Luat thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là gì năm 2024

- Tiếng gồm ba phần: phụ âm đầu, phần vần và âm điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.

Ví dụ:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng."

- Các tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng cho sự ngắt nhịp.

Ví dụ: Thơ lục bát: ngắt nhịp chẳn và lấy nhịp đôi làm cơ sở.

* Như vậy số tiếng và các đặc điểm riêng của tiếng về cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp,…là các yếu tố cấu thành luật thơ.

II- Một số thể thơ truyền thống:

1- Thể lục bát:

Ví dụ:

"Đầu lòng / hai ả / tố nga.

Thúy Kiều là chị / em là Thúy Vân.

Mai cốt cách / tuyết tinh thần.

Mỗi người một vẻ / mười phân ven mười."

- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng ( dòng lục 6, dòng bát 8 tiếng)

- Vần: chú ý tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8.

- Nhịp: nhịp chẳn, dựa vào tiếng có thanh không đổi.

- Hài thanh: có sự đối sánh luân phiên B – T – B ở các tiếng 2-4-6 trong dòng thơ.

2- Thể song thất lục bát:

- Ví dụ:

"Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt.

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.

Chín tầng gươm báu trao tay.

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh"

- Số tiếng: Cặp song thất (7), Cặp lục bát (6-8) luân phiên kế tiếp.

- Vần: hiệp vần ở mỗi cặp.

- Nhịp: nhịp ¾ ở hai câu thất, 2/2/2 hoặc 4/4 ở cặp lục bát.

- Hài thanh: ở ví dụ.

3- Các thể ngũ ngôn Đường luật: ngũ ngôn tứ tuyệt & ngũ ngôn bát cú.

Ví dụ: xem SGK

- Số tiếng: 5 tiếng, số dòng: 8 ( thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng )

- Vần: độc vận, gieo vần cách.

-Nhịp lẻ: 2/3.

- Hài thanh có sự luân phiên B-T, hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 & 4.

4- Các thể thất ngôn bát cú & thất ngôn tứ tuyệt:

  1. Thất ngôn tứ tuyệt:

VD: xem SGK

- Số tiếng: 7 tiếng, số dòng 4.

- Vần chân, độc vận, gieo vần cách.

- Nhịp 4/3.

- Hài thanh: theo mô hình ở sgk.

  1. Thất ngôn bát cú:

VD: xem SGK

- Số tiếng: 7 tiếng, số dòng 8 dòng.

- Vần chân, độc vận ở các câu /2/4/6/8.

- Hài thanh: theo mô hình sgk.

III- Các thể thơ hiện đại:

- Thơ mới: (1932-1945) “Phong trào thơ mới đẫ vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”.

Thể thơ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là thể thơ lâu đời xuất xứ từ Trung Hoa du nhập vào nền thơ ca Việt Nam cùng với các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ,Ngũ Ngôn Bát Cú ,Thất ngôn Bát Cú,đã tạo ra nhiều thể thơ biến ảo và tạo nên trào lưu một cơn sốt Thơ Đường Trong nền thơ ca Việt Nam .Sau đây hãy cùng Vforum tìm hiểm cặn kẽ về Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là gì? Định nghĩa và đặc điểm của thể thơ trên nhé.

I)Khái Niệm:

Về thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta sẽ có được bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.Mặt khác nó còn là bản sao của thể thơ Ngũ ngôn bát cú đường luật vì lấy ra 4 câu thơ trong bài bát cú để làm ra bài thơ tứ tuyệt .Chỉ 4 câu thơ ngắn ngọn nhưng lại tuyệt diệu vô cùng vì thế nên gọi là thơ tứ tuyệt.Thể thơ ngũ ngôn bố cục sẽ gồm có 4 phần đó là (đề, thực, luận, kết).

Luat thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là gì năm 2024

II)Đặc điểm :

•Về đặc điểm của thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật,thì bài thơ khi ngâm thơ sẽ mang một cảm giác êm tai nhấn nhá hợp lý,tạo cảm giác dễ đọc cho người ngâm thơ và dễ nghe cho người thưởng thức •Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật sẽ mang nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3 •Vần điệu : luân phiên bằng – trắc hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ hai và thứ tư.Nên gieo Vần (độc vận).Cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết bài thơ thì chúng ta sẽ có một bài thơ hoàn chỉnh ,chính xác theo luật thơ.

Trên đây là bài viết của Vforum về Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật là gì? Định nghĩa và đặc điểm .Mong rằng chỉ cần trau dồi vốn từ,hiểu rõ cặn kẽ về luật thơ và đặc điểm thơ qua bài viết.Cùng với một chút cảm xúc của người thi sĩ ,các bạn sẽ có cho mình một bài thơ đầu tay do chính mình sáng tác và còn nhiều bài thơ nữa về thể thơ này.