Kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra

30/03/2020

Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ như Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra. Xác định hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra có tầm quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh tra.

Quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, cho thấy công tác xử lý sau thanh tra được thực hiện đầy đủ, kịp thời: Khi kết luận thanh tra được ban hành, các cơ quan, đơn vị, cơ quan thanh tra đã chủ động cập nhật các thông tin, số liệu có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, tổ chức tiến hành theo dõi, đôn đốc thực hiện theo quy định, góp phần tăng tỷ lệ hoàn thành thực hiện kết luận thanh tra; sự phối hợp giữa các chủ thể có liên quan trong tổ chức thực hiện kết luận thanh tra chặt chẽ, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận thanh tra do các nguyên nhân sau:  


Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các kiến nghị xử lý sau thanh tra, nhất là việc thu hồi tiền, tài sản và xử lý cán bộ có vi phạm phát hiện qua thanh tra.


Thứ hai, kết luận thanh tra được ban hành có kiến nghị chưa mang tính khả thi cao, còn chung chung, chưa chỉ rõ những tập thể, cá nhân vi phạm, chưa phù hợp với thực tiễn diễn biến quá trình phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện việc xử lý sau thanh tra.


Thứ ba, kết luận thanh tra kiến nghị thu hồi tiền và diện tích đất có giá trị, số lượng lớn còn tồn đọng, chậm được thực hiện, chưa kiên quyết áp dụng đầy đủ quy trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.


Thứ tư, một số trường hợp đối tượng không có khả năng tài chính để nộp lại khoản tiền đã được kiến nghị thu hồi do không còn hoạt động hoặc chấp hành nghiêm việc xử phạt vi phạm.


Từ những nguyên nhân trên dẫn đến một số kết luận thanh tra chưa được thực hiện hoàn thành, còn kéo dài. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý sau thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cần: ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra; gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra với công tác xử lý sau thanh tra; đồng thời nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra như xác lập các biên bản phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để làm căn cứ phục vụ cho việc ban hành kết luận; việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải kịp thời, chính xác đầy đủ các nội dung thanh tra và phù hợp với quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động theo dõi, đôn đốc bằng hình thức trực tiếp đối với việc thực hiện kết luận, đơn vị được thanh tra phải phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng kết hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, trong đó xác định rõ nội dung, bộ phận, thời gian thực hiện; đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị tồn đọng để có biện pháp xử lý nhằm hoàn thành sớm nhất việc thực hiện các kết luận thanh tra; rà soát những bất cập, chưa phù hợp về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra để kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc

Phùng Chí Huy (PTP. Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra)

Một số giải pháp nâng cao hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra

Thực tiễn trong hoạt động thanh tra thời gian qua còn một số tồn tại liên quan đến việc chấp hành nội dung kết luận thanh tra; theo đó các văn bản quy định về thanh tra như: Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CPQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thanh tra, Thông tư số 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra,… đều chưa quy định cụ thể thời gian để cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng thanh tra thực hiện theo kết luận thanh tra; điều này dẫn đến tình trạng chay ì, thời gian thực hiện kéo dài,… ảnh hưởng đến công tác theo dõi, đôn đốc và xử lý sau thanh tra. Để khắc phục tình trạng trên, ngày 27/03/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2015/-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Theo đó:

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra:

+ Thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm: Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra; Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; Xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm; Khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật (Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7);

+ Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm: Quyết định, yêu cầu, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 8, Điều 9);

+ Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trách nhiệm: Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm, khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật; Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 );

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm: Thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra (Điều 15, Điều 16).

- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, người được giao nhiệm vụ theo dõi có trách nhiệm mở hồ sơ theo dõitập hợp các thông tin liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra. Sau 45 ngày theo dõi, nếu nhận thấy việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa hoàn thành, Thủ trưởng cơ quan thanh tra quyết định tiến hành đôn đốc thực hiện,hoạt động này được tiến hành trong thời hạn 25 ngày. Nếu việc thực hiện kết luận thanh tra vẫn chưa hoàn thành, tiến hành kiểm tra theo quy định tại Nghị định này, thời gian kiểm tra tối đa là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.Căn cứ kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra hoặc áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2015.

  Văn bản tham khảo đính kèm:

- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12

- Nghị định số 86/2011NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ

- Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ

Phan Thị Thu Thảo