Lộng giả thành chân nghĩa là gì

  • Viết từ Sài Gòn
    2013-11-12

Tôi nhớ, thời bao cấp, chuyện nhận một lít dầu lửa tem phiếu cho đúng định lượng là một chuyện hết sức khó khăn. Hầu như khi nhận về 1 lít dầu, nếu người nhận đổ số dầu ấy vào chiếc can 1 lít của thời trước năm 1975 thì nó chỉ còn chừng 80% đến 85% can. Nhiều người thắc mắc, mang can chuẩn lên để so sánh thì bị bà lương thực quở mắng, nói rằng đó là can không chuẩn, can đểu, chỉ có can của hợp tác xã, can của nhà nước [XHCN] mới chuẩn. Dần dần, người ta quên dần cái chuẩn cũ, dựa theo chuẩn nhà nước. Khái niệm đo lường [quốc tế] cũng dần dà không có ý nghĩa gì… Cái đó gọi là lộng giả thành chân. Và câu chuyện của ông Nguyễn Thanh Chấn bị oan, báo chí đưa tin suốt mấy ngày gần đây khiến tôi thấy lo cho ông, biết đâu, một trò lộng giả thành chân khác sẽ xuất hiện?!

Hiện tại, hầu như những điều tra viên về vụ ông Chấn, hoặc là được thông báo đã chết, hoặc là thuyên chuyển sang một địa bàn khác làm việc, và có một chi tiết đáng sợ nhất là một ông sếp ngành công an tuyên bố thẳng với báo chí [trong nước] rằng ông không bênh cho nhân viên của ông thì bênh cho ai. Điều này được nói ra khi báo chí đặt câu hỏi có liên quan đến vấn đề chậm trễ đưa tội của các nhân viên thuộc cấp ông ta trong vụ ông Chấn ra ánh sáng. Đến đây thì đã rõ!

Hơn nữa, khi mọi chi tiết được bạch hóa, trình tự điều tra vụ án ông Chấn [cũng do các báo trong nước đăng] đọc đi đọc lại nó chỉ cho thấy rằng kẻ đưa tin đã cố tình chứng minh các điều tra viên đã làm đúng thủ tục, trình tự điều tra và nếu có sai là do sơ xuất nào đó mà họ chưa tìm ra nguyên nhân. Và những chi tiết trên đó đều cho thấy rằng ông Chấn là kẻ phạm tội.

Như vậy, khi một kẻ thứ ba xuất hiện, đầu thú, nhận mọi tội lỗi về mình, đương nhiên là tòa án, viện kiểm sát bắt buộc phải trả tự do và xin lỗi, đền bù thiệt hại cho ông Chấn. Nhưng! Phải cẩn thận, đừng để sự việc rơi vào chỗ nguy hiểm. Vì sau vụ ông Chấn, hàng loạt án oan sai khác được phanh phui, vạch trần và kêu gọi trả tự do, xét xử lại cho người bị oan. Tất cả những trường hợp này đều nằm trong hiệu ứng domino của trường hợp ông Chấn.

Và điều này bất lợi cho nhà nước CSVN, vô hình trung làm họ bẽ mặt từ nhiều khía cạnh. Một mặt phơi ra cho thế giới thấy bộ mặt thật của ngành an ninh CSVN, mặt khác, nó tăng thêm nghi vấn và lời buộc tội của các nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế. Rất có thể, vụ án oan của ông Chấn trở thành điểm khởi đầu của một cuộc đấu tranh mới ở Việt Nam và là tiêu đề nóng để các nhà bình luận quốc tế xếp Việt Nam vào tình trạng báo động đỏ về nhân quyền. Chỉ bấy nhiêu thôi, mọi tham vọng của nhà nước CS trên chính trường quốc tế có thể bị tiêu tan.

Và không chừng, sự vụ này lại đẩy nhà nước CS vào một thủ đoạn mới: Bằng mọi giá phải ghép tội ông Chấn trở lại! Điều này rất có thể xảy ra, vì ba lý do căn bản: Đe nẹt các tù nhân án oan sai đang có ý định kêu oan; Làm giảm nhiệt trong nhân dân; Củng cố chỗ đứng vốn được xây dựng trên nền tảng nói láo của nhà nước.

Cũng xin nói thêm rằng số người chết trong tay điều tra viên công an ở Việt Nam không phải là ít, tỉ lệ đánh đập, ép cung trong quá trình điều tra hoàn toàn không thấp chút nào, và những người bị chết trong tay công an, sau đó được phù phép thành những hành vi tự tử, điên loạn dẫn đến chết, coi như hết, chẳng kiện tụng gì được ai!

Bây giờ, trong tình hình mấy ngày gần đây, tiếng kêu oan dậy lên khắp nơi, ông Chấn được thả thì hàng ngàn người hy vọng mình cũng được thả. Và nếu như hàng ngàn người được thả vì oan sai, ngành điều tra công an Việt Nam chỉ còn nước trốn khỏi mặt đất. Như vậy hoàn toàn bất lợi cho nhà nước. Và một khi mọi nơi, mọi ngóc ngách đều có dân kêu oan, đó sẽ là bước tích nhiệt cực mạnh cho mọi sự bùng nổ phía sau. Rất có thể, đó cũng là nguy cơ nhà nước bị vạch trần mọi tội lỗi và thứ tội lỗi ấy được lan truyền rất nhanh trong nhân dân, mọi tuyên truyền nhà nước trước đó hoàn toàn bị sập đổ. Không có thứ nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ này.

Chính vì thế, bây giờ, trong tình hình hiện tại, sẽ có một lựa chọn ngấm ngầm trong ngành an ninh và tòa án CSVN: hoặc là chấp nhận thí ông Chấn [và thí Lý Nguyễn Chung], hoặc là đổ bể, thí hàng ngàn điều tra viên cũng như uy tín [ảo] xây dựng được mấy chục năm nay. Lựa chọn như thế nào, chắc ai cũng nhìn thấy. Nhưng hành động như thế nào thì khó mà dự đoán. Thử đặt ra vài giả định: Chứng minh qui trình điều tra là đúng, bắt ông Chấn trở lại và minh oan cho các nhân viên điều tra; Chứng minh kẻ vừa đầu thú bị bệnh tâm thần, không làm chủ được hành động.

Hai giả định này tuy hai mà một, có trình tự trước – sau hẳn hoi. Việc đầu tiên là phải hợp thức hóa hồ sơ, chứng minh quá trình điều tra là đúng và công bố nó trên phương tiện truyền thông [hình như họ đang làm như thế!], sau đó, đẩy Lý Nguyễn Chung vào bệnh viện tâm thần, cho biệt giam ở đó, và đưa ra những chứng cứ để cho thấy kẻ phạm tội hoàn toàn vắng mặt lúc xảy ra vụ án.

Chỉ cần hai thao tác này, tình thế thay đổi hoàn toàn. Đương nhiên, với lương tri con người, không ai làm thế. Nhưng với tham vọng bá quyền trên nền tảng nói láo và với một hệ thống chính trị không có lương tri, mọi chuyện đều có thể xảy ra, miễn sao có lợi cho nhà cầm quyền. Lộng giả thành chân, ông Chấn nên cẩn thận!

Đương nhiên, nói thế, vô hình trung người viết đồng lõa với cái ác, đi hù dọa một người vừa được minh oan. Nhưng không, đây là giả định mà ông Chấn cần phải nhìn thấy và bình tĩnh vượt qua mọi cạm bẫy, những người làm việc bảo vệ công lý cần phải đồng hành với ông Chấn, cũng như nhiều người oan sai khác cũng nên đề phòng! Đó là bài viết này chưa muốn đưa ra tiếp một giả định khác: Liệu Lý Nguyễn Chung – thanh niên đầu thú – có thực sự giết người hay đằng sau sự đầu thú này còn một bức màn khác?

Viết từ Sài Gòn, ngày 12-11-2013

*Bài viết trích từ trang blog Viết Từ Sài Gòn. Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA

Sự nghiệp đổi mới [từ 1986] do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo những bước đivững chắc, thành tựu lớn lao của đất nước trong35năm qua. Đólà một hiện thực khách quan, một sự thậtđáng lạc quanở tầm vĩ mô không thể phủ nhận. Nhưng trong quá trình phát triển thông thườngcủa sự vậtkhông tránh khỏi những khúc quanh, khó khăn vướng mắc cần đấu tranh, khắc phục, tháo gỡ trên tinh thần cầu thị vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ cơbảncủa sự nghiệp đổi mới, xét về phương diện văn hóa, là giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc đồng thời với mở cửa tiếp thu tinh hoa nhân loại tiến bộ, hòa nhập nhưng không hòa tan. Mặt khác, cần nhận thức quy luật sự vật trong quá trình phát triển luôn luôn là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập [giữa bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, phản động và phát triển,nhân văn,tiến bộ, cách mạng]. Những giá trị văn hóa cốt lõi của cộng đồng dân tộc có truyền thống hàng nghìn năm cầnphảiđược bảo vệ, tôn vinh bằng nỗ lực của toàn dân.

Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc.Ảnh minh họa: TTXVN.

Thử hình dung khi một xã hội không có, không còn những chuẩn mực văn hóa thì sẽ đi tới đâu?Không khó hình dung, nó sẽ đi vào bế tắc, rối loạnnhân tâm. Chính vào thời khắc đất nước đang vượt muôn trùng khó khăn thử thách, chuyển mình vươn lên mạnh mẽ thì có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và quần chúng, trong đó có các nhà văn “bỗng nhiên” mất phương hướng. Họ quay lại tìm cách quyết liệtgiải thiêng các giá trịvăn hóatruyền thống đã trở thành tâm thức cộng đồng. Có người thậm chí đặt vấn đề rốt ráo [qua ngôn ngữ và hình tượng văn học] giải thiêng ý nghĩa củanhững thực thể Việt thiêng liêng-“đồng bào” [những người cùng một giống nòi dân tộc cùng trong một đất nước, được xem có quan hệ gắn bó như ruột thịt; là nhân dân nói chung]; “đồng chí” [những người có cùng chí hướng chính trị]. Trong đại dịchCovid-19,trong thiên tai khủng khiếp tàn phá thời gian quadiễn ra trên đất nước này, nếu không có tình nghĩa đồng bào cố kết, không cótinh thần tương thân tương ái, chung lưng đấu cật, không cótấm lòngnhường cơm sẻ áo, không có truyền thống "lá lành đùm lá rách" [lá rách ít đùm lá rách nhiều] thì có biết bao nhiêu cảnh ngộ, thân phậncon ngườisẽ lâm vào thế bĩ cực mà không tìm thấy thái lai.Vậy mà khi tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương thí điểm dạy mônNữ công gia chánhở một trường THPT để rút kinh nghiệm, có thể đưa vào dạy đại trà hay không,ngay lập tức một cây bút nữ người Việt ở hải ngoại viết trên blog cá nhân [8-3-2021], với giọng chì chiết và đay nghiến đồng bào cùng giới mình: “Càng nghèo khó lạc hậu, càng thủ cựu tăm tối, càng cần phụ nữ đảm đang”. Chưa hết, ý đồ giải thiêng còn được nâng lên ở mức độ “vĩ mô”-hạ bệ thần tượng [không có vĩ nhân, không có đỉnh cao nào chói lọi], “nhổ nước bọt vào lịch sử”, coi quá khứ là một thứ “bóng đè” hắc ám, đặng gây nên nỗi khiếp đảm cho các thế hệ sinh sau đẻ muộn, non gan yếu vía vốn không thích, không muốn vướng bận các hệ lụy của quá khứ. Đánh mất quá khứ là đánh mất ký ức lương thiện-một giá trị tinh thần quan trọng quyết định sức sống, sự trường tồn của một dân tộc.

Nhân viết về bệnhnhân danhđang lây lan với tốc độ chóng mặt, người viết nhớ lại những vần thơ lửa cháy của nhà thơ Tố Hữu: “Nhân danh ai?/ Bay mang những B.52/ Những na-pan, hơi độc/ Từ tòa Bạch ốc/ Từ đảo Guy-am/ Đến Việt Nam/ Để ám sát hòa bình và tự do dân tộc/ Để đốt những nhà thương, trường học./ Giết những con người chỉ biết yêu thương/ Giết những trẻ em chỉ biết đi trường/ Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá/ Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa!/ Nhân danh ai?/ Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài/[...]/Nhân danh ai? Bay đưa ta đến những rừng dày/ Những hố chông, những đồng lầy kháng chiến/ Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện/ Những ngày đêm đất chuyển trời rung...” [Ê-Mi-Ly, con...,Tố Hữu toàn tập,tập I; Nxb Văn học, 2009, tr. 377-378]. Chúng tôi đón trước rằng, sẽ không ít ngườikém thiện chíbỗng nhiênđồng thanhkêu lên thống thiết: “Xưa rồi...Diễm ơi!”. Nhưng, không “ôn cố” làm sao “tri tân”.

Nhân danhhiện nay đang trở thành một thứ “mode”trong tay một bộ phận không nhỏ dùng để trục lợi [chính trị, kinh tế, tiếng tăm]. Trước hết, họ “nhân danh con người”. Câu “Trong con người có cả ác quỷ và thánh thần” được triệt để khai thác ở vế đầu. Dưới khẩu hiệu “tất cả vì con người”, một số người viết văn đào sâu vào bản năng gốc, tụng ca thân xác, kích thích bản năng, nổi loạn, phá phách. Việc tái bản một số tác phẩm trong quá khứ không có lợi cho việc di dưỡng tư tưởng, tình cảm trong sáng của lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là lứa tuổi học trò. Họ nhân danh tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng ngườihay vì mục đích nào khác, tất cả đã phơi bày dưới thanh thiên bạch nhật.Phải chăng chúng ta đang ở một cực đoan khác?

Nhưng nhân danh“sự thật” với yêu cầu có vẻ chính đáng-viết là quyền “nhúng bút vào sự thật”, hiện đang là một cách “tự sướng” của một số người cầm bút viết văn. Nhân dân, thiết nghĩ, đã chịu quá nhiều gian khổ, hy sinh trong chiến tranh khốc liệt và dai dẳng, đã chịu nhiều tổn hại do thiên tai, dịch bệnh và các tai họa ngoài ý muốn chụp lên đầu, nên không cần nhà văn phải “đổ thêm dầu vào lửa”. Những vết thương đã lên da non, đã lành lặn dần theo thời gian không cần thiết “xới” lên;những bùnlầy,rácrưởicũ, không cần “phục chế” nó, như thế chỉ càng tăng thêm nỗi bi ai, khốn cùng cho kiếp người. Người viết văn không nên, không thể, không được quyền tự tiện xưng danh là “người chữa trị các nỗi đau” cho đồng bào mình. Tuyên ngôn “chết cho sự thật” đôi khi bịmột số ngườilợi dụng trong khi viết. Tiếp cận sự thật khi viết văn là cả một vấn đề không đơn giản [Sự thật nào? Sự thật có lợi cho ai? Sự thật tiến tới chân lý hay sự thật thỏa mãn ý đồ cá nhân?]. Những tác phẩm văn học viết về các biến cố lịch sử trong quá khứ [tại đó, trong một bối cảnh cụ thể, chúng ta có thể mắc sai lầm không tránh khỏi] gần đây lại được xới lên, tô vẽ lâm ly thống thiết như một cách giành kiếm“phiếu tínnhiệm”cho người viết văn. Nên nhớ, nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ nã vào anh đại bác.

Còn một thứ nhân danh khác-núp bóng khoa học, núp bóng hiện đại hóa văn học nghệ thuật khi cổ súy quá mức nồng nhiệt cho các “chủ nghĩa” nhập cảnh đang mọc lên nhan nhản như nấm gặp mưa. Thật ra là “cũ người mới ta”, không phải chủ thể không đủ trình độ nhận thức, nhưng vì một mục đích không vô tư [kiểu “nâng đỡ không trong sáng”]. Nhân danh hiện đại hóa, không ít người cổ vũ cho “cái khác”, “cái lạ”, trong khi những “cái” đó khólòng có thểtiến tới trở thànhcái mới[dẫu cho đôi khi trong bản thâncái mớibao hàm một phân lượng nhỏcái lạ] trong toàn bộ ý nghĩa chân chính của khái niệm then chốt này trong sáng tạo nghệ thuật với thiên chức bảo vệ các giátrị chân-thiện-mỹ.Tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật không phải không có những nguyên tắc và giới hạn của nó, khôngthểcó cái gọi là “vô bờ bến”.

Lộng giả thành chânlà một chiêu thức, kỹ xảo không mới nhưng được sử dụng triệt để trong tay những người thiếu thiện chí nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật. Bài học “điều sai sự thật nói mãi có thể thành sự thật” đượchọvận dụng khá tinh vi, triệt để, quyết liệt. Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 963 [tháng 4-2021] giới thiệu chùm truyện rất ngắn [vi hình tiểu thuyết] của nhà văn Trung Quốc hiện đại Phùng Ký Tài. Chắc chắn độc giả sẽ đặc biệt chú ý và thích thú đọc truyệnMắt Xanh. Truyện kể về một người thẩm định tranh giả có tay nghề thiện nghệ, tên gọi Mắt Xanh. Một bận ông ta mua được một bức tranh cổ quý với giá không hề rẻ [mười tám lạng vàng]. Ông ta âm ỉ tự sướng. Nhưng ông ta không hề biết mình bị gài bẫy bởi người bán bức tranh đó cho chân tay liên tục tung tin, đó là tranh giả, tranh thật vẫn ở trong tay của chủ nhân bí ẩn. Mắt Xanhlúc đầu tự tin như bàn thạch, nhưng rốt cuộc lung lay,phải bỏ công phu truy tìm bức tranh thật để mua với giá cắt cổ [gấp 4 lần giá mua bức tranh đầu], sung sướng vì tìm ra bảo vật. Nhưng kết cục là, bức tranh mua lần sau chính là tranh giả. Rõ là "Chết cũng hiểu rõ vì sao”. Một kết thúc không có hậu.Một bài học nghệ thuật sâu sắc thông qua một hình thức nghệ thuật giản dị.

Dân gian đúc kết “Nói phải củ cải cũng nghe”. Trong sáng tạo văn học nghệ thuật hiện nay, cảm thức về sự thật là một vấn đề đặt ra khá bức thiết. Nhưng nhận chân sự thật không thể ngay tức thì, đơn giản, phiến diện bởi lịch sử hiện đại đã chỉ ra rằng, có những sự thật cần đến gần nửa thế kỷ mới được giải mã, điều đó cần đến sự trung thực của người viết văn. Một vĩ nhân đã nói: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”. Đại văn hào Nga thế kỷ XIX Lep Tôn-xtôi đã viết: “Nhân vật mà tôi yêu quý nhất khi đặt bút viết luôn luôn làsự thật”.

Hiện nay cả nước đang đoàn kết chung tay phòng, chống đại dịch Covid-19, toàn dân đang đem hết sức mình chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bộn bề bao nhiêu công việc vì một ngày trọng đại của đất nước, trong khi đó một số người thiếu thiện chí đã bằng nhiều chiêu thức [xuyên tạc vai trò của Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phủ nhận vai lãnh đạo của Đảng trong bầu cử, tẩy chay bầu cử,...] đã cố tình phá ngang. Nhưng tất cả những hành vi ấy đã nhanh chóng trở nên khôi hài, lạc lõng. Không một lực lượng phi nghĩa nào có thể ngăn được bánh xe của lịch sử và con đường đi lên của dân tộc Việt Nam.

Chúng ta đang đấu tranh quyết liệt vớivấn nạn giả[hàng giả, danh giả,tin giả, bằng cấp giả, sách giả, học giả, đạo đức giả,...],nênlẽ thườngkhao khát sự thật luôn luôn là chính đáng, song khó khăn trường kỳ khi chiếm lĩnh, làm chủ nó. Con ngườichân chínhnói chung, nhà văn nói riêngcầnhướng đến sự thậtđích thựcnhư cáchloàihoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

THIÊN NHẪN

Video liên quan

Chủ Đề