Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Thông thường, điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn “ngốn” một lượng điện đáng kể sau khi được tắt bằng điều khiển.

Các đồ, thiết bị điện gia dụng hiện nay là những vật dụng cần thiết trong mỗi gia đình phục vụ cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, với nhiều người dùng, việc sử dụng sai cách đã trở thành thói quen khó bỏ.

Với những thói quen sai lầm khi sử dụng đồ điện, thiết bị điện gia dụng như thế này, bạn đã vô tình khiến sự tiêu tốn điện năng của gia đình tăng cao, và hơn nữa là còn gây nguy hiểm cho cả gia đình, dưới đây là những sai lầm bạn nên tránh và sửa đổi.

Luôn cắm điện đồ gia dụng có chế độ hẹn giờ

Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Lò vi sóng, lò nướng hay nồi cơm điện... các thiết bị gia dụng có sử dụng chế độ hẹn giờ, những thiết bị này khi đã cài đặt sẽ tự động dừng ngắt hoàn toàn điện và không có nguy hiểm.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi ngay cả khi hết thời gian cài đặt thì máy cũng không ngắt điện hoàn toàn, mức tiêu hao điện vẫn khá lớn khi phải duy trì chế độ.

Luôn cắm sạc máy tính

Nhiều người có thói quen sử dụng máy tính bàn hay laptop luôn cắm điện, cắm sạc ngay cả khi không sử dụng đến chúng. Việc cắm điện sạc liên tục như vậy đã khiến máy tính và laptop sẽ tiêu hao điện khá khủng, tính trung bình trong thời gian chờ, laptop vẫn ngốn đến 96W điện mỗi ngày.

So với ở chế độ chờ thì laptop cũng sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 chi phí điện so với bình thường, vậy nên hãy rút phích cắm khỏi nguồn điện, chỉ cắm sạc khi máy thật sự hết pin.

Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Không ngắt điện tivi

Mặc dù đã thực hiện tắt tivi mà không sử dụng đến chúng suốt cả ngày, nhưng dù đã tắt nhưng không ngắt nguồn điện tivi thì tivi vẫn ngốn 24W mỗi ngày. Điều nữa là khi không ngắt nguồn điện của tivi, nhiều chi tiết bộ phận trong tivi vẫn phải hoạt động, gây hao mòn và khiến tivi nhanh hỏng hơn.

Luôn cắm bộ sạc điện thoại

Trong gia đình hiện nay, điện thoại di động là thứ không thể thiếu, gia đình nhiều người lớn thì các thiết bị di động càng nhiều. Đồng hành cùng với đó là những bộ sạc pin cho điện thoại không thể thiếu, tuy vậy với nhiều người sử dụng có thói quen luôn cắm bộ sạc mà không rút khỏi ổ điện ngay cả khi không sạc.

Theo thống kê về khả năng tiêu thụ điện của bộ sạc điện thoại thì chúng có thể ngốn tới 1,2W mỗi ngày khi cắm điện liên tục mà không phải sạc.

Hơn nữa, bộ sạc cắm liên tục sẽ gây nóng nhanh, khi sử dụng vào sạc pin rất dễ ảnh hưởng gây nguy hại cháy nổ máy do quá nóng.

Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số

Thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi đã tắt chúng đi nhưng vẫn kết nối với nguồn điện. Theo ước tính mà Bright Side đưa ra, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm.

Tắt điều hòa bằng điều khiển

Thông thường, điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn “ngốn” một lượng điện đáng kể sau khi được tắt bằng điều khiển.

Trung bình, nếu tắt bằng điều khiển, thiết bị điều hòa sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng.

Lời khuyên của các chuyên gia là người dùng nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng. Điều này không chỉ mang ý tiết kiệm điện, mà còn giúp thiết bị duy trì độ bền và tuổi thọ hoạt động lâu hơn.

Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Tắt bộ phát wifi vào ban đêm

Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Chúng thường được bật 24/24, nhưng ít ai quan tâm đến rằng những thiết bị này đang “ngốn” khá nhiều năng lượng.

Một bộ phát sóng wifi tiêu tốn từ 2W-20W. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.500 đồng/kWh, thì cần chi trả hơn 550 ngàn đồng tiền điện.

*Lưu ý: để đo được chính xác điện tiêu thụ thì người ta phải sử dụng mấy thiết bị chuyên dụng cắm trực tiếp vào ổ điện, trong bài này thì mình chỉ có thể hướng dẫn các bạn cánh tính gần đúng thôi

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần thắc mắc những câu như vậy. Máy tính là đồ điện, dùng đồ điện thì phải tốn tiền điện là chuyện đương nhiên. Nhưng mà thắc mắc thì thắc mắc vậy thôi chứ cũng chẳng có mấy ai ngồi nhẩm tính cả, vì thứ nhất là lười nhẩm, thứ 2 là sợ tính sai.

Thường thì khi tính công suất tiêu thụ điện của một chiếc máy tính, chúng ta hay lấy công suất thực của nguồn nhân cho số giờ tiêu thụ. Tuy nhiên trên thực tế thì như vậy là sai. Ngay từ khi chọn công suất nguồn cho PC thì bạn đã phải chọn bộ nguồn có công suất duy trì lớn hơn công suất đỉnh của dàn linh kiện rồi, và bộ nguồn rất ít khi chạy hết công suất, kể cả lúc chơi game, render hay làm việc đòi hỏi hiệu năng cao. Một bộ máy tính bàn tầm trung thì với chip Core i5 và GPU Nvidia có 2 số đuôi 60 cũng chỉ ăn tầm 150 đến 250W điện trong điều kiện sử dụng thông thường. Đối với laptop thì còn ít hơn nữa, thường thì laptop gaming có chip dùng H và GPU rời sẽ ăn điện khoảng một nửa máy bàn cùng hiệu năng.

Tạp chí PC Gamer đã đo trong điều kiện thực tế và cho một bảng kết quả trung bình cho các cấu hình như sau:

Cấu HìnhCPUGPUCông suất bình quânBình DânCore i3, Ryzen 3GTX 1650150WTrung CấpCore i5, Ryzen 5RTX 2060, RTX 2060 Super250WCao CấpCore i7, Ryzen 7RTX 2080 (Super/ Ti)350WCao cấp VLCore i7-7900X2 x RTX 2080 (Super/ Ti)700W

Còn đây là bảng giá tiền điện cho nhóm điện sinh hoạt hiện tại (có thể đổi theo quy định chính phủ).

Laptop sử dụng điện trực tiếp tốn bao nhiêu tiền

Lưu ý

Về công suất của mỗi cấu hình thì chúng ta cũng đã có một cái mốc để ước lượng rồi, việc của bạn bây giờ chỉ đơn giản là đổi mức công suất đó ra thành tiền điện hàng tháng thôi. Chúng ta sẽ có công suất đơn giản như sau:

Công suất bình quân x số giờ chơi 1 ngày x số ngày chơi trong tháng x giá điện hiện hành


Bài ví dụ

Ví dụ mình có một con Core i5 non-K và GPU RTX-2060 (cấu hình tầm trung), mình chơi 5 tiếng/ ngày và 30 ngày 1 tháng thì mỗi tháng dàn PC này sẽ tiêu tốn số điện là:

250 x 5 x 30 = 37500W

Vì 1KW (ký điện) bằng 1000W nên mình sẽ chia con số trên cho 1000.

37500/1000 = 37,5kW

Cuối cùng, mình nhân số KW điện cho giá điện hiện hành, mình sẽ lấy giá điện bằng 2000 đồng/ kW điện.

2000 x 37.5 = 75000 VNĐ

Đáp án là 75k một tháng

*Nếu áp dụng cùng một bài ví dụ này cho các cấu hình khác thì sẽ ra những đáp án như sau:

- Cấu hình bình dân (150W): 45.000 VNĐ

- Cấu hình cao cấp (350W): 105.000 VNĐ

- Cấu hình cao cấp VL (750W): 225.000 VNĐ


Khi tính cái này thì anh em nhớ cộng màn hình vào nhé. Với màn hình thì thấp hơn nhiều, công suất của một con màn tương đối xịn kích thước 27 inch, 144Hz, độ sáng 350 Nit thì công suất của nó sẽ đâu đó 50w. Phần này thì mỗi model là mỗi khác, bạn có thể tham khảo thông số của hãng bằng cách tra Google.

Anh em cũng cần lưu ý là cách tính của mình chỉ là ví dụ mà thôi, mình dùng như vậy nhưng anh em dùng thì sẽ khác. Nếu chủ yếu lướt web xem phim nhẹ nhàng thì máy sẽ ít ăn điện hơn. Nếu chơi game nặng, làm đồ họa, chạy project, ép xung các kiểu thì máy cũng sẽ ăn điện mạnh hơn. Nói chung là cũng tùy trường hợp từng người mà hóa đơn của bạn sẽ to hay là bé. Anh em cũng nên lưu ý là nếu chúng ta xài điện càng nhiều, giá điện sẽ càng đắt đỏ tùy theo khung mà nhà nước quy định. Mình sẽ để bảng giá điện hiện hành cho anh em tiện theo dõi.

Trên đây là bài viết về cách ước lượng đơn giản công suất tiêu thụ điện của một chiếc máy tính trong một tháng. Từ đó, chúng ta có thể suy ra được là nó "đóng góp" bao nhiêu trong hóa đơn tiền điện. Hy vọng bài này hữu ích với anh em.

1 giờ sử dụng laptop tốn bao nhiêu diện?

Máy tính xách tay (laptop) tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều so với máy tính để bàn, chỉ sử dụng khoảng 30 - 70 watt mỗi giờ.

Sạc pin laptop tốn bao nhiêu diện?

Việc cắm sạc laptop liên tục nhìn qua có vẻ không tiêu tốn quá nhiều điện, nhưng thực tế máy tính có thể tiêu thụ điện năng lên đến 96W nếu bạn để máy ở chế độ chờ trong 1 ngày. Tính ra có tháng bạn đã lãng phí đến 288W điện, chưa kể nếu sử dụng hết công suất của máy thì mỗi giờ máy cũng tốn ít nhất 65W.

Điện áp của laptop là bao nhiêu?

Lưu ý: Bạn cần chọn đúng sạc laptop với điện áp chuẩn trên pin laptop (thường là 19.5V). Một cục sạc sẽ có điện áp DC thấp hơn hay cao hơn đều gây ảnh hưởng không tốt đến pin và các linh kiện phần cứng khác của laptop như main, cpu.

Dùng sạc laptop bao nhiêu watt thì dùng được?

Một củ sạc thông thường cho laptop sẽ có thông số đầu ra là 19.5 V, 3.34 A tương đương 65 W, để kích hoạt sạc pin nhanh nhà sản xuất sẽ tăng điện áp lên (V) hoặc tăng cường độ dòng điện (A) lên nhiều hơn so với quy chuẩn bình thường. Ví dụ, như củ sạc của MacBook Pro hỗ trợ công suất sạc lên đến 85 W.