Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh lớp 10 trang 62

Giải câu hỏi 1 – Đoạn văn thuyết minh (Trang 62 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2) – Phần soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh trang 62 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Hãy nhắc lại:

a) Thế nào là một đoạn văn?

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu kể dưới đây:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
– Diễn đạt chính xác, trong sáng.
– Gợi cảm, hùng hồn.

Trả lời:

a) Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

     Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hoá cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Hội thi là dịp trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội còn vang lên những trận cười hồn nhiên sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt nhọc. Với những nét đặc sắc của mình, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại hôm nay.

Nội dung bài Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 10 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.


I – ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

1. Câu 1 trang 62 Ngữ văn 10 tập 2

Hãy nhắc lại:

a) Thế nào là một đoạn văn?

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu kể dưới đây:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

– Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

– Diễn đạt chính xác, trong sáng.

– Gợi cảm, hùng hồn.

Trả lời:

a) Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu tạo nên văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm ngắt xuống dòng.

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau:

– Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề thống nhất và duy nhất.

– Liên kết chặt chẽ với đoạn trước và đoạn sau.

– Diễn đạt chính xác, trong sáng.


2. Câu 2 trang 62 Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau như thế?

Trả lời:

So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:

So sánhĐoạn văn tự sựĐoạn văn thuyết minhĐiểm khác (vì khác về mục đích và yêu cầu)Dùng để kể với nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm.Dùng để giới thiệu, trình bày nên ít yếu tố miêu tả, biểu cảm.Điểm giống (vì đều là đoạn văn)– Đảm đảm bảo hình thức nhận biết của đoạn văn nói chung.
– Đảm bảo cấu trúc thường gặp: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

3. Câu 3 trang 62 Ngữ văn 10 tập 2

Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh không? Vì sao?

Trả lời:

Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tư thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh…tùy đối tượng và mục đích thuyết minh.


II – VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

Giả sử phải viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt, anh (chị) hãy:

1. Câu 1 trang 62 Ngữ văn 10 tập 2

Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết.

Trả lời:

Dàn ý cơ bản:

Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du.

Thân bài:

– Giới thiệu về tiểu sử: Họ tên, bút danh khác, năm sinh, năm mất, quê; Gia đình, học vấn, cá tính, phẩm chất; Những yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương.

– Sự nghiệp văn chương: Các tác phẩm chính; Giá trị nội dung;  Giá trị nghệ thuật.

– Đóng góp và vai trò, vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

Kết bài: Đánh giá về tác giả.


2. Câu 2 trang 62 Ngữ văn 10 tập 2

Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.

Gợi ý:

a) Trả lời một số câu hỏi:

– Anh (chị) định tập viết đoạn văn nào? Đoạn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

– Câu chuyển đoạn cần được viết thế nào để đoạn văn sẽ viết có thể tiếp nối được với đoạn văn trước đó?

– Phải sắp đặt các ý theo thứ tự nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn?

– Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh nào và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động hấp dẫn?

– Có thể học tập được gì từ đoạn văn sau:

Với Anh-xtanh, thời gian /…/ trở nên co dãn khi nó tỏ ra phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu ta chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Chẳng hạn, một người ở trên con tàu vũ trụ bay với một vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng sẽ thấy thời gian chậm lại một nửa. Anh ta sẽ già đi chậm hơn hai lần so với người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất. Người sinh đôi với anh ta ở Trái Đất có nhiều nếp nhăn và tóc bạc sớm hơn anh ta. Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. Đó là nghịch lí cặp sinh đôi của Lăng-giơ-vanh (tên của nhà vật lí người Pháp phát biểu nghịch lí này). /…/ Ở 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần. Ở 99,9% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 22,4 lần.

(M.Ri-các – Trịnh Xuân Thuận, Cái vô hạn trong lòng bàn tay, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

b) Viết và sửa chữa:

Viết toàn bộ đoạn văn ra giấy nháp, sau đó kiểm tra xem:

– Chủ đề của đoạn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không;

– Việc sử dụng phương pháp thuyết minh có hợp lí không;

– Các câu trong đoạn có trong sáng và liên kết với nhau không;

– Làm thế nào để sửa chữa những lỗi của đoạn văn (nếu có).

Trả lời:

a) Xác định đoạn văn định viết, hình dung câu chuyển đoạn để liên kết với đoạn trước đó, xác định phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng.

b) Viết và sửa chữa.

Ví dụ: Lựa chọn luận điểm về tiểu sử của Nguyễn Du để viết đoạn thuyết minh.

Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình phong kiến quyền quý giàu truyền thống khoa bảng và làm quan ở thành Thăng Long. Cha ông là Nguyễn Nghiễm quê ở Hà Tĩnh, mẹ là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Du ở với anh trai là Nguyễn Khản. Điều kiện gia đình quý tộc một mặt giúp Nguyễn Du sớm được dùi mài kinh sử mặt khác nhìn thấu rõ cuộc sống xa hoa, đặc biệt ám ảnh với hình ảnh những ca nhi, kĩ nữ tài sắc nhưng đau khổ. Năm 1783, ông đỗ tam trường và nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. Sau khi nhà Nguyễn thay thế nhà Hậu Lê, từ 1789, Nguyễn Du bước vào cuộc đời gió bụi gian lao, về gần với cuộc sống của nhân dân với nhiều trăn trở. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của ông, đặc biệt là giúp Nguyễn Du suy ngẫm về thân phận con người, mở rộng vốn sống và học hỏi ngôn ngữ dân gian. Năm 1802, ông chấp nhận ra làm quan cho nhà Nguyễn nhưng tư tưởng vẫn luôn băn khoăn vì tư tưởng “trung quân”. Trải qua nhiều chức quan dưới triều Nguyễn và nhiều lần đươc cử đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du có thêm những trải nghiệm và khả năng nâng tầm khái quát vấn đề thân phận con người trong sáng tác tác văn chương.


III – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 63 Ngữ văn 10 tập 2

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Trả lời:

Đây là đoạn nối tiếp đoạn văn ở trên, đoạn này đánh giá, tổng kết giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm:

“Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt, vừa thể hiện niềm tin công lí của nhân dân – chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn mang nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì là yếu tố kì ảo.”


2. Câu 2 trang 63 Ngữ văn 10 tập 2

Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

Trả lời:

Dàn bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi:

Mở bài:

– Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.

– Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.

Thân bài:

♦ Cuộc đời và sự nghiệp:

– Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương.

– Nguyễn Trãi là con của gia đình có truyền thống yêu nước, văn học.

– Vào năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cả cha và con đều làm quan.

– Năm 1407, nhà Hồ khởi nghĩa thất bại, giặc Minh chiếm nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, còn ông Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc.

– Vào những năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh, đó cũng là thời gian mà ông viết “Bình Ngô đại cáo”.

– Chỉ sau thời gian ngắn, triều đình lục đục, gian lận lộng hành, ông xin về ở ẩn.

– Vua mời ông ra phụ giúp việc nước nhưng vào năm 1442 ông dính vào vụ án Lệ chi Viên nổi tiếng, gia đình 3 đời bị xử trảm.

– Vụ án Lệ Chi Viên vụ án oan trong lịch sử và được vua Lê Thánh Tông minh oan vào năm 1464.

– Nguyễn Trãi được minh oan và trong sạch để lại tiếng thơm muôn đời.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

♦ Đóng góp vào văn học:

– Không chỉ là nhà quân sự, Nguyễn Trãi có rất nhiều những đóng góp quan trọng vào văn học đương thời và có giá trị đến hiện nay.

– Nguyễn Trãi nhiều tác phẩm nổi tiếng văn chính luận, thơ trữ tình. Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

– Ông là nhà thơ xuất sắc với các tập thơ: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

– Ông là nhà chính luận nổi tiếng: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, các thể loại chiếu…

– Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân, lý tưởng nhân nghĩa. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị và gần gũi với thực tế.

Kết bài:

– Nguyễn Trãi xứng đáng là người hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đại.

– Cuộc đời của ông để lại nhiều đau thương, bị thảm nhưng tiếng thơm muôn đời và sự kính phục của thế hệ sau.


Bài trước:

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản viên sgk Ngữ văn 10 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt sgk Ngữ văn 10 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 10 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 10
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 10
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 10
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 10
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 10
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 10 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 10
  • Để học tốt môn GDCD lớp 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh sgk Ngữ văn 10 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!