Phên dậu nghĩa là gì

Sự kiện Ban biên giới trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng [nay là Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao] ra đời vào ngày 6/10 đúng 45 năm trước đây không phải là ngày lễ lớn so với các ngày kỷ niệm trọng đại trong năm 2020. Tuy nhiên việc hình thành cơ quan này lại liên quan tới một công việc lớn của đất nước; đó là nhiệm vụ xác định và bảo vệ biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc.

Đối với bất kỳ nước nào, biên giới, lãnh thổ đều rất thiêng liêng; riêng đối với nước ta, việc xác định chuẩn xác, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia càng có ý nghĩa lớn lao vì nước ta giáp ranh với nhiều nước khác cả trên bộ và trên biển. Trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã phải đổ biết bao xương máu vì sự nghiệp bảo vệ biên cương, chủ quyền.

Thật không quá lời nếu nói rằng, trong 45 năm tồn tại và phát triển của cơ quan chuyên trách về biên giới lãnh thổ, một khối lượng lớn chưa từng có các công việc trong lĩnh vực này đã được tiến hành.

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, các văn bản pháp quy về biên giới đều do chính quyền thực dân Pháp thực hiện thì nay, với tư cách là một quốc gia độc lập, thống nhất, nước ta tự mình đàm phán và ký kết hàng loạt định ước quốc tế hoạch định rõ ràng biên cương và chủ quyền quốc gia ở trên bộ, trên biển và cả trên không.

Trong số các thỏa thuận đã đạt được có thể kể đến các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Căm-pu-chia. Về ranh giới trên biển là các hiệp định về vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia, phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, hợp tác khai thác với Ma-lai-xi-a ở vùng biển chồng lấn, phân định vùng chồng lấn với Thái Lan, vùng thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a. Về trên không là việc thu hồi, xác định và quản lý vùng thông báo bay Hồ Chí Minh [FIR Ho Chi Minh]. Bên cạnh các định ước về phân định cũng như về phân giới, cắm mốc, nước ta còn ký hàng loạt hiệp định quản lý biên giới với các nước láng giềng.

Trong quan hệ quốc tế, nước ta đã tích cực tham gia soạn thảo và đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 đồng thời tích cực tham gia hoạt động của cơ quan Liên hợp quốc về Công ước này.

Những thỏa thuận trên tạo ra những thuận lợi mới cho công cuộc bảo vệ phên dậu của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình ổn định, mở rộng hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng. 

Ở trong nước, cơ quan về biên giới quốc gia đã đề xuất chủ trương, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua những văn bản pháp quy hết sức quan trọng như Luật Biên giới quốc gia và Luật Biển cùng nhiều văn bản liên quan khác, tạo nền tảng pháp lý vững chắc để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới biên giới, lãnh thổ phải chăng nổi lên mấy phương châm sau:

Một là, do tầm quan trọng đặc biệt của công tác biên giới, lãnh thổ lĩnh vực này luôn được sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong nhiều trường hợp các chủ trương, biện pháp cụ thể tưởng như “rất nhỏ” đều nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất; bên cạnh Chính phủ luôn luôn hình thành Ban chỉ đạo liên ngành do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng đứng đầu, trong đó Ủy ban Biên giới quốc gia đóng vai trò nòng cốt.

Hai là, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị ở Trung ương và các địa phương liên quan. Cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, việc tạo dựng sức mạnh tổng hợp của mọi “binh chủng hợp thành” luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Trong khuôn khổ này, Ủy ban Biên giới quốc gia giúp Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia với 21 nhiệm vụ cụ thể; vì vậy có thể vừa được coi là bộ tổng tham mưu, vừa là cơ quan “tác chiến” trong lĩnh vực này. Đồng hành với Ủy ban Biên giới quốc gia luôn luôn có sự tham gia tích cực của ngành Công an, Quân đội [bao gồm cả Bộ đội biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển], Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ba là, trong khuôn khổ chung đó, người dân có vị trí đặc biệt trong việc giữ gìn phên dậu của Tổ quốc. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức toàn dân về biên giới, lãnh thổ và cả về biển đảo đã được chú trọng và phát huy tác dụng lớn. Để bảo đảm vai trò của người dân cần quan tâm đặc biệt tới việc cải thiện điều kiện sống của cư dân ở dọc tuyến biên giới và trên biển - đảo. Hơn ở đâu hết, việc củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân có ý nghĩa sống còn đối với việc giữ vững biên cương, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thiết nghĩ, các cán bộ, chiến sỹ tại các khu vực biên giới và biển đảo cũng như tại các cửa khẩu là những người đứng trên tuyến đầu canh giữ biên cương, do đó họ cần được trang bị hiện đại và đáng được thụ hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất.

Bốn là, cũng như trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ biên giới, lãnh thổ “phải trông vào thực lực” như Bác Hồ từng căn dặn. Thực lực nói ở đây không chỉ là “sức mạnh cứng” thể hiện trong sức mạnh kinh tế và an ninh - quốc phòng mà còn ở “sức mạnh mềm” thể hiện trong tính chính nghĩa của chúng ta, ở ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc, ở đường lối chính sách đúng đắn, ở sự đồng tình, ủng hộ của dư luận thế giới…

Năm là, sự nghiệp bảo vệ biên cương nằm trong tổng thể công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy nó cần được gắn bó chặt chẽ với yêu cầu gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển.

Cũng chính vì vậy, trước sau như một nước ta kiên quyết và kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trên Biển Đông, kể cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thông qua thương lượng ngoại giao dựa trên pháp luật, nhất là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài đối với những điểm bất đồng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế, trước hết là các nước thành viên ASEAN đối với lập trường chính nghĩa và thái độ xây dựng của chúng ta.

Cho dù đã giành được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận trong công tác biên giới, lãnh thổ song trước mắt chúng ta còn nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp. Tin rằng, với những bài học đã thâu lượm được, nhất định chúng ta sẽ thu được những thành công mới, giữ vững biên cương, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.

Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "phên", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ phên, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ phên trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Xem nghĩa dũng là lớp phên dậu bên ngoài của khu vực này.

2. Ô-phên+ và tháp canh muôn đời là hoang địa,

3. [Ê-sai 32:14, “NTT”] Vâng, cả Ô-phên cũng bị hoang vu nữa.

4. Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy.

5. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi ào ào đổ xuống

6. Microsoft InfoPath: Chương trình Windows để thiết kế và phên phối mẫu đơn XML.

7. Năm 1775, các thuộc quốc phên dậu Lan Na và Manipur đồng loạt nổi dậy.

8. Nói cách khác, những phên giậu của ta cần phải có cửa để đóng mở.

9. Ô-phên, một nơi cao của Giê-ru-sa-lem, là một vị trí phòng thủ kiên cố.

10. Khi nói Ô-phên trở nên một cánh đồng xơ xác thì điều này có nghĩa là thành bị hoang vu hoàn toàn.

11. Phên giậu, biển báo, tường rào, hào sâu thả cá sấu, hay những bãi cỏ xén tỉa chỉn chu đều là những ranh giới hữu hình.

12. Dưới triều các vua Đa-vít và Sa-lô-môn, thành được nới rộng về phía bắc bao gồm cả Ô-phên [xanh lục] và Núi Mô-ri-a [xanh dương].

13. 16 “Trong đời Am-ra-phên, vua Si-nê-a; A-ri-óc, vua Ê-la-sa; Kết-rô-Lao-me, vua Ê-lam*, và Ti-đanh, vua Gô-im, bốn vua hiệp lại tranh-chiến”.

14. Tuy nhiên, La Mã, lo sợ sự tăng cường sức mạnh của Hannibal ở Iberia nên đã thiết lập liên minh với Saguntum, một thành bang nằm dọc theo sông Ebro về phía nam làm phên dậu bảo vệ cho họ.

15. 19 Hình ảnh u ám này cũng dành cho toàn thể các thành phần của “Giê-ru-sa-lem” bội đạo. “Vì chưng lâu đài đã bị để trống và thành huyên náo bỏ không, Ophel [“Ô-phên”, “Thánh Kinh Hội”] cùng vọng lâu, biến thành hậu phương bỏ ngỏ cho đến đời đời, làm hoan lạc cho đàn lừa hoang, làm bãi cỏ cho bầy thú”.

16. 8 Lúc này, vua Sô-đôm, vua Gô-mô-rơ, vua Át-ma, vua Xê-bô-im và vua Bê-la, tức là Xoa, cùng xuất trận và dàn binh tại thung lũng Si-đim để đánh lại các vua kia, 9 tức là Kết-rô-lao-me vua Ê-lam, Ti-đanh vua Gô-im, Am-ra-phên vua Si-nê-a và A-ri-ốc vua Ên-la-sa;+ vậy là bốn vua đánh với năm vua.

Hơi ấm Mặt trận nơi phên dậu Tổ quốc

Tác giả Ngọc Quang - Ảnh Quang Vinh

Thứ sáu, 08/09/2017 17:27 0 Bình luận

[Mặt trận] - Mường Tè, Lai Châu, một vùng đất có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng của đất nước, vùng phên dậu, cực Tây của Lai Châu, là huyện có chung biên giới với Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc. Tuy chỉ cách thành phố Điện Biên Phủ 200 km, nhưng đoàn công tác đã phải di chuyển liên tục 6 giờ 30 phút qua những cung đường đèo dốc nổi tiếng Tây Bắc bởi sự vắng vẻ, hiểm trở và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy.

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ trong bình thường mới

Chủ tịch nước: Chung tay góp sức cho sự phát triển của tài năng trẻ đất nước

Hôm nay, con đường đến với Mường Tè như khó khăn hơn rất nhiều, vì phải vượt qua nhiều điểm sạt lở đất đá nghiêm trọng do lũ cuốn, mưa lớn kéo dài, nên thời gian đến với mảnh đất này lâu hơn nhiều so với dự kiến của đoàn công tác.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn làm việc tại xã Bum Tở.

Ngày 8/9, đoàn công tác của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, đã đến thăm xã Bum Tở, huyện Mường Tè để trực tiếp nắm bắt tình hình thiệt hại do mưa lũ, thăm và động viên nhân dân vượt qua hậu quả thiên tai. Đây là xã đặc biệt khó khăn, được mệnh danh là vùng đất “cuối trời Tây Bắc”, rộng 13.900 ha với 3253 nhân khẩu 100% là đồng bào La Hủ, trong đó 92% thuộc diện hộ nghèo.

Cùng tham gia đón đoàn công tác, ông Trịnh Tuấn Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Mường Tè chia sẻ: “Nhận được tin Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đến thăm, chúng tôi xúc động lắm, vì những lúc này bà con các dân tộc Mường Tè đang rất cần sự quan tâm, chia sẻ về vật chất và tinh thần của Trung ương để vươn lên sau những khó khăn do thiên tai gây ra”.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trao quà hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại bởi lũ lụt tại xã Bum Tở.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trao tiền cứu trợ cho tỉnh Lai Châu.

Sau khi trực tiếp thăm hỏi tình hình thiệt hại của bà con xã Bum Tở, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã trao quà hỗ trợ các gia đình chịu thiệt hại nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua, đồng thời người đứng đầu MTTQ Việt Nam đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương cần sớm quy hoạch dân cư, chuyển đổi mô hình sản xuất, đảm bảo tự nuôi trồng, sản xuất ở mỗi hộ gia đình sao cho phù hợp với điều kiện ở địa phương.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn yêu cầu chính quyền địa phương tập trung quan tâm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho bà con dân tộc, tuyên truyền, vận động và đảm bảo không trẻ em nào tới tuổi đi học mà không thể tới trường. Đồng thời đề nghị MTTQ Việt Nam huyện Mường Tè và xã Bum Tở cần triển khai tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền địa phương ngày càng vững mạnh.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, với tinh thần lá lành đùm lá rách, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa những gia đình có người bị thiệt mạng, người bị thương và mất nhà cửa trong đợt mưa lũ xảy ra vừa qua.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thăm hỏi, động viên các gia đình dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại xã Bum Tở.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chụp ảnh cùng với cán bộ xã Bum Tở.

Để chia sẻ với bà con các dân tộc Lai Châu, ngay tại xã Bum Tở, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Cứu trợ Trung ương Trần Thanh Mẫn đã trực tiếp trao 300 triệu đồng để góp phần hỗ trợ tỉnh Lai Châu vượt qua khó khăn do thiên tai gây ra.

Rời xã Bum Tở, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, kiểm tra và động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hua Bum, huyện Nậm Nhùn - vùng biên viễn cực Tây của Tổ quốc - được giao nhiệm vụ bảo vệ 24,67 km chiều dài cương thổ quốc gia.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thăm hỏi các cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hua Bum.

Thượng tá Nguyễn Văn Tính, Đồn trưởng Đồn biên phòng Hua Bum cho biết, trên địa bàn không xảy ra tình trạng xâm canh, xâm cư; các lực lượng chức năng luôn nắm chắc tình hình dân cư thay đổi trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ tình hình tội phạm ma tuý trong khu vực.

Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng, đánh giá cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh biên giới của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hua Bum.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã thông báo nhanh về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, bày tỏ sự xúc động trước những nỗ lực, hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ an ninh biên giới quốc gia của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hua Bum.

Người đứng đầu Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác đối ngoại biên phòng, những người lính biên phòng Hua Bum cần bám sát thực tế, dành thời gian lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con dân tộc trên địa bàn, kết hợp với già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dòng họ trực tiếp động viên, hỗ trợ, hướng dẫn người dân trên khu vực biên giới hiểu đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng cấp uỷ, chính quyền, MTTQ địa phương từng bước nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Với tinh thần gắn kết keo sơn, tình nghĩa quân với dân, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn chỉ huy Đồn biên phòng Hua Bum tiếp tục phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam huyện Nậm Nhùn, lên kế hoạch vận động, tuyên truyền giúp bà con đang sống dọc tuyến biên giới hữu nghị Việt - Trung nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, tránh xa các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, đề cao cảnh giác không nghe theo kẻ xấu kích động, lợi dụng tham gia vào vòng xoáy của ma tuý và tà đạo.

Trước những đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ đồn Hua Bum, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã trực tiếp thưởng “nóng” 5 phần quà cho 2 đồng chí có hoàn cảnh khó khăn và 3 đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thăm vườn rau của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hum Bum.

Nhân dịp này, đoàn công tác của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã cùng dự bữa cơm đại đoàn kết thắm đậm tình quân dân với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc huyện Nậm Nhùn ngay tại Đồn biên phòng Hua Bum.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hum Bum.

Chia tay Đồn biên phòng Hua Bum, phóng viên không khỏi xúc động khi chứng kiến một chiến sĩ quân hàm xanh đang dạy một nhóm học sinh dân tộc Hà Nhì ôn bài, trên bảng đen là 2 câu nổi tiếng của vua Lê Thái Tổ: “Biên phòng hảo vị trù phương lược / Xã tắc ưng tu kế cửu an”. Tạm dịch nghĩa là: “Biên phòng muốn vững chắc thì phải trù tính phương lược sẵn sàng / Giữ gìn an ninh quốc gia thì phải tính kế ổn định lâu dài”. Lời dạy hơn 500 năm trước của Lê Lợi như một lời nhắc nhở không bao giờ hết tính thời sự mà thế hệ tiền nhân muốn gửi gắm đến từng người con đất Việt hôm nay và mãi mãi về sau…

Trong 8 tháng năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, mưa lũ, hỏa hoạn gây ra thiệt hại về người và tài sản. Từ đầu tháng 4 đến ngày 05/8/2017, trên địa bàn tỉnh Lai Châu liên tục có mưa rải rác, mưa vừa, mưa to đến rất to, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm 21 người chết, 22 căn nhà bị sập và bị tốc mái. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 165 tỷ đồng.

Ngọc Quang - Ảnh Quang Vinh

Tags

Mặt trận tổ chức hoạt động Chủ tịch Trần Thanh Mẫn ủng hộ mưa dông bão lũ Đại đoàn kết Sơn La Lai Châu Điện Biên

Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

28/03/2022

Du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ trong bình thường mới

27/03/2022

Chủ tịch nước: Chung tay góp sức cho sự phát triển của tài năng trẻ đất nước

26/03/2022

Thủ tướng: Thanh niên tiên phong, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về khởi nghiệp

26/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề