Lý Thánh Tông tên thật là gì

Mục lục

  • 1 Thân thế và niên thiếu
  • 2 Lên ngôi Hoàng đế
  • 3 Cai trị Đại Việt
    • 3.1 Quan chế – hành chính
      • 3.1.1 Quy định về tước hiệu
      • 3.1.2 Phân chia hành chính
    • 3.2 Xây cất
    • 3.3 Quân sự
    • 3.4 Kinh tế
    • 3.5 Luật pháp
    • 3.6 Y tế
    • 3.7 Giáo dục
      • 3.7.1 Khoa cử
    • 3.8 Văn hóa
      • 3.8.1 Chính sách văn hóa
      • 3.8.2 Sáng tác văn thơ
      • 3.8.3 Truy phong một số công thần
    • 3.9 Xã hội, tôn giáo
    • 3.10 Mở rộng Đại Việt
      • 3.10.1 Chinh phạt phương Nam
      • 3.10.2 Chinh phạt hướng Tây
    • 3.11 Quan hệ với Đại Minh
  • 4 Qua đời
  • 5 Nhận định
  • 6 Gia quyến
    • 6.1 Hậu phi
    • 6.2 Hậu Duệ
  • 7 Trong văn hóa đại chúng
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo
  • 10 Xem thêm
  • 11 Liên kết ngoài

Thân thế và niên thiếuSửa đổi

Lê Thánh Tông có tên húy là Lê Tư Thành, là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ (ông nội Lê Thánh Tông), làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]

Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư, ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]

Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]

Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương, làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậu Nguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]

Lên ngôi Hoàng đếSửa đổi

Ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 1459, niên hiệu Diên Ninh thứ 6, con đầu lòng của Lê Thái Tông là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang lên tường thành, rồi chia làm ba đường lẻn vào cung cấm làm binh biến. Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Hưng. Lê Nghi Dân phong Bình Nguyên vương Tư Thành làm Gia vương, và sai dựng phủ Gia Hưng bên trái nội cung để Tư Thành ở.[17][18]

Lê Nghi Dân lên ngôi, tin dùng các nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế, cho nên không được lòng dân và các đại thần văn võ[17]. Một nhóm các trọng thần là Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang muốn binh biến lật đổ Lê Nghi Dân nhưng việc bị bại lộ, tất cả đều bị giết.[19]

Sau đó, các huân hựu đại thần gồm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á quận hầu Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nhập nội Kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự Á thượng hầu Lê Lăng, Tư mã tham dự triều chính Đình thượng hầu Lê Niệm, Tổng tri ngự tiền hậu quân Á hầu Lê Nhân Thuận, Tổng tri ngự tiền trung quân Quan nội hầu Lê Nhân Khoái, Tổng tri ngự tiền thiện trạo doanh quân Quan phục hầu Trịnh Văn Sái, Thiêm tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Trịnh Đạc, Điện tiền ty đô chỉ huy Nguyễn Đức Trung, Thiết đột tả quân đại đội trưởng Nguyễn Yên, Nhập nội đại Hành khiển Lê Vĩnh Trường, Điện tiền ty chỉ huy Lê Yên, Lê Giải... cùng bàn với nhau làm binh biến, lật đổ Lê Nghi Dân.[20]

Ngày 6 tháng 6, năm Canh Thìn (1460), các quan vào ngồi ở nghị sự đường ngoài cửa Sùng vũ. Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết hai người cầm đầu là Đồn, Ban trước Nghị sự đường. Sau đó, hai ông sai đóng các cửa, mỗi người đem cấm binh dẹp nội loạn, giết bè đảng của Trần Lăng hơn 100 người. Binh biến thành công, nhóm đại thần bức tử Lê Nghi Dân, rồi bàn với nhau rằng:[20]

Ngày 18 tháng 6 âm lịch (tức 26 tháng 6 dương lịch) năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế ở điện Tường Quang, đổi ngay niên hiệu thành Quang Thuận mà không cần đợi sang năm sau. Ông còn xưng hiệu là Thiên Nam Động chủ, Đạo Am chủ nhân, Tao Đàn nguyên súy, ngoài ra lấy tên Lê Hạo để dùng trong các văn kiện ngoại giao với Trung Quốc.[21] Vừa lên ngôi, ông ban chiếu đại xá thiên hạ, xử tử tướng cai quản cấm binh là Lê Đắc Ninh vì tiếp tay cho Nghi Dân đảo chính cướp ngôi, đồng thời truy phong Nội quan Đào Biểu (người đã tử tiết cùng Nhân Tông trong đêm đảo chính) tước 1 tư và ban 5 mẫu ruộng công để cúng tế. Ngay sau đó, tân hoàng đế làm lễ phát tang cho Lê Nhân Tông, rước bài vị vào thờ trong Thái miếu, và dâng tôn hiệu là Nhân Tông Tuyên Hoàng đế. Mẹ Nhân Tông cũng được đặt thụy là Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước đó trời đã lâu không mưa, nhưng vào đêm sau khi rước bài vị Nhân Tông vào Thái miếu, trời mưa lớn.[20]

Tháng 7 âm lịch năm 1460, Lê Thánh Tông muốn đảm bảo an ninh trong nội cung, đề phòng sự tái diễn của vụ ám sát Lê Nhân Tông, nên ông ban lệnh cho quan lại, nhân viên ở Nội mật viện cùng các cung nhân rằng: "Từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc cung thì không được lén lút tiết lộ ra trước cho người ngoài và con thân thích".[22][23]

Ngày 1 tháng 10 âm lịch năm 1460, Lê Thánh Tông thăng quan tước cho các công thần đã tham gia đảo chính Lê Nghi Dân, trong đó Nguyễn Xí là Quỳ quận công, Đinh Liệt là Lân quận công, Thái bảo Lỗ Sơn hầu Lê Niệm là Thái phó, Kỳ quận công Lê Thọ Vực là Tả Đô đốc tham nghị triều chính chưởng Điện tiền ty; Nguyễn Lỗi là Đại Đô đốc Chưởng Hình bộ, Lê Khang là Văn Chấn hầu. Ngày 11 tháng 10 âm lịch ông lại ban tặng ruộng đất cho 30 vị công thần. Sử sách thuật lại Nguyễn Xí và Đinh Liệt đều nhận 350 mẫu ruộng, Lê Lăng được nhận 300 mẫu, Lê Niệm nhận 200 mẫu, Lê Nhân Thuận nhận 150 mẫu, Lê Thọ Vực, Nguyễn Sư Hồi và Lê Nhân Khoái, Nguyễn Kế Sài đều nhận 130 mẫu.[24] Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có lời bàn về những quyết định của Lê Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi:

Tuy nhiên, với những người đảo chính Nghi Dân trước đó bị thất bại và bị Nghi Dân giết như Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang, khi Nguyễn Xí đề nghị truy phong tiết liệt cho họ thì Lê Thánh Tông không chấp thuận, ngược lại vào tháng 10 năm 1460, ông còn ban ý chỉ coi việc họ binh biến thất bại như tội thần:[26]

"Đã xem hết tờ tâu, trong ấy có xin cho bọn Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang theo như lệ công thần đã mất, nhưng câu ấy còn có thể bẻ lại được, là vì khoảng năm Diên Ninh, Đỗ Bí, Lê Ê ở chức cao nhất vào hàng tể thần; Lê Ngang, Lê Thụ tay cầm cấm quân, giữ việc an nguy, đáng lẽ phải dẹp yên giặc loạn, chuyển nguy thành an mới phải, thế mà chỉ biết sắp gà vào trong nồi mà để cá kình lọt ra ngoài lưới. Đến sau mưu việc không kín, đến nỗi phải phơi thây ở bên đường. Đó lại thêm một tội khác trong các tội của bọn Bí, Ngang, sao được để cùng với những công thần đã mất?"

Trước đây qua các đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân, triều đình đã nhiều năm chứng kiến sự xung đột giữa các thế lực công thần-võ tướng gốc Lam Sơn với nhau, cũng như giữa công thần Lam Sơn với tầng lớp quan Nho học mới. Đến khi Thánh Tông lên ngôi, phe tướng lĩnh Lam Sơn đã suy yếu sau một thế hệ đấu đá. Mặc dù vậy, Thái úy Nguyễn Xí, công thần Lam Sơn và cũng là một trong những người chính đưa Thánh Tông lên ngôi, vẫn nắm ảnh hưởng lớn trong triều đình cho đến khi mất năm 1465. Thánh Tông cần trông cậy vào Nguyễn Xí để giữ gìn ngai vị mà ông mới đạt được.[27] Tháng 3 âm lịch năm 1462, con Nguyễn Xí là Nguyễn Sư Hồi làm thơ vứt ra đường, vu cho các đại thần gốc Lam Sơn khác là Lê Niệm, Nguyễn Lỗi, Trịnh Văn Sái và Lê Thọ Vực làm phản. Bài thơ chưa kịp lưu truyền thì bị bại lộ. Cả bốn đại thần bị vu oan đều xin trị tội Sư Hồi, nhưng nhà vua phải bênh vực, che chở tội lỗi cho người này.[28] Tháng 8 âm lịch năm 1462, Thánh Tông kết án xử tử Lê Lăng – người thuộc phe đối lập Nguyễn Xí trong nhóm công thần Lam Sơn[29], vì từng có ý lập con thứ hai của Lê Thái Tông là Cung vương Khắc Xương.[30]. Tuy nhiên, sau khi Nguyễn Xí chết (1465), tên tuổi Sư Hồi biến mất khỏi sử sách, và giới tướng lĩnh chịu vào khuôn phép hơn. Cùng lúc đó, tầng lớp văn quan được tuyển cử qua các kỳ thi Nho học ngày càng lớn mạnh, tạo nên một chỗ dựa mới cho hoàng đế trong việc trị quốc. Để lấy được sự nể sợ và phục tùng của các sĩ phu vốn tự phụ vào kiến thức sách vở và chữ nghĩa của mình, Thánh Tông đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc của mình đối với Nho học.[31][27]

Người anh khác mẹ còn sống duy nhất của Thánh Tông là Lê Khắc Xương giữ tước Cung vương trong vòng 14 năm đầu triều ông; đến tháng 6 âm lịch năm 1476, hoàng đế khép Khắc Xương vào tội âm mưu phản nghịch, rồi xuống chiếu bắt giam. Ngày 6 tháng 8 âm lịch năm đó, Lê Khắc Xương lâm bệnh mất.[32] Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan Đại Việt đời Lê Trung hưng có phê phán Lê Thánh Tông vì "tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái".[11]

Đời vua Lê Thánh Tông dùng hai niên hiệu, đầu tiên là Quang Thuận (1460–1469), sau đổi là Hồng Đức 1470–1497).[33]

1. Tiểu sử vua Lý Thánh Tông, vị vua tài năng

Tên thật của vua Lý Thánh Tông chính là Lý Nhật Tôn. Ông sinh ngày 30/03/1023 ngay tại cung Long Đức, vào đúng thời điểm cuối thời của vua Lý Thái Tổ.

Lý Thánh Tông hay Lý Nhật Tôn chính là kết quả của cuộc hôn nhân giữa vua Lý Thái Tông và vị hoàng hậu mang họ Mai, gọi là Linh Cảm Hoàng hậu hay Kim Thiên Hoàng hậu. Là con trai trưởng nên sau khi vua Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế vào năm 1028 đã quyết định sắc phong Lý Nhật Tôn là Thái tử.

Dựa trên ghi chép của cuốn sách Đại Việt sử lược (hay còn gọi là cuốn Việt sử lược) thì vị thái tử Lý Nhật Tôn thời điểm đó đã bộc lộ tư chất thông minh từ rất sớm. Ông đã sớm trở nên là một người “tinh thông kinh truyện, am hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược”.

Lý Thánh Tông tên thật là gì
Vua Lý Thánh Tông

Năm 1033, Thái tử Lý Nhật Tôn được vua cha là Lý Thái Tông phong tước làm Khai Hoàng Vương và ban cho ông cung Long Đức làm nơi ở. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Thái tử Nhật Tôn có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống của nhân dân từ rất sớm. Do vậy mà Thái tử Lý Nhật Tôn đã sớm thấu hiểu được những nỗi khổ của dân chúng cũng như những điều bất hạnh mà người dân đã phải trải qua.

Chính vì thế mà từ sâu bên trong vị Thái tử này đã có một tấm lòng vị tha, nhân hậu và thương dân. Đây được xem là nền tảng cũng như tiền đề cho những chính sách cai trị của vua Lý Thánh Tông sau này cũng như sự rèn luyện của ông với việc thông thạo nhiều thứ để trở thành một hoàng đế anh minh và có tài, có đức.

Đến năm 1037, vua Lý Thái Tông quyết định phong Thái tử Nhật Tôn giữ chức Đại Nguyên Soái, cùng với vua cha dẫn quân dẹp loạn ở Lâm Tây (nay là Lai Châu). Trận chiến này đã ghi dấu ấn thắng lợi của hai cha con cũng như chiến thắng năm 15 tuổi của Thái tử Lý Nhật Tôn. Năm Thái tử Nhật Tôn 17 tuổi, tức là năm 1039, ông đã được vua Lý Thái Tông giao cho trọng trách Giám quốc, tức là trông coi các công việc triều chính. bản thân vua Lý Thái tông đã đích thân dẫn quân đi đánh Nùng Tồn Phúc ở phía mạn vùng Tây Bắc.

Lý Thánh Tông tên thật là gì
Tiểu sử vua Lý Thánh Tông

Năm 1042, lúc ấy là vào mùa đông, nhân dân ở Châu Văn (ngày nay chính là Lạng Sơn) làm binh biến, Thái tử Nhật Tôn đã được vua Lý Thái Tông phong làm Đô đốc Đại Nguyên Soái, dẫn quân đi dẹp loạn. Đến năm 1043, Nhật Tôn lại trở thành người cầm quân đi trấn áp ở Châu Ái (nay là Thanh Hóa). Về thành tích binh nghiệp của Thái tử Nhật Tôn thì sử sách Đại Việt sử lược có ghi chép là: “Thánh Tông đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả.” Điều này đã cho thấy được tài cầm quân của Lý Thánh Tông cũng không tầm thường một chút nào. Mặc dù tuổi còn rất trẻ, thế nhưng, sự am hiểu cũng như tài năng của Lý Thánh Tông là điều mà ai cũng phải công nhận.

Lý Thánh Tông - Lý Nhật Tôn

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Lý

Thánh Tông Hoàng Đế

Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông. Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 [1023], sinh vua ở cung Long Đức. Năm Thiên Thành thứ 1 [1028], được sách phong làm Đông Cung Thái Tử. Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm [1054- 1072], thọ 50 tuổi [1023-1072], băng ở điện Hội Tiên.

Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm đó là chỗ kém.

Ất Mùi , Long Thụy Thái Bình năm thứ 2 [1055], (Tống Chí Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sửa sang các cung điện trong đại nội.

Tháng 2, lấy ngày sinh nhật làm thánh tiết Thừa Thiên.

Lý Thánh Tông tên thật là gì
Lịch Sử Việt Nam Bằng Tranh (Bộ Dày) - Tập 4: Thời Nhà Lý

Lý Thánh Tông tên thật là gì
Ngược Đường Trường Thi (Bộ Ba Tiểu Thuyết Lịch Sử Thời Lý – Trần – Lê)

Lý Thánh Tông tên thật là gì
Góc Nhìn Sử Việt - Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời (Bìa Cứng)

Nước Chiêm Thành sang cống.

Mùa đông, tháng 10, [1b] đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.

Nhà Tống phong cho vua làm Giao chỉ Quận Vương.

Bính Thân, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 3 [1056], (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống.

Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông.

Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bành1 .

Đinh Dậu, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 4 [1057], (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài [2a] chục trượng, theo kiểu 12 tầng (tức là tháp Báo Thiên).

Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: "Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về".

Mùa đông, tháng 12, làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. (Triều nhà Trần làm lễ yết chùa, tức là ở hai chùa này).

Mậu Tuất, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 5 [1058], (Tống Gia Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, sửa chữa cửa Tường Phù.

Kỷ Hợi , [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 1 [1059], (Tống Gia Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc.

Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu2 , đi hia, mới cho vào. Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy.

[2b] Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân".

Canh Tý, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 2 [1060], (Tống Gia Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đi bắt những binh lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.

Mùa thu, tháng 7, quân Tống sang xâm lấn, không được, bèn sai Thị Lang bộ lại là Dư Tĩnh đến Ung Châu để hội nghị. Vua sai Phí Gia Hựu đi. Tĩnh hậu tặng cho Gia Hựu và đưa thư xin trả Bảo Tài cho họ, vua không nghe.

Tháng 8, phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát.

Làm hành cung cạnh hồ Dâm Đàm3 để xem đánh cá.

Tân Sửu, [Chương Khánh Gia Thánh] năm thứ 3 [1061], (Tống Gia Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, chọn con gái dân gian 12 người vào hậu [3a] cung.

Châu La Thuận dâng voi trắng.

Nhâm Dần, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 4 [1062], (Tống Gia Hựu năm thứ 7).

Mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa 3 chân, mắt có 6 con ngươi.

Quý Mão, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 5 [1063], (Tống Gia Hựu năm thứ 8).

Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mươi mà chưa có con trai nối dõi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó _ Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tông, (Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm _ Lan phu nhân. Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dậy cho Bông thuật đầu thai thác hoá. Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy4 là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm5 , Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn.

Giáp Thìn, [Chương Thánh Gia Khánh] năm thứ 6 [1064], (Tống Anh Tông Thự, Trị Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng sai sứ sang Tống.

Mùa hạ, tháng 4, [3b] vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm".

Bính Ngọ, [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 1 [1066], (Tống Trị Bình năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ Hợi, hoàng tử Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá phong mẹ thái tử là _ Lan phu nhân làm Thần phi.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : thái tử là căn bản của nước, không lập sớm không được. Kinh Xuân thu chép: "Con là Đồng sinh" ý cũng bởi đó. Vua tuổi đã cao, may mà sinh hoàng tử, [4a] mừng vui bội phần, vội lập làm hoàng thái tử, đại xá thiên hạ, để yên lòng mong mỏi của muôn dân là phải lắm.

Mùa thu, tháng 9, sai lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du6 .

Lái buôn người nước Trảo Oa7 dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá 1 vạn quan.

Đinh Mùi, [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 2 [1067], (Tống Trị Bình năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống8 , Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.

Nhà Tống gia phong vua làm Khai phủ nghi đồng tam ti, rồi lại gia phong làm Nam Bình Vương. Cho Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hoà và Đặng Thế Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư9 , đổi mười người thư gia511làm án ngục lại10 . Cho Trọng Hoà và Thế Tư mỗi người bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối v..v.. [4b] ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ.

Mậu Thân11 , [Long Chương Thiên Tự] năm thứ 3 [1068], (từ tháng 2 về sau là niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1; Tống Thần Tông Hy Ninh năm thứ 1). (Xét bài ký tháp Thăng Bình, Thanh Hoá lấy năm này làm Thần vũ năm thứ 1 là sai).

Mùa xuân, tháng 2, hoàng tử là Minh Nhân vương (không rõ tên) sinh, đó là người em cùng mẹ của Nhân Tông.

Châu Chân Đăng12 dâng 2 con voi trắng, nhân đó đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng13 năm thứ 1.

Đổi hương Thổ Lỗi làm Hương Siêu Loại14 , vì là nơi sinh của Nguyên Phi.

Chiêm thành dâng voi trắng, sau lại quấy nhiễu biên giới.

Kỷ Dậu15 , [Thiên Huống Bảo Tượng] năm thứ 2 [1069], (Từ tháng về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ16 và dân chúng 5 vạn người. trận này vua đánh chiêm thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân [5a] cảm hoá hoà hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.

Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý519, Ma Linh520, Bố Chính521để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước (Địa Lý nay là tỉnh Quảng nam)17 .

Mùa đông, tháng 10, ngày Đinh Sửu, có đám mây sắc đỏ sát mặt trời.

Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 [1070], (Tống Hy Ninh, năm thứ 3). Mùa xuân, làm điện Tử Thần.

Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.

Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối18 , vẽ tượng Thất thập nhị hiền19 , bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.

[5b] Tân Hợi , [Thần Vũ] năm thứ 3 [1071], (Tống Hy Ninh, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, vua viết bia chữ "Phật" dài 1 trượng 6 thước đặt ở chùa Tiên Du20 . Từ mùa xuân đến mùa hạ không mưa.

Chiêm Thành sang cống.

Định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau.

Mùa đông, tháng 12, vua không khỏe. Xuống chiếu cho Hữu ty ai vào lầm hành lang tả hữu quan chức đô21 thì đánh 80 trượng.

Nhâm Tý, [Thần Vũ] năm thứ 4 [1072], (Từ tháng giêng về sau là Nhân Tông, Thái Ninh năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần, vua băng ở điện Hội Tiên. [Bầy tôi] dâng hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế, miếu hiệu là Thánh Tông.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, [6a] cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải.

Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trlinh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới 7 tuổi, tôn mẹ đẻ là _ Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu [6b] họ Dương làm Hoàng thái hậu, buông rem cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, vua xem lễ tắm Phật.

Vua bắt đầu ngự điện Thiên An coi chầu. Tha các tù ở phủ Đô hộ.

(Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

  • L
  • Lê Quý Đôn
  • Lý Đạo Thành
  • Lý Nhân Tông
  • Lý Thánh Tông
  • N
  • Ngô Sĩ Liên
  • Ngô Sỹ Liên
  • nhà Tống
  • nhà Trần
  • P
  • Phan Huy Chú

  • H
  • Hồ Tây
  • huyện Quảng Trạch
  • huyện Từ Liêm
  • N
  • nước Tống
  • T
  • tỉnh Quảng Bình
  • V
  • Vũ Thắng

1 Minh văn: bài văn khắc trên các đồ kim khí như chuông, đỉnh hoặc trên bia đá.

2 Phốc đầu: tên mũ, tức là mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên.

3 Dâm Đàm: tức Hồ Tây ở Hà Nội, xem BK2, 35b.

4 Nguyên văn: "Hậu nhân mục kỳ xứ viết". Chữ ____ "mục" trong câu này không hợp nghĩa (người sau nhìn xứ ấy (?), gọi là ......), có lẽ là chữ ____ vị ( ... vị kỳ xứ viết ...)

5 Huyện Từ Liêm: nay thuộc Hà Nội.

6 Núi Tiên Du: xem chú thích BK2, 22B

7 Trảo Oa: phiên âm tên đảo Java (Indonesia)

8 Ngưu Hống: tộc người Thái ở vùng Sơn La, có thể là người Thái Đen. Ngưu Hống có thể là phiên âm tên Ngù Háu trong tiếng Thái, có nghĩa là "Rắn hổ mang". Theo Quắm tố mướu (truyện kể bản Mường) của người Thái Đen thì chúa Lò Rẹt ở Mường Muổi (khoảng thế kỷ XIV) lấy hiệu là Ngù Háu. Nhưng Ngù Háu có thể là hình tượng của tộc Thái Đen từ trước

9 Sĩ sư: tên chức quan coi việc hình pháp ở Đô hộ phủ (Đô hộ phủ vốn là tên gọi cơ quan cai trị cấp châu đời Đường, các triều đình Đinh, Lê, Lý vẫn giữ tên Đô Hộ Phủ, nhưng chỉ chuyên việc hình pháp)

10 Án ngục lại: người giúp việc xét hỏi về công việc hình án.

11 Nguyên bản in lầm là "Giáp Thân", theo thứ tự niên hiệu và can chi thì ở đây phải là năm "Mậu Thân" (1068). Việt sử lược q.2, 13a cũng chép "Mậu thân"

12 Châu Chân Đăng: xem chú thích trang BK2, 21a.

13 Thiên Huống Bảo Tượng nghĩa là "Trời cho con voi trắng".

14 Hương Siêu Loại: nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.

15 Nguyên bản in nhầm là "Ất Dậu". Theo thứ tự niên hiệu và can chi ở đây phải là năm "Kỷ Dậu" (1069). Việt Sử Lược Q.2, 13b cũng chép "Kỷ Dậu"

16 Chế Củ: tức vua Chiêm Thành Rudravarman IV.

17 Lời chú thích trong nguyên bản nói: "Địa Lý nay là Quảng Nam" là không đúng. Xem chú thích về châu Địa Lý ở trên.

18 Tứ phối: chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử được thờ với thầy ở Văn Miếu.

19 Thất thập nhị hiền: 72 học trò giỏi của Khổng Tử.

20 Chùa Tiên Du: ở núi Tiên Du, xem chú thích (4) trang 256)

21 Tức dãy hành lang đã quy định chỉ có các quan chức đô (chỉ huy các đô quân cấm vệ) mới được phép lui tới

Thân thế

Ông tên thật là Lý Nhật Tôn (李日尊), là con trưởng của Lý Thái Tông và Linh Cảm Hoàng hậu họ Mai. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức vào cuối thời Lý Thái Tổ.[4][3] Tháng 5 âm lịch năm 1028, ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông sách phong Lý Nhật Tôn làm Thái tử.[3][5]

Theo sách Đại Việt sử lược, Thái tử Nhật Tôn sớm trở nên "tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược".[4] Tháng 8 âm lịch năm 1033, Lý Thái Tông phong ông tước Khai Hoàng vương (開皇王) và dựng cung Long Đức làm nơi ở cho ông. Ông đã sớm được tiếp xúc với dân chúng, nên hiểu được nỗi khổ của dân và thông thạo nhiều việc.[6]

Tháng 2 âm lịch năm 1037, ông được Thái Tông phong làm Đại Nguyên soái, cùng cha đi dẹp quân nổi dậy ở Lâm Tây (Lai Châu) và giành được chiến thắng.[7]

Tháng 2 âm lịch năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Nùng Tồn Phúc ở mạn tây bắc. Thái tử Nhật Tôn mới 17 tuổi được cử làm Giám quốc, coi sóc kinh thành và việc triều chính.[7]

Ngày 1 tháng 4 âm lịch năm 1040, ông lại được Lý Thái Tông giao quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước, lập cơ quan ở điện Quảng Vũ. Sử thần đời Lê sơ Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ trích quyết định này của Thái Tông:[8]

Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua ra, khi ở lại giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem quân đi thì gọi là Phủ quân, có thế mà thôi, chưa nghe thấy sai xử kiện bao giờ. Phàm xử kiện là việc của Hữu ty. Thái Tông sai Khai Hoàng vương làm việc đó không phải là chức phận của thái tử, lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện là không đúng chỗ.

Mùa đông năm 1042, cư dân châu Văn (nay thuộc Lạng Sơn) làm binh biến.[9] Ngày 1 tháng 10 âm lịch năm đó, Thái Tông phong Nhật Tôn làm Đô thống Đại Nguyên soái, chỉ huy quân đội đi trấn áp. Đến ngày 1 tháng 3 âm lịch năm 1043, ông lại được cử làm Đô thống Đại Nguyên soái đi dẹp loạn ở châu Ái (nay thuộc Thanh Hóa).[9][10] Đại Việt sử lược chép rằng: "Thánh Tông... đánh dẹp giặc giã, tới đâu cũng đều đánh thắng được cả".[4]

Cuối năm 1043, Lý Thái Tông thấy Chiêm Thành đã 16 năm không chịu sang cống, bèn quyết ý chinh phạt phương Nam. Mùa xuân năm 1044, Thái Tông tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành, giao cho Thái tử Nhật Tôn làm Lưu thủ kinh sư. Trên mặt trận, quân Việt thắng to ở sông Ngũ Bồ, giết chết chúa Chiêm là Sạ Đẩu, chiếm quốc đô Phật Thệ trong một thời gian rồi về nước [9][11]

Cai trị

Tháng 7 âm lịch năm 1054, thấy mình già yếu, Thái Tông cho phép Thái tử Nhật Tôn ra coi chầu nghe chính sự.[12][13] Đến ngày 1 tháng 10 âm lịch (3 tháng 11 dương lịch) năm 1054, Lý Thái Tông qua đời.[12] Lý Nhật Tôn lên nối ngôi, tức Hoàng đế Lý Thánh Tông, lấy niên hiệu đầu là Long Thụy Thái Bình. Ông lập 8 hoàng hậu, và tôn mẹ là Mai thị làm Linh Cảm Thái hậu.[4]

Trong thời gian cầm quyền, Lý Thánh Tông tự xưng là "vạn thặng"[14] và đặt 5 niên hiệu:

  • Long Thụy Thái Bình (龍瑞太平 1054 – 1058)
  • Chương Thánh Gia Khánh (彰聖嘉慶 1059 – 1065)
  • Long Chương Thiên Tự (龍彰天嗣 1066 – 1067)
  • Thiên Huống Bảo Tượng (天貺寶象 1068 – 1069)
  • Thần Vũ (神武 1069 – 1072)

Đối nội

Ngay sau khi lên ngôi, năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.[15] Quốc hiệu này kéo dài 346 năm cho tới khi nhà Hồ đổi thành Đại Ngu (1400)[16], sau đó được nhà Lê khôi phục năm 1428[17], và tồn tại đến đầu thời nhà Nguyễn.[18]

Lý Thánh Tông được sử cũ mô tả là một hoàng đế nhân đức.[19][6] Đại Việt sử lược ghi lại, trong mùa đông năm 1055, Thánh Tông từng nói với các quan hầu cận: "Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mặc áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao! Ta vô cùng thương xót". Tiếp đó, ông sai quan Hữu ty cấp mền, chiếu trong kho cho tù nhân và yêu cầu cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Cùng năm đó, Thánh Tông truyền lệnh giảm một nửa tô thuế cho dân cả nước.[20]

Lý Thánh Tông còn chủ trương giảm các hình phạt trong nước. Theo Đại Việt sử lược, một trong những hành động đầu tiên của ông sau khi lên ngôi là sai đốt các công cụ tra tấn.[4] Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép, vào tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh để xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ông và tuyên bố: "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".[1] Đến năm 1070, ông cho phép những người chịu hình phạt đánh roi (trượng hình) được nộp tiền để giảm tội.[21] Ngoài ra, vào năm 1067, nhà vua đã định ra chế độ lương bổng hàng năm cho quan Đô hộ phủ Sĩ sư (người đứng đầu cơ quan tư pháp cả nước) và các cai ngục: theo đó, hai Đô hộ phủ Sĩ sư Ngụy Trọng Hòa, Đặng Thể Tư mỗi người hưởng 50 quan tiền, 200 bó lúa và các loại cá muối; ngục lại mỗi người nhận 20 quan tiền và 100 bó lúa.[22][1] Chính sách này giúp nâng cao tinh thần thanh liêm của các quan hình án.[19]

Tiếp nối hai vua trước, Lý Thánh Tông rất chú trọng sản xuất nông nghiệp.[3] Tháng 10 âm lịch năm 1056, nhà vua ban bố Chiếu khuyến nông.[23] Ông cũng đi đến nhiều nơi để xem nông dân gặt lúa.[22] Khi sản xuất gặp khó khăn (như vào tháng 4 âm lịch năm 1070), nhà vua đem tiền, thóc và lụa trong kho phát cho dân nghèo.[19]

Tháng 8 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho bá quan.[24] Tại điện Thủy Tinh, ông đã ban phát mũ cánh chuồn (hay mũ phốc đầu) và hia cho quan viên; từ đây có lệ quan lại vào chầu phải đội mũ cánh chuồn và mang hia.[1][25]

Về quân sự, Lý Thánh Tông chia quân chính quy làm 8 hiệu quân, đặt tên là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp. Mỗi hiệu quân có 4 bộ gồm Tả, Hữu, Tiền và Hậu, hợp lại là 100 đội có kỵ binh, cung thủ và lính bắn đá. Còn phiên binh (quân các vùng sâu xa) thì được phiên chế thành các đội riêng.[26][25][27] Mô hình quân đội của Lý Thánh Tông đã đạt được trình độ cao đến mức một võ quan Đại Tống là Thái Diên Khánh phải áp dụng, và được Tống Thần Tông khen ngợi.[25][26]

Lý Thánh Tông còn là một tín đồ Phật giáo mộ đạo. Ông đã cho xây rất nhiều chùa tháp, trong đó có chùa Thiên Phúc, Thiên Thọ - nơi hoàng gia nhà Trần sau này thường lễ Phật. Ông còn dựng các tượng Đế Thích, Phạm Thiên bằng vàng và đúc chuông đồng lớn. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Súng Khánh, nhà vua sai dựng Bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (gọi tắt là Tháp Báo Thiên) vào năm 1056.[3] Ngôi tháp này có 12 tầng và cao 20 trượng (chừng 70m). Đây được xem là một trong An Nam tứ đại khí, tức 4 kỳ quan của Đại Việt thời Lý-Trần.[28] Lý Thánh Tông còn là một thiền sư - cư sĩ, được coi là vị Tổ thứ hai của Thiền phái Thảo Đường – một trong ba dòng thiền chính tại Đại Việt thời đó.[29] Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt: lịch-sử ngoại-giao triều Lý, các biểu hiện thương dân của Thánh Tông xuất phát từ sự thấm nhuần tinh thần từ bi của Phật pháp, chứ không phải từ động cơ tuyên truyền chính trị.[30] Bên cạnh đó, ông rất chú trọng mở mang Nho học. Mùa thu năm 1070, nhà vua đã xây dựng Văn miếu và tạc tượng thờ Chu Công, Khổng Tử cùng 4 học trò xuất sắc. Ông cũng cho vẽ tranh thờ 72 môn sinh của Khổng Tử và sai tế lễ bốn mùa.[19]

Dưới thời Lý Thánh Tông, xã hội Đại Việt tương đối ổn định.[26] Bên cạnh đó, một số cuộc binh biến đã xảy ra tại động Sa Đãng (1061), năm huyện Ái Châu và Giang Long (1061), động Sa Ma - nay thuộc Hòa Bình (tháng 10 âm lịch năm 1064) và châu Mang Quán - Lạng Sơn (tháng 7 âm lịch năm 1065). Lý Thánh Tông đã tự mình cầm quân đánh bại các cuộc nổi dậy này.[31] Lý Thánh Tông có người vợ thứ là Nguyên phi Ỷ Lan cũng nổi tiếng có tài trị nước. Nhà vua muộn con, không có thái tử giám quốc như các đời trước khi đi chinh chiến nhưng việc chính sự được yên ổn nhờ tay Nguyên phi Ỷ Lan.

Đối ngoại

Với Nhà Tống

Sau các cuộc quấy phá của Nùng Trí Cao vào Trung Hoa, quan hệ Đại Tống – Đại Việt trở nên căng thẳng. Tri châu Ung là Tiêu Chú đã thuyết phục hoàng đế Tống chuẩn bị tấn công Đại Việt. Lý Thánh Tông đã nắm được tình hình này, và thoạt tiên ông chọn cách ứng xử mềm dẻo.[32] Tháng 4 âm lịch[23] năm 1057, ông sai Mai Nguyên Thanh mang thú lạ sang dâng cống cho nhà Tống, và bảo rằng đây là "kỳ lân". Nghe lời khuyên của Tư Mã Quang, Hoàng đế Tống Nhân Tông từ chối không nhận. Sau đó Tiêu Chú lại cho quân khiêu khích dọc theo biên giới.[32]

Tháng 3 âm lịch năm 1059, Lý Thánh Tông sai quân tướng từ miền đông bắc đánh phá đất Tống.[32] Về sự kiện này, Toàn thư chỉ chép quan quân "đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc".[1] Nhưng học giả Hoàng Xuân Hãn viện dẫn các sách sử của Tống cho biết quân Đại Việt đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và Chiêm Lăng, giết quan Tống là Lý Duy Tân, đồng thời bắt giữ nhiều quân, dân và vật nuôi. Tống Nhân Tông và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi Thánh Tông mới rút quân về.[1][32]

Cũng vào năm 1059, một số quân, dân Đại Việt đã lánh sang châu Tây Bình của Tống. Họ được chỉ huy quân sự Tây Bình là Vi Huệ Chính bao che. Thánh Tông sai Châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái mang quân sang bắt lại. Từ động Giáp (Đại Việt), Thân Thiệu Thái tiến quân vào huyện Như Ngao (Tây Bình) và giao chiến với quân Tống do Tống Sĩ Nghiêu chỉ huy. Sau trận đánh này, Thân Thiệu Thái rút quân về nước; Tống Sĩ Nghiêu phản công đánh vào động Giáp nhưng bị quân Đại Việt đập tan.[32] Đến năm 1060, Thánh Tông lại sai Thân Thiệu Thái tấn công đất Tống, giết chết Tống Sĩ Nghiêu cùng 4 tướng thuộc hạ. Quân Tống ở Tây Bình chống cự không nổi. Từ châu Tây Bình, quân Đại Việt tiến tới châu Ung và tấn công trại Vĩnh Bình. Quân Tống lại thua; quân Đại Việt bắt được Chỉ huy sứ Dương Bảo Tài cùng nhiều quân dân. Vua Tống sai Thị lang Bộ lại Dư Tĩnh tung quân lộ Quảng Nam Tây phản kích nhưng không thành công.[1][32]

Sau các trận đánh trên biên giới, nhà Tống sa thải các quan lại hiếu chiến như Tiêu Cố, Tiêu Chú, đồng thời cử Dư Tĩnh sang điều đình với Đại Việt. Lý Thánh Tông cử Phí Gia Hậu đi hòa đàm, đối đãi với Dư Tĩnh rất hậu nhưng cương quyết không trả Dương Bảo Tài và quân dân bị bắt.[24][1][32]

Với Chiêm Thành

Sau khi bị Lý Thái Tông đánh bại trong chiến dịch Nam chinh năm 1044, nước Chiêm Thành một mặt cống nạp lễ vật, thú lạ cho nhà Lý, nhưng mặt khác họ ngấm ngầm thao luyện binh sĩ và thắt chặt quan hệ với nhà Tống, chờ thời cơ báo thù Đại Việt. Năm 1065, vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman III) đình chỉ việc cống nạp cho nhà Lý, sau đó năm 1068 quân Chiêm kéo sang quấy nhiễu biên giới.[33][34][26] Tháng 2 âm lịch năm 1069, Lý Thánh Tông quyết định mở chiến dịch đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm quân tấn công, đánh tan quân Chiêm Thành và bắt được Chế Củ.[35]

Về cuộc chiến năm 1069, Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi nhận:[35]

Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm Thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1.

Sách Đại Việt sử lược không nhắc đến thành tích của Nguyên phi Ỷ Lan, nhưng mô tả chi tiết hơn về những chặn đường chinh phạt của Lý Thánh Tông với những chiến thắng ở cửa biển Nhật Lệ, sông Tu Mao và chiếm đóng quốc đô Phật Thệ:[36]

Mùa xuân, tháng 2, ngày Mậu Tuất vua xuống chiếu thân chinh đến nước Chiêm Thành. Ngày Đinh Vị [Mùi] vua thề ở nơi Long Trì... Ngày Ất Sửu sai bọn Hoàng Tiệp trong hàng Đại Liêu Ban đánh cửa biển Nhật Lệ thắng lợi... Ngày Bính Tý đóng quân ở Thị Lợi Bì Nại, có cái hiện tượng là hai con chim đều bay theo thuyền vua như thể dẫn đường vậy. Đại quân tiến lên trước đóng ở bờ sông Tu Mao thấy tướng Chiêm Thành là Bố Bì Dà La đang bày trận ở bờ sông. Quan quân xông ra đánh, chém Bố Bì Dà La, quân Chiêm chết vô số. Chúa Chiêm Thành là Đệ Củ nghe quân bị thua bèn dắt vợ con ban đêm lẫn trốn. Đêm ấy, quan quân kéo rốc vào thành Phật Thệ, đến bến Đồng La, dân ở thành Phật Thệ xin hàng.Mùa hạ, tháng 4 Nguyên soái Nguyễn Thường Kiệt [tức Lý Thường Kiệt] bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp. Mùa hạ, tháng 5 vua ngự tiệc cùng quần thần ở ngôi điện của vua Chiêm Thành, vua lại thân hành múa thuẫn và đánh cầu ở nơi thềm điện ấy,...

Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt giải Chế Củ đem về Thăng Long, được Lý Thánh Tông phong làm Thiên tử nghĩa nam vì công lao này.[34][35] Vua Chiêm xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và tha cho Chế Củ về nước.[35][37][38] Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hòa, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và huyện Bến Hải (tỉnh Quảng Trị). Trong số tù binh Chiêm Thành bị bắt về Đại Việt có một thiền sư người Tống là Thảo Đường, sau này là Quốc sư của triều đình Lý Thánh Tông và là Tổ khai sáng Thiền phái Thảo Đường - một trong 3 thiền phái của Phật giáo Đại Việt thời Lý.[39][40]

Thắng lợi của Lý Thánh Tông tại Chiêm Thành đã làm cho các lân bang phải kiêng dè Đại Việt. Cuối năm 1069, Hoàng đế Thánh Tông cử Quách Sĩ An làm Chánh sứ, Đào Tông Nguyên làm Phó sứ sang báo cho người Tống về việc đánh bại Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm. Tống Thần Tông trong bụng không thích, song đành thừa nhận Chiêm Thành là chư hầu của Đại Việt. Chính quyền Tống cũng nghiêm cấm các tướng ở biên giới khiêu khích, gây hấn với Đại Việt. Còn ở phía Nam, Chân Lạp và Chiêm Thành lần lượt sai sứ sang dâng lễ cống vào các năm 1069, 1071.[36][34]

Lý Thái Tổ

Connected to:

{{::readMoreArticle.title}}

{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors (read/edit).
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply.
Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Credit: (see original file).