Kinh đô của nước âu lạc đặt ở đâu

Đề trắc nghiệm Lịch sử 7 [Lịch sử - Lớp 7]

1 trả lời

Hình ảnh sau nói lên cuộc khởi nghĩa nào? [Lịch sử - Lớp 6]

6 trả lời

Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào? [Lịch sử - Lớp 4]

4 trả lời

Nội dung học tập để thi cử của nhà hậu lê là gì [Lịch sử - Lớp 4]

3 trả lời

Bài viết này có thể được mở rộng theo cách dịch văn bản từ bài viết tương ứng trong Tiếng Anh. [tháng 5 năm 2021] Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật quan trọng.

  • Xem phiên bản dịch máy của bài viết Tiếng Anh.
  • Công cụ dịch máy như Google Translate có thể hữu ích khi bắt đầu biên dịch, tuy nhiên người dịch phải soát lại lỗi và chắc chắn là bản dịch đã chính xác, thay vì chỉ chép-dán văn bản dịch máy vào Wikipedia tiếng Việt.
  • Đừng dịch văn bản không đáng tin cậy hay chất lượng thấp. Nếu có thể, hãy kiểm chứng văn bản với các tài liệu tham khảo được cung cấp trong bài viết bằng ngôn ngữ đó.
  • Bạn phải ghi nhận bản quyền trong tóm lược sửa đổi có kết hợp với bản dịch của bạn bằng cách cung cấp một liên kết đa ngôn ngữ đến nguồn bản dịch của bạn.
  • Sau khi dịch, bạn nên thêm bản mẫu {{Bài dịch|en|Âu Lạc}} vào trang thảo luận để đảm bảo tuân thủ quyền tác giả.
  • Để biết thêm hướng dẫn, xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Dịch thuật.

Tên gọi Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh

  • x
  • t
  • s

2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–258 TCN Văn Lang
257–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
[Bắc/Trung/Nam Kỳ]
từ 1945 Việt Nam
Lịch sử Việt Nam

Âu Lạc [chữ Hán: 甌雒/甌駱[1]] là nhà nước cổ của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật có thật tên là Thục Phán [An Dương Vương] năm 257 TCN. Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt [Sử gọi là Văn Lang] lại với nhau và đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng, nhà nước sụp đổ do thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà [một quan lại nhà Tần], tạo cơ sở cho nhà Hán xâm lược sau này.

Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán [thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt] thành lập vào khoảng năm 208 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

Cựu Đường thư [Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN], quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí [viết thời Lưu Tống, 420 – 479] chép gần tương tự:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc".

Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người tuấn kiệt lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.

Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sáp nhập lãnh thổ của Lạc Việt và lãnh thổ của bộ tộc mình [Âu Việt] và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc [kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt]

Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh thổ cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc] và lãnh thổ của Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang [Quảng Tây] đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

 

Bề mặt ngói ống tại Cổ Loa

Dựa trên các cơ sở của nhà nước Văn Lang, An Dương Vương cũng để nguyên cơ cấu các bộ tộc như dưới thời các vua Hùng, Quan lại giúp việc cho An Dương Vương cũng là các lạc hầu, lạc tướng. Dấu tích của thời Âu Lạc để lại đến ngày nay là hệ thống thành Cổ Loa và hàng vạn mũi tên đồng được khai quát ở gần thành cổ.

 

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

Bài chi tiết: Chiến tranh Tần-Việt

Theo Sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218 TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ.

Tượng Thục Phán bằng đồng được đặt bên trong đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên trong chính sử Việt Nam.

 

Tượng An Dương Vương ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc kết thúc vào năm 208 TCN sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà [một viên quan nhà Tần ở Quảng Đông - Trung Quốc] đánh bại và sáp nhập.

Tuy nhiên theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] [thế kỷ 1 TCN] lại viết rằng Tây Âu Lạc[2] [tức nước Âu Lạc phía Tây] bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi thái hậu nhà Hán là Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN.

  • Văn Lang
  • Hùng Vương
  • Nam Việt
  • Nhà Triệu
  • Cổ Thục
  • Cao Lỗ
  • Mỵ Châu
  • Trọng Thủy
  • Nỏ liên châu
  • Rùa thần Kim Quy
  • Lý Ông Trọng
  • Đồ Thư
  • Triệu Đà
  • Cổ Loa
  • Đền Cuông
  • Nam Bình [kinh đô]
  • Thành Bản Phủ [Cao Bằng]
  • An Dương Vương
  • Âu Việt
  • Lạc Việt
  • Người Tày
  • Chiến tranh Tần-Việt

  1. ^ Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。" [Thả nam phương ti thấp, Man Di trung gian, kì đông Mân Việt thiên nhân chúng hiệu xưng Vương, kì tây Âu Lạc khỏa quốc diệc xưng Vương]
  2. ^ Sử ký Tư Mã Thiên, Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "佗因此以兵威邊,財物賂遺閩越、西甌駱,役屬焉,東西萬餘里。" [Đà nhân thử dĩ binh uy biên, tài vật lộ di Mân Việt, Tây Âu Lạc, dịch thuộc yên, đông tây vạn dư lý]

  • Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên
  • Đại Việt sử lược - khuyết danh, Trần Quốc Vượng dịch
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Âu Lạc.
  • Âu Lạc tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Âu_Lạc&oldid=68605366”

Video liên quan

Chủ Đề