặc điểm của Internet.

3.2 Nội dung.

- Khám phá tìm hiểu kiến thức về đặc điểm của Internet.

- Trả lời câu hỏi, phiếu bài tập.

3.3 Tổ chức hoạt động.

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Đặc điểm của Internet.

Bước 1: Nhận biết vấn đề

GV: Đặt vấn đề ai là chủ của Internet? Những ai có thể tham gia vào Internet?

GV: Đưa ra câu hỏi ?Internet có những đặc điểm gì?

HS: Chú ý lắng nghe

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trong sgk để trả lời câu hỏi.

HS: Tìm hiểu thông tin.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

GV: Đưa ra nội dung câu hỏi, yêu cầu nội dung hoàn thành.

GV: Đưa ra đáp án.

GV: Nhận xét kết quả.

HS: suy nghĩ trả lời trên phiếu.

HS: quan sát, so sánh kết quả của cá nhân.

Câu hỏi: Inernet có những đặc điểm chính nào?

A. Tính toàn cầu

o

B. Tính tương tác

o

C. Tính lưu trữ

o

D. Tính dễ tiếp cận

o

E. Tính đa dạng

o

F. Tính không chủ sở hữu

o

Bước 4: Kết luận

GV: Chốt lại kiến thức.

HS: Ghi nhận kiến thức.

Hoạt động 4: Một số lợi ích của Internet [10p]

4.1. Mục tiêu

- Biết một số lợi ích của Internet.

4.2 Nội dung.

- Hiểu được lợi ích của Internet.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi.

4.3 Tổ chức hoạt động.

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, phát giấy A0, bút lông và hướng dẫn HS

làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV nêu tính huống và giao nhiệm vụ:

Câu hỏi: Em thường truy cập Internet vào những việc gì?

? Internet có những lợi ích gì?

- Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô

của mình trong thời gian quy định. Sau đó, các thành viên so sánh câu trả lời của nhau và thảo luận thống nhất và viết kết quả vào phần trung tâm của giấy A0.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi và đặt câu hỏi.

- GV tổng kết, đánh giá và rút ra điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn, hợp pháp khi trao đổi thông tin trong môi trường số.

Ghi chú: HS đã hiểu được các khía cạnh pháp luật và đạo đức liên quan trước khi thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 5: Luyện tập [7p]

5.1. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về mạng Internet.

5.2 Nội dung.

- GV củng cố kiến thức thông qua trò chơi.

- HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi củng cố kiến thức.

5.3 Tổ chức hoạt động.

Phương pháp dạy học: Dạy học thông qua trò chơi!

Bước 1: GV giới thiệu tên trò chơi: "Đi tìm đáp án",

Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức về mạng Internet.

Bước 2: GV tổ chức lớp: hoạt động độc lập, phát thẻ phương án cho học sinh và hướng dẫn luật chơi.

Luật chơi: Quan sát, trả lời câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng nhất trong khoảng thời gian 1 phút

Bước 3: HS thực hiện trò chơi.

Bước 4: GV nhận xét, tổng kết. HS tự rút ra kinh nghiệm chơi của cá nhân.

Hoạt động 4: Một số lợi ích của Internet [10p]

4.1. Mục tiêu

- Biết một số lợi ích của Internet.

4.2 Nội dung.

- Hiểu được lợi ích của Internet.

- Thảo luận, trả lời câu hỏi.

4.3 Tổ chức hoạt động.

Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS, phát giấy A0, bút lông và hướng dẫn HS

làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV nêu tính huống và giao nhiệm vụ:

Câu hỏi: Em thường truy cập Internet vào những việc gì? Internet có những lợi ích gì?

- Mỗi HS làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô

của mình trong thời gian quy định. Sau đó, các thành viên so sánh câu trả lời của nhau và thảo luận thống nhất và viết kết quả vào phần trung tâm của giấy A0.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi và đặt câu hỏi.

- GV tổng kết, đánh giá và rút ra điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn, hợp pháp khi trao đổi thông tin trong môi trường số.

Ghi chú: HS đã hiểu được các khía cạnh pháp luật và đạo đức liên quan trước khi thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 5: Vận dụng [5p]

5.1. Mục tiêu

- Mở rộng tìm hiểu kiến thức về Internet.

5.2 Nội dung.

- Vận dụng kiến thức đánh giá mức độ của bản thân khi sử dụng Internet.

- HS tham gia hoàn thành phiếu đánh giá tiêu chí..

5.3 Tổ chức hoạt động.

Bước 1: GV giới thiệu câu hỏi đánh giá: ?Em đã sử dụng Internet cho việc học tập và giải trí như thế nào?

Mục đích của phiếu đánh giá: khỏa sát, đánh giá mức độ của cá nhân đối với Internet.

Bước 2: GV tổ chức lớp: hoạt động độc lập, phát phiếu đánh giá tiêu chí cho học sinh và hướng dẫn HS hoàn thành phiếu đánh giá tiêu chí.

Phiếu đánh giá tiêu chí:

Tiêu chí

Chưa bao giờ

Có nhưng ít

Thường xuyên

Tìm hiểu thông tin trên Internet trong học tập của bản thân.

Tham gia lớp học trên Internet

Đọc báo

Nghe nhạc

Xem phim

Chơi game

Bước 3: HS thực hiện.

Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.

5. Đánh giá quá trình.

- Kiến thức, kĩ năng: Tìm hiểu về Internet.

- Chỉ báo hành vi: Chọn được mức độ hoàn thành và kết hợp cho điểm đánh giá.

- Phương pháp đánh giá: phương pháp đánh giá qua sản phẩm của học sinh

- Công cụ đánh giá: Câu hỏi đánh giá và bảng kiểm.

- Mô tả công cụ:

* Bảng kiểm kết hợp với tự đánh giá [ICT]: TÌM HIỂU VỀ INTERNET

TT

Nội dung

Xác nhận

Điểm

1

Hiểu được khái niệm Internet là gì?

o

2

Biết được có thể làm được những việc gì nhờ Internet

o

3

Hiểu được các được điểm của Internet

o

4

Biết được những lợi ích của Internet

o

5

Biết được mức độ sử dụng Internet của bản thân

o

Video liên quan

Chủ Đề