Làm thế nào để cải thiện tình trạng huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một trong những rối loạn của cơ thể. Rối loạn này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Một vài trường hợp, huyết áp thấp sẽ diễn biến nặng đòi hỏi phải can thiệp cấp cứu. Vậy thì điều trị huyết áp thấp có những phương pháp nào? Có biện pháp nào phòng ngừa hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết của bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sau đây nhé!

Huyết áp thấp gây nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách trị huyết áp thấp, bạn đọc cần biết thế nào là huyết áp thấp. Huyết áp là trị số biểu thị áp lực của dòng máu lên thành mạch. Trị số này được biểu thị bằng hai con số. Đó là huyết áp tối đa [huyết áp tâm thu] và huyết áp tối thiểu [huyết áp tâm trương].

Huyết áp tâm thu có giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 90 đến dưới 130 mmHg. Trong khi huyết áp tâm trương sẽ có giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 80 mmHg. Theo đó, bất kỳ chỉ số huyết áp nào nằm ngoài khoảng bình thường này đều biểu hiện sự bất thường. Hoặc có thể là bệnh lý của cơ thể.

Như vậy, hạ huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng mà khi ấy:

  • Huyết áp tâm thu của một người thấp dưới 90 mmHg.
  • Và/hoặc huyết áp tâm trương thấp dưới 60 mmHg.

Huyết áp thấp gây nguy hiểm như thế nào?

Nắm được sự nguy hiểm của huyết áp thấp, bạn đọc sẽ thấy được vai trò quan trọng của những cách trị hạ huyết áp. Huyết áp thấp nói chung là không tốt cho sức khỏe. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất khó lường. Một số biến chứng có thể xảy ra do tình trạng hạ huyết áp bao gồm:

  • Thiếu máu cơ tim. Do tình trạng hạ huyết áp, lượng máu đến nuôi cơ tim không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim. Lâu dài gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim,…
  • Đột quỵ. Không chỉ tăng huyết áp mới có thể gây đột quỵ. Tình trạng hạ huyết áp kéo dài dẫn đến giảm lượng máu lưu thông đến các tế bào não. Đồng thời, tình trạng đột quỵ nhồi máu não có thể xảy ra.
  • Suy thận cấp tính. Hạ huyết áp làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Thiếu máu nuôi thận sẽ dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Về lâu dài có thể gây ra suy thận mạn và tổn thương thận vĩnh viễn.
  • Các bệnh lý tâm thần cấp tính do tình trạng thiếu máu lên não. Chẳng hạn như: Mất ngủ, trầm cảm, sa sút trí tuệ, giảm tập trung chú ý,…
Mất ngủ do hạ huyết áp

Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc

Hiện nay, có nhiều cách điều trị tụt huyết áp. Một trong những cách điều trị bệnh huyết áp thấp phổ biến, hiệu quả và nhanh chóng nhất đó là dùng thuốc. Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng để trị bệnh huyết áp thấp.

  • Fludrocortisone. Fludrocortisone là một loại thuốc có thể hiệu quả đối với một số trường hợp huyết áp thấp. Thuốc này hoạt động bằng cách thúc đẩy thận giữ natri. Do đó, cơ thể sẽ giữ nước lại và cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm mất kali. Vì vậy, khi sử dụng Fludrocortisone, người bệnh nên chú ý bổ sung kali mỗi ngày.
  • Midodrine. Midodrine kích hoạt các thụ thể trên các động mạch và tĩnh mạch nhỏ để gây nên sự tăng huyết áp. Thuốc này được sử dụng để như một cách chữa trị bệnh huyết áp thấp ở những người bị hạ huyết áp tư thế. Hay những trường hợp hạ huyết áp liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh.
  • Heptaminol. Thuốc Heptaminol còn có tên biệt dược là Heptamyl. Thuốc này trị hạ huyết áp và những tình trạng suy tuần hoàn từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Xem thêm: Các thực phẩm giàu kali mà có thể bạn chưa biết

Điều trị huyết áp thấp tại nhà

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc, có những cách điều trị bệnh tụt huyết áp tại nhà. Hay nói cách khác, đây là những cách trị bệnh huyết áp thấp không cần dùng thuốc. Những cách đó cụ thể bao gồm:

  • Bổ sung nước. Huyết áp thấp có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu nước, hoặc mất nước, mất máu. Vì vậy, cách chữa tụt huyết áp nhanh nhất và đơn giản nhất là uống nhiều nước. Tốt hơn hết là bạn nên uống nước cam, nước dừa. Nếu không có những loại nước này thì có thể uống nước lọc.
  • Mang vớ nén. Các loại vớ đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau và viêm do giãn tĩnh mạch. Chúng có thể giúp giảm lượng máu ứ đọng ở chân của người bệnh.
  • Thay đổi tư thế một cách từ từ. Đây là một cách điều trị bệnh tụt huyết áp dành cho những người bị hạ huyết áp tư thế. Nếu bạn chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, hoặc từ nằm sang ngồi, bạn hãy thực hiện từ từ. Không nên thay đổi tư thế đột ngột hay nhanh quá.
  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Huyết áp của bạn thấp có thể do chế độ ăn nhạt, ít muối. Vì vậy, bạn hãy bổ sung thêm muối vào các bữa ăn hàng ngày. Chẳng hạn như thêm muối vào thịt, cá, canh,…
Mang vớ nén có thể điều trị huyết áp thấp

Làm thế nào để ngăn ngừa huyết áp thấp?

Sau khi nắm được kiến thức về bệnh huyết áp thấp và cách chữa trị, bạn đọc nên biết qua cách phòng ngừa tình trạng này. Những biện pháp cơ bản và dễ thực hiện nhất bao gồm:

  • Tăng thêm muối trong chế biến thức ăn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 lít nước lọc.
  • Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa ăn sáng.
  • Đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng hạ huyết áp. Hoặc đo huyết áp thấy thấp hơn mức bình thường.
Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng hạ huyết áp

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách điều trị huyết áp thấp. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng huyết áp thấp, bạn hãy đi khám ngay. Mục tiêu là để giữ gìn sức khỏe, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra do tình trạng huyết áp thấp thường xuyên.

Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy, các phương pháp điều trị bệnh lý này tại nhà ngày càng được nhiều người quan tâm bởi ưu điểm dễ thực hiện, chi phí rẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn một số cách điều trị huyết áp thấp tại nhà hiệu quả hiện nay.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch giảm xuống thấp hơn so với bình thường. Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.

Một số dạng huyết áp thấp thường gặp:

  • Huyết áp thấp sinh lý: Tình trạng huyết áp thấp gây ra bởi yếu tố gia đình, hoặc do bạn sinh sống ở vùng núi cao.
  • Huyết áp thấp bệnh lý: Nguyên nhân do các cơ quan như tim, thận, tuyến giáp, hệ thần kinh thực vật bị suy giảm chức năng và hoạt động.

Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp

Khi bạn bị huyết áp thấp, áp lực máu trong thành mạch sẽ chậm và yếu. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu cung cấp đến các tổ chức, cơ quan trong cơ thể và biểu hiện qua các dấu hiệu như:

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Choáng váng.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi, ngủ không sâu giấc.

Tùy vào mức độ của bệnh mà các biểu hiện này có thể xuất hiện thường xuyên hay không.

Các phương pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà

Nếu tình trạng huyết áp thấp của bạn chưa quá nặng hay ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, bạn có thể chưa cần sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp thấp. Thay vào đó, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây để vừa giúp hạn chế tiến triển của bệnh, vừa giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả

➤ Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Thiếu vitamin và chất dinh dưỡng có thể gây thiếu máu – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến huyết áp thấp.

Vì vậy, nếu bị huyết áp thấp, bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, cải xoăn, dâu tây, thực phẩm giàu đạm như sữa, trứng, cá…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tránh các thực phẩm có thể gây giảm huyết áp như: táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, cà rốt, cà chua, mướp đắng, cần tây, dưa hấu, hạt hướng dương, đậu đỏ, đậu xanh, tảo bẹ, hành tây…

➤ Tăng lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày

Không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, muối còn là loại gia vị giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả. Nhờ đặc tính quan trọng là hút nước và giữ nước, khi bổ sung muối vào cơ thể, muối sẽ giúp tăng lượng chất lỏng lưu thông trong mạch máu, từ đó giúp tăng huyết áp nhanh chóng.

Do đó, bên cạnh lượng muối lấy được từ các loại trái cây, rau củ tự nhiên, người bệnh huyết áp thấp nên bổ sung thêm 1 thìa cà phê muối vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

➤ Uống nhiều nước hơn

Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể và ổn định huyết áp

Khi bạn bị mất nước, lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng giảm đi, từ đó dễ gây ra những cơn tụt huyết áp đột ngột, đặc biệt ở những người bị bệnh huyết áp thấp. Do đó, bạn nên uống từ 8 – 10 ly nước [tương đương với 2 – 2,5 lít nước] mỗi ngày để giữ huyết áp ở mức ổn định.

Nếu bạn tập thể dục hoặc thời tiết quá nóng dẫn đến mất nhiều mồ hôi, bạn cần tăng thêm lượng nước bổ sung cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thức uống có chứa cafein như cà phê để làm tăng huyết áp khi bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, các loại đồ uống này chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn và bạn không nên dùng quá nhiều để tránh bị mất ngủ hay tăng cảm giác lo lắng.

➤ Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Đôi khi sau mỗi bữa ăn, quá trình tiêu hóa có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp. Nguyên nhân là do cơ thể phải ưu tiên cung cấp máu đến các cơ quan tiêu hóa, dẫn đến việc không đủ máu đến các cơ quan khác. Nguy cơ bị tụt huyết áp sau ăn sẽ càng cao khi bạn ăn một bữa ăn càng lớn.

Do vậy, thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn hãy chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ, cách đều nhau trong ngày để tránh tình trạng tụt huyết áp sau ăn.

➤ Hạn chế uống rượu bia

Rượu bia vừa gây mất nước, vừa làm co mạch máu ngay cả khi uống một lượng vừa phải, dẫn đến làm giảm huyết áp nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh huyết áp thấp cần hạn chế sử dụng rượu bia để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Tập luyện thể dục đều đặn

Đi bộ hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp là do rối loạn tuần hoàn máu. Vì vậy, để giúp tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch và thư giãn tinh thần, bạn nên duy trì việc tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Mức độ vận động sẽ phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng tim mạch của bạn. Vận động vừa sức và kéo dài sẽ có lợi hơn so với vận động cường độ mạnh trong thời gian ngắn. Bạn nên lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng và giúp lưu thông máu tốt như yoga, đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh hay thể dục nhịp điệu và duy trì thực hiện đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày như một thói quen.

Trong lúc tập thể dục, bạn cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu não do huyết áp thấp làm máu không bơm lên não kịp.

Nếu nhận thấy các triệu chứng như mệt mỏi bất thường, tim đập nhanh, hoa mắt hoặc chóng mặt trong khi tập, bạn nên tập chậm lại, ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi đến khi các triệu chứng đi qua, tránh quá sức có thể dẫn đến ngất, ngã rất nguy hiểm.

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

➤ Tránh căng thẳng

Mệt mỏi, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân khiến bạn bị huyết áp thấp. Do đó, bạn không nên làm việc liên tục trong thời gian dài mà nên dành cho mình khoảng 15 – 20 phút mỗi khi thấy mệt mỏi để nghỉ ngơi, thư giãn, đi lại giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn.

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

➤ Ngủ đủ giấc

Người bệnh huyết áp thấp cần ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Nếu bạn không ngủ đủ giấc, tình trạng thiếu ngủ có thể khiến cơ thể không thể duy trì tốt việc lưu thông máu đến các cơ quan, đặc biệt là da, khiến da trở nên nhợt nhạt và tái xanh.

Di chuyển cẩn thận để tránh tụt huyết áp

➤ Kê cao đầu khi ngủ

Khi ngủ, bạn có thể kê thêm nhiều gối để nâng cao đầu hơn so với vị trí của chân. Việc này sẽ giúp giảm tác động của trọng lực lên huyết áp, tránh tình trạng giảm huyết áp.

➤ Thức dậy đúng cách

Theo các chuyên gia, khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, dẫn đến tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người bệnh huyết áp thấp thức dậy một cách đột ngột, tình trạng này có thể khiến bạn bị choáng, ngất. Do vậy, việc thức dậy đúng cách là rất quan trọng đối với người bị huyết áp thấp.

Khi thức dậy, bạn cần nằm thêm một lúc, tập một vài động tác đơn giản [vận động các khớp chân, tay nhẹ nhàng] để máu lưu thông tốt hơn. Sau đó bạn hãy ngồi dậy từ từ, để chân tay trên giường. Đưa chân từ từ ra khỏi giường và vẫn giữ tư thế ngồi. Khi đứng dậy, bạn hãy vịn vào ghế và giữ tư thế đứng một lúc trước khi di chuyển.

Ngoài ra, khi đang nằm hay ngồi, bạn có thể tập thở sâu trước khi đứng dậy bằng cách hít vào trong bốn giây, giữ nó một giây, sau đó thở ra trong ba giây. Lặp lại trong một hoặc hai phút để tăng lưu lượng máu trước khi thay đổi tư thế.

Người bệnh huyết áp thấp cần chú ý thức dậy đúng cách để tránh tụt huyết áp đột ngột

➤ Đừng giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu

Giữ cơ thể ở tư thế nằm, ngồi hay đứng trong thời gian dài có thể khiến bạn bị hạ huyết áp và làm bệnh diễn biến nặng hơn.

Nếu bạn phải đứng quá lâu, sau khoảng 30 phút, bạn có thể đặt một chân lên một vật thể cao như ghế hoặc gờ thấp, sau đó nghiêng người về phía trước đếm năm và thực hiện tương tự với chân còn lại.

Mang theo các thực phẩm phòng ngừa cơn tụt huyết áp

Tụt huyết áp là biểu hiện thường gặp ở những người bị huyết áp thấp. Đặc biệt, tụt huyết áp nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến ngất, sốc rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp đang lái xe, làm việc trên cao, đi cầu thang,…

Do đó, nếu bạn bị huyết áp thấp và thường xuyên bị tụt huyết áp, bạn nên bỏ túi các thực phẩm sau đây để giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.

☛ Muối

Muối là thực phẩm hàng đầu giúp cải thiện huyết áp nhanh chóng. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn một gói muối nhỏ và luôn mang theo bên mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy tụt huyết áp, hãy cho một ít muối vào uống cùng nước, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Muối giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp nhanh chóng và hiệu quả

☛ Đường glucose

Nếu bạn từng bị tụt huyết áp nhiều lần trước đó, bạn nên luôn mang theo một gói đường glucose bên mình. Khi bị tụt huyết áp, hãy thêm phần đường đó vào một cốc nước, khuấy đều rồi uống sẽ giúp tăng huyết áp nhanh chóng.

Phương pháp này rất hiệu quả trong trường hợp nguyên nhân gây tụt huyết áp là do hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tim mạch hay đái tháo đường thì nó có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng nề thêm. Do vậy, hãy cân nhắc tình trạng sức khỏe của mình để lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất.

☛ Socola

Socola có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, cải thiện đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhờ vậy giúp cải thiện tụt huyết áp rất tốt. Bạn nên chuẩn bị sẵn vài thanh socola trong túi xách của mình để phòng các cơn tụt huyết áp đột ngột.

☛ Nho khô

Nho khô giúp hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Vì vậy đây là loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, tốt nhất là mang theo một túi nho khô bên mình. Ăn khoảng 10-15 miếng nho khô ngay khi cảm thấy các dấu hiệu của tụt huyết áp sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà, bạn cũng cần lưu ý tự theo dõi huyết áp thường xuyên, tốt nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều. Bạn có thể mua cho mình một chiếc máy đo huyết áp cá nhân để việc kiểm tra huyết áp tại nhà trở nên dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của những phương pháp mình đang thực hiện, đồng thời kiểm soát tốt diễn biến bệnh.

Thăm khám thường xuyên giúp bạn đánh giá được hiệu quả phương pháp điều trị đang áp dụng

Điều trị huyết áp thấp tại nhà có hiệu quả không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đọc quan tâm. Các phương pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà có thể cải thiện và giúp ổn định huyết áp của bạn nhưng không thể chữa dứt điểm bệnh huyết áp thấp.

Với những trường hợp tình trạng huyết áp thấp vừa và nhẹ, khi các triệu chứng chỉ mới khởi phát, các biện pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng và đem lại hiệu quả. Nhờ cách thực hiện đơn giản, dễ dàng, điều trị huyết áp thấp tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí, công sức đi lại.

Tuy nhiên, hiệu quả mà các phương pháp này đem lại cho mỗi người là không giống nhau, phụ thuộc nhiều vào cơ thể, tình trạng bệnh, cách thực hiện và sự kiên trì của mỗi người. Các biện pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà cần có thời gian nhất định mới thấy hiệu quả. Vì vậy, bạn nên phối hợp nhiều phương pháp với nhau và kiên trì thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Trong trường hợp sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà bệnh không cải thiện hoặc xuất hiện các biểu hiện nặng dưới đây, bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị y tế phù hợp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra:

  • Huyết áp của bạn hoặc người thân trong gia đình giảm đột ngột, rất thấp hoặc thấp hơn bình thường một cách đáng kể.
  • Tình trạng huyết áp thấp đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, đi tiểu nhiều vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể.
  • Tụt huyết áp kèm dấu hiệu của sốc như cực yếu, lo lắng tột độ, tim đập nhanh, đánh trống ngực, vã mồ hôi… Sốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.

Trên đây là một số phương pháp điều trị huyết áp thấp tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn và người thân trong gia đình có sức khỏe tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • //www.wikihow.com/Prevent-Low-Blood-Pressure
  • //www.medicalnewstoday.com/articles/low-blood-pressure-diet#foods-to-avoid
  • //www.healthline.com/health/hypotension

Video liên quan

Chủ Đề