Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Tết này nếu muốn chọn rượu làm quà tặng đến người thân, bạn bè, bạn có thể lựa chọn 5 loại rượu ngon nức tiếng từ Bắc chí Nam như rượu làng Vân, rượu Bàu Đá, rượu Gò Đen,…

Rượu làng Vân Bắc Giang

Quê hương của Bà Tân Vlog là nơi cho ra đời loại rượu làng Vân nổi tiếng khắp miền Bắc nước ta. Đây là một loại rượu ngon được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyệt Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, men dùng nấu rượu cũng là loại men bí truyền của người làng Vân. Đó là lý do mà danh tửu này luôn đi kèm với cái tên làng Vân mỗi khi ai đó nhắc đến đặc sản của vùng đất Bắc Giang.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu làng Vân là một đặc sản nổi tiếng ở Bắc Giang. Ảnh: giaoduc.net.vn

Người làng Vân cho biết ở đây có 3 loại rượu, được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo tẻ và gạo nếp. Trong đó, rượu nếp cái hoa vàng là tinh túy của làng nghề, làm nên thương hiệu rượu nổi tiếng cho người làng Vân.

Khi nấu rượu, người thợ phải chọn được loại nếp ngon nhất để nấu rượu cốt. Bên cạnh đó, còn phải chuẩn bị thêm một mẻ cơm to và chín đều làm chất xúc tác cho quá trình rượu “hóa vàng”. Trong quá trình này, phần rượu cốt sẽ được đổ vào một cái chum lớn khoảng 50 lít, dưới đáy chum được lót thêm một lớp cơm để hút độ rượu. Rượu làng Vân thường được ủ trong thời gian khoảng 6 tháng. Lúc này, rượu trong vắt, màu vàng ươm và tỏa mùi thơm dịu với độ cồn khoảng 5 – 7 độ.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu làng Vân để càng lâu càng ngon, mùi hương thơm hấp dẫn. Ảnh: ruoulangvan.vn

Điều thú vị của rượu làng Vân là rượu nặng nhưng khi uống vào thấy nhẹ, rượu nhẹ nhưng khi uống vào lại thành nặng. Đôi khi uống một chén rượu cũng có thể say có lúc uống cả vò cũng tỉnh như thường. Những người hay uống rượu ngon làng Vân thủ thỉ rằng, rượu này uống vào say thì rất ngấm, tuy nhiên, tỉnh cũng rất nhanh.

Rượu Kim Sơn Ninh Bình

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với dê núi, gà đồi mà còn có một món rượu ngon Kim Sơn, mang hương vị đậm đà của hương đồng gió nội. Rượu Kim Sơn có màu trong suốt, sủi bọt tăm và nồng độ cồn khá cao.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu Kim Sơn là một loại danh tửu nức tiếng đất cố đô. Ảnh: vi.wikipedia.org

Vốn là một loại “danh tửu” đời thường nên rượu thường đựng trong những vò đất, nút đậy bằng lá chuối khô. Người dân Ninh Bình mách nhỏ rằng, rượu Kim Sơn muốn ngon, đậm đà và thơm nồng thì phải để thật lâu. Như vậy khi thưởng thức, bạn mới cảm nhận trọn vẹn nhất vị ngon của rượu.

Về cách nấu rượu, rượu Kim Sơn cũng trải qua quy trình cơ bản nhưng các loại rượu khác trên dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của loại rượu ngon của Việt Nam này chính là men rượu. Theo đó, cách làm men được áp dụng công thức gia truyền đặc biệt của người dân làm nghề nấu rượu lâu năm ở làng Kim Sơn. Ngoài ra, việc chọn nguồn nước, cách ủ rượu cũng dùng bí kíp gia truyền để tạo nên món rượu ngon này.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu Kim Sơn còn được ngâm cùng các thành phần khác để giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: dienmaynewsun.com

Ngoài loại rượu trắng truyền thống, rượu Kim Sơn còn được ngâm cùng bìm bịp, rắn, tắc kè…để tăng hương vị khi uống, cũng như giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Đó là lý do mà rượu Kim Sơn trở thành loại rượu nổi tiếng khắp đất Ninh Bình và mọi miền tổ quốc. Ai về vùng đất tổ vi vu mà quên thử vài chén rượu Kim Sơn là một điều tiếc nuối lớn.

Rượu Bàu Đá Bình Định

Không chỉ các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Ninh Bình,… mới có những loại rượu ngon nức tiếng. Mà xứ Nẫu miền Trung cũng chinh phục thực khách gần xa với món rượu Bàu Đá trứ danh của tỉnh Bình Định.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu Bàu Đá là niềm tự hào của người dân vùng đất võ Bình Định. Ảnh: combodulichvn.com

Tên gọi rượu Bàu Đá xuất phát từ việc người dân ở xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định lấy nước trong một cái bàu (tên Bàu Đá) để sinh hoạt và nấu rượu. Tương truyền, chỉ có dùng nước ở bàu nấu thì rượu mới ngon và có hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được.

Rượu Bàu Đá không chỉ là một loại rượu ngon của người Bình Định mà còn được các thi nhân ca ngợi là “quốc tửu” của Việt Nam vì mang đến cảm giác thoải mái, ấm người khi uống, không gây nhức đầu như các loại rượu khác. Đặc biệt, loại rượu nổi tiếng này còn có thể ngâm cùng các loại dược liệu khác để tạo thành một loại đồ uống tăng cường sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Vì thế, mà rượu Bàu Đá trở thành thức uống thơm ngon, nổi tiếng từ Nam ra Bắc.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu Bàu Đá xuất phát từ việc người dân Bình Định lấy nước ở bàu nước tên Bàu Đá để nấu rượu. Ảnh: quynhontourist.vn

Để có những bình rượu thơm ngon, người dân Bình Định phải trải qua nhiều công đoạn chế biến thủ công như chọn nếp, men rượu, dùng nồi nấu bằng đồng, cất rượu bằng ống tre,… Chưa kể, kỹ thuật đun rượu trong suốt quá trình nấu cũng cực kỳ quan trọng. Lửa phải đun nhỏ và liên tục để giúp hơi rượu tỏa đều và thơm ngon. Đa phần những khâu quan trọng này đều do người dày dạn kinh nghiệm phụ trách, đảm bảo cho ra đời những bình rượu ngon nhất, chất lượng cao nhất.

Rượu vang Đà Lạt

Kể về các loại rượu ngon của Việt Nam mà không nhắc đến rượu vang Đà Lạt là một thiếu sót lớn. Bởi đây là một loại rượu mang phong cách châu Âu, không được nấu từ gạo, từ nếp như các loại rượu khác, mà dùng trái nho để chế biến.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu vang Đà Lạt có nhiều loại như vang đỏ, vang trắng, sâm banh,… Ảnh: sieuthidalat.com.vn

Rượu vang Đà Lạt về cơ bản có 6 loại khác nhau, gồm: vang đỏ, vang trắng, vang cơ bản, sâm banh, vang hoa quả và vang hồng. Tuy nhiên, điểm chung của loại rượu ngon này là đều được chế biến từ trái nho, kết hợp thêm một số thành phần khác để tạo nên hương vị đặc trưng chỉ có ở vang Đà Lạt.

Thật khó để nói loại rượu nổi tiếng nào là ngon nhất vì tùy thuộc kinh nghiệm uống rượu, sở thích cá nhân mà người ta chọn loại phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, mỗi loại vang Đà Lạt lại có một đặc điểm riêng, tạo nên sự khác biệt của mình so với các loại rượu khác. Ví dụ sâm banh là một loại rượu vang có ga, còn vang trắng thì có men ít và nhẹ, được làm từ trái nho xanh, nho vàng,…

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Chateau Dalat là một trong những loại rượu ngon ở Đà Lạt. Ảnh: vi.m.wikipedia.org

Ngày nay, ở Đà Lạt có nhiều thương hiệu rượu vang khác nhau để bạn dễ dàng chọn lựa. Trong đó, nổi tiếng nhất là Chateau Dalat, Ladofoods, Vang Đà Lạt,… Mỗi thương hiệu sẽ có những loại vang ngon đặc trưng, tùy sở thích mà bạn chọn cho mình loại phù hợp nhất để thưởng thức hoặc làm quà tặng.

Rượu Gò Đen Long An

Về miền Tây, bạn có thể thưởng thức nhiều đặc sản như bánh xèo, canh chua, cá lóc nướng trui, các loại mắm,… Nhưng đừng quên một lần uống thử rượu đế Gò Đen để cảm nhận hương vị thơm ngon của loại rượu miền Tây.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Rượu Gò Đen được người miền Tây gọi là “quốc tửu” vì hương vị thơm ngon đặc biệt. Ảnh: ruougoden.com

Rượu đến Gò Đen là một loại rượu nổi tiếng của người Long An, được bán rất nhiều dọc hai bên đường quốc lộ 1A địa phận tỉnh Long An. Ngược dòng về quá khứ, loại rượu này vốn gắn liền với địa danh Gò Đen (gồm 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi thuộc huyện Bến Lức). Xưa kia, Gò Đen là vùng đất nổi tiếng với nhiều lò nấu rượu đã xuất hiện cách đây gần một trăm năm, là “làng rượu” nổi danh ở vùng đất Long An.

Sự khác biệt làm nên thương hiệu rượu ngon của Việt Nam này chính sử dụng 100% nếp và men gia truyền để nấu rượu. Rượu thành phẩm phải đảm bảo được độ nguyên chất tuyệt đối, không cồn và khi uống cảm thấy thơm, ngon, say không gây đau dầu, chóng mặt. Đặc biệt, rượu để càng lâu sẽ càng trong và ngon, là một trong những “đệ nhất tửu” của vùng đất phương Nam.

Loại rượu nổi tiếng của vùng nam bộ là gì

Men nấu rượu là loại men gia truyền, được điều chế từ các loại thuốc như trần bì, quế chi,… Ảnh: ruougoden.com

Người dân Gò Đen cho biết, chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình nấu rượu. Loại nếp được chọn phải là nếp rặt, không được lẫn gạo dù chỉ là một hạt. Thông thường, loại nếp được chọn là loại có hạt tròn, mẩy, trắng đục đều và có mùi thơm tự nhiên. Nếp sau khi nấu thành cơm nếp sẽ được để nguội, rắc thêm men bí truyền vào ủ. Loại men này thường được điều chế từ các vị thuốc như trần bì, đinh hương, trần bì, quế chi,… tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng khó nơi nào sánh bằng.

Ngày nay, rượu đế Gò Đen được bán nhiều ở khu vực huyện Bến Lức và địa phận Gò Đen. Nếu có dịp về vùng đất này du lịch, bạn có thể mua thử một lít thưởng thức, để cảm nhận trọn vẹn hơn hương vị củaa “đệ nhất tửu” miệt vườn Nam Bộ.