Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì năm 2024

Bắt đầu từ khoảng 15 tháng tuổi trở lên, các thanh niên chập chững bắt đầu dần dần bộc lộ nhu cầu độc lập của mình. Con không còn là em bé sơ sinh bé bỏng phải dựa dẫm vào mẹ để hoàn thành mọi việc, giờ đây, con muốn được tự làm nhiều thứ, muốn được thể hiện bản thân và nói to với thế giới rằng “Con có làm được.”

Cùng Mẹ Ong Bông tìm hiểu cách dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân nhé.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì?

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là khả năng của trẻ tự quản lý và thực hiện các hoạt động cơ bản liên quan đến sức khỏe và hành vi cá nhân mà không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ mầm non phát triển độc lập và tự tin.

Tầm quan trọng của kỹ năng chăm sóc bản thân đối với trẻ mầm non

Đầu tiên, kỹ năng chăm sóc bản thân giúp trẻ xây dựng sự tự tin và sự tự trọng từ việc làm được những việc nhỏ mà trẻ tự quản lý. Điều này giúp tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thứ hai, kỹ năng tự chăm sóc bản thân giúp trẻ thể hiện sự độc lập và sự tự quản lý, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tương tác với người khác một cách tích cực. Trẻ sẽ tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội và học tập.

Cuối cùng, việc trẻ phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân cũng giúp giảm áp lực và trách nhiệm của người lớn đối với việc chăm sóc trẻ. Điều này giúp tạo ra một môi trường thoải mái cho cả trẻ và người lớn, thúc đẩy sự phát triển và hạnh phúc của trẻ mầm non.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì năm 2024

Ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Dạy con biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc các bộ phận của cơ thể

Hãy nói cho con biết rằng việc tắm rửa hàng ngày giống như siêu anh hùng lau sạch bụi bẩn và vi khuẩn khỏi cơ thể. Bạn có thể nói: “Con ơi, hãy trở thành siêu anh hùng vệ sinh! Siêu anh hùng của chúng ta sẽ sử dụng xà phòng ma thuật để tiêu diệt các tên vi khuẩn xấu xa.”

Khi dạy trẻ tắm rửa, hãy sử dụng tên thú vị cho các bộ phận của cơ thể. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: “Hãy sử dụng bàn chải phép thuật để làm sạch răng của nụ cười tỏa nắng của con nhé.” Điều này sẽ làm cho việc chăm sóc cá nhân trở nên thú vị hơn.

Dạy con biết cách quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân

Dạy trẻ cách tự quản lý đồ dùng cá nhân của họ. Hãy cho con biết rằng việc giữ gìn đồ dùng cá nhân giống như việc chăm sóc bạn bè của mình. Bạn có thể nói: “Con hãy là người bạn tốt với quần áo của mình, vì các bạn giúp chúng ta trở nên hấp dẫn và tự tin hơn.”

Dạy trẻ biết cách ứng xử, giao tiếp

Dạy trẻ về cách ứng xử và giao tiếp là một phần quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Hãy chia sẻ với con về cách nói “xin vui lòng” và “cảm ơn” để tạo ấn tượng tích cực với người khác. Ví dụ, bạn có thể nói: “Khi con muốn một cái gì đó, con hãy nói ‘xin vui lòng’. Và khi ai đó giúp chúng ta, chúng ta nên nói ‘cảm ơn’ để bày tỏ lòng biết ơn.”

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì năm 2024

Dạy con biết cách chọn lựa khôn ngoan, sống độc lập

Sẽ rất khó nếu như bạn cho một đứa trẻ 5 tuổi quyết định lựa chọn tất cả các vấn đề trong cuộc sống, nhưng bạn cũng có thể cho bạn học cách lựa chọn thông qua những vấn đề nhỏ nhặt như “ con thích sáng nay bánh xèo hay bún bò?” hay “ con thích mang giày màu gì?”. Hãy để trẻ suy nghĩ và tự đưa ra quyết định của mình.

Nếu con muốn tự làm, dù có thể là việc khó, đừng ngăn cản, hãy để con làm nhưng cần nói thêm “Nếu con thấy khó thì bảo mẹ HỖ TRỢ nhé” (bé thích nghe từ hỗ trợ hơn là từ giúp vì giúp có nghĩa là mẹ làm cho bé, còn hỗ trợ là mẹ với bé cùng làm).

Khi bé cần hỗ trợ, hãy kiên nhẫn hướng dẫn trẻ các bước thực hiện. Sau mỗi bước, hãy dành thời gian để chờ bé luyện tới rồi mới làm bước tiếp theo.

Rèn luyện thói quen sinh hoạt có lợi

Bạn có thể biến việc rèn luyện thói quen thành một trò chơi. Ví dụ, “Hãy cùng chơi trò ‘Ai có thể đánh răng lâu hơn?’

Trẻ luôn muốn mình trở thành người lớn trong mắt bố mẹ, bố mẹ có thể dạy con tự buộc dây giày với những lời nói khuyến khích con “ chà, con đã lớn rồi, con có thể tự buộc dây giày cho mẹ xem nhé”

Thời gian đầu, khi bé tập luyện một kỹ năng mới, ba mẹ có thể biến những kỹ năng này thành các trò chơi và sử dụng bảng khen thưởng để kích thích sự hào hứng và khích lệ bé có động lực luyện tập nhiều hơn.

Khen CỤ THỂ vào hành động và nỗ lực của bé. Đừng khen chung chung kiểu “Ôi con giỏi quá” “Con làm thế này là giỏi lắm rồi”.

Khi bé hoàn thành một việc, hãy khen cụ thể “Con mặc được quần đúng và gọn gàng quá này!” “Con lau bàn sạch ơi là sạch này”.

Còn khi bé chưa hoàn thành, hãy khen “Con đã rất cố găng để mặc áo, và con đã chui được đầu vào rồi đấy. MẸ TIN RẰNG con sẽ mặc được áo thật nhanh khi con tập thêm nhiều lần nữa. Giờ thì mẹ hỗ trợ con nhé!”

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì năm 2024

Kỹ năng chăm sóc bản thân theo từng độ tuổi

Sau đây là danh sách các kỹ năng thứ tự theo từng giai đoạn phát triển của bé, bạn hãy dựa vào danh sách này để thực hiện những hoạt động khuyến khích bé yêu học tập và hoàn thiện kỹ năng nhé:

Khi con được 1-2 tuổi

👉Uống nước bằng cốc và ống hút

👉Ăn bằng nĩa, thìa, (có thể) đũa.

👉Súc miệng sau khi đánh răng

👉Tự chọn đồ chơi và chơi độc lập từ 45 phút trở lên.

👉Tự cởi được giầy, tất, mũ, quần

👉Giúp mẹ cởi áo cho bé

👉Cất quần, áo, mũ, giày vào nơi quy định.

👉Cất đồ chơi

👉Tự bỏ rác vào thùng rác

👉Tự bỏ đồ bẩn vào rổ quần áo bẩn.

👉GIúp mẹ tưới cây

👉Giúp mẹ lau bàn

Khi con được 2-3 tuổi

👉Cởi, mặc quần, đi giày (không buộc dây), đi tất, đeo ba lô.

👉Cởi áo chui đầu, cởi áo sơ mi khi đã được mẹ cởi cúc hộ, mặc áo chui đầu dễ mặc .

👉Đánh răng (dù chưa thực sự sạch).

👉Chải đầu

👉Rửa tay sạch

👉Chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi học, đi chơi

👉Giúp mẹ lau nhà

👉Giúp mẹ dọn bàn ăn trước và sau khi ăn

👉 Vo gạo

👉 Nhặt rau

👉 Gấp quần áo (dù gấp chưa thực sự gọn)

👉Phân loại và cất quần áo vào đúng ngăn tủ của mọi người trong nhà

Khi con được 3-4 tuổi

👉 Mặc áo, cài khuy áo

👉Thắt dây giày đơn giản

👉Tự tắm với sự giám sát của người lớn

👉 Đánh răng sạch hơn

👉 Biết giật nước khi đi vệ sinh. Xem thêm bài viết dạy trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh tại đây.

👉 Cai bỉm

👉Gấp quần áo, gấp chăn

👉 Tự giặt được những đồ nhỏ, nhẹ như khăn tay của mình

👉Nấu ăn cùng mẹ (rán trứng, làm bánh, xào rau…với sự giúp đỡ và theo sát của mẹ)

👉Tự chuẩn bị bữa ăn sáng từ những đồ ăn có sẵn (ví dụ ngũ cốc trộn sữa, bánh mỳ phết mứt)

👉 Rửa cốc, chén nhựa

👉 Hút bụi, quét nhà sạch

Khi con được 4-6 tuổi

👉 Tự gội đầu (có thể vẫn có sự giám sát của người lớn)

👉 Dùng dao để cắt, thái thức ăn

👉Hoàn thiện một chu trình làm các loại bánh đơn giản

👉 Rửa bát gồm cả bát sứ, cốc sứ, và các loại xong nồi

👉Tự đi mua đồ với điều kiện đảm bảo an toàn

👉Giặt quần áo với sự trợ của người lớn

👉Buộc dây giày

👉Hiểu và thực hiện được các bước khi gặp tình huống khẩn cấp như chảy nổ, gọi cấp cứu…

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì năm 2024

Nếu bé cáu khi chưa làm được thì như thế nào?

🌟 Nếu con quá cáu giận, khóc lóc và không kiểm soát được, cần ôm chặt và làm con dịu lại với những câu nói “Mẹ ở đây! Mẹ ở đây! Mẹ ở đây!”, con không còn giãy giụa nữa hãy nói cảm xúc của con “Con bực quá, con mặc quần mãi không được” “Con bực quá, con muốn quét nhà mà không quét được”

🌟 Nếu con chỉ cáu vừa phải, kiểu rên rỉ, ỉ ôi khó chịu, hoặc đã dịu lại sau cơn cuồng phong hãy nói “MẸ BIẾT/MẸ HIỂU/MẸ NHẬN THẤY con đang bực/con đang khó chịu vì con RẤT CỐ GẮNG làm …………. (mời điền vào chỗ trống) mà chưa được. Con đã rất nỗ lực mà chưa thành công nên con rất khó chịu.”, lặp lại đến khi con dịu hơn nữa.

🌟 Lúc này, hãy đề nghị hỗ trợ con “Bây giờ mẹ con mình cùng nhau làm nhé, mẹ sẽ HỖ TRỢ con. Mẹ tin là rồi sau đó con sẽ làm được thôi.”

Sau đó hai mẹ/bố con hãy cùng nhau hoàn thành công việc thật vui nhé, khoảng thời gian bạn dạy và hỗ trợ con các kỹ năng tự lập chính là khoảng thời gian chất lượng bạn dành cho con đấy.

Chăm sóc tốt bản thân là gì?

Chăm sóc bản thân là một quá trình liên tục và bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Bằng cách tập trung vào chăm sóc thể chất, xã hội và tinh thần, kết hợp với việc thực hành những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục, … AIA mong rằng bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và đầy ý nghĩa.

Chăm sóc bản thân là gì?

Chăm sóc bản thân (self-care) là những hành động có ý thức mà con người thực hiện để tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của chính họ.

Tự chăm sóc là gì?

Self-care hay tự chăm sóc bản thân là bất cứ điều gì bạn làm để quan tâm và chăm sóc bản thân giúp tạo khả năng duy trì sức khỏe tốt về thể chất, tinh thần và cảm xúc, là điều quan trọng để duy trì mối quan hệ lành mạnh với chính mình (nuôi dưỡng tâm hồn).

Để chăm sóc sức khỏe bản thân các em cần phải làm gì?

10 bí quyết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng. ... .

Nên tập thể dục ngoài trời. ... .

Uống đủ lượng nước. ... .

Đừng uống cà phê, hút thuốc khi mệt mỏi. ... .

Khi uống thuốc nhất định phải cai rượu. ... .

Dùng nước ấm để rửa mặt. ... .

Bổ sung canxi đầy đủ ... .

Hãy giữ tâm trạng vui vẻ.