Mẫu hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa năm 2024

- Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai Bên.

Chúng tôi gồm có:

BÊN BÁN [Bên A]

Tên tổ chức

:

Địa chỉ

:

Đăng ký kinh doanh số

:

Điện thoại

:

Tài khoản số

:

Chủ tài khoản

:

Mở tại ngân hàng

:

Đại diện

:

Chức vụ

:…………………..

Theo Giấy ủy quyền số … ngày … [nếu có]

BÊN MUA [Bên B]

Tên tổ chức

:

Địa chỉ

:

Đăng ký kinh doanh số

:

Điện thoại

:

Tài khoản số

:

Chủ tài khoản

:

Mở tại ngân hàng

:

Đại diện

:

Chức vụ

:…………………..

Theo Giấy ủy quyền số … ngày … [nếu có]

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên A bán cho bên B:

Số thứ tự

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1.

2.

Cộng

Tổng giá trị bằng chữ:

Điều 2: Giá cả

Đơn giá mặt hàng trên là giá ………….. theo văn bản ……….. [nếu có] của ………………

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa

1. Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo ……………………………………

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu

1. Bao bì làm bằng: …………………………………

2. Quy cách bao bì ……………cỡ ………………….. kích thước ……………………

3. Cách đóng gói: …………………………………………………………………………

4. Trọng lượng cả bì: ………………………………………………………………………

5. Trọng lượng tịnh: ………………………………………………………………………

Điều 5: Phương thức giao nhận

1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

Số thứ tự

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Thời gian

Địa điểm

Ghi chú

1

2

3. Phương tiện vận chuyển bằng ……….. và chi phí vận chuyển do bên …………………………chịu.

Chi phí bốc, xếp, dỡ [mỗi bên chịu một đầu hoặc bên ……………………… chịu]

4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm [trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành].

6. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian […………………….] đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

- Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Điều 7: Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa

Bên bán phải bảo đảm:

1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;

3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.

Điều 8: Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa

1. Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.

2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

Điều 9: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.

2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng [nếu cần].

Điều 10: Phương thức thanh toán

1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức ……….. trong thời gian …………………………………

2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………….. trong thời gian ……………………………

Điều 11: Ngưng thanh toán tiền mua hàng

Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

1. Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

2. Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3. Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự không phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng [nếu cần]

Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 13: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm [cao nhất là 8%]. [1]

2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 14: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết [cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung].

2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền.

Điều 15: Các thỏa thuận khác [nếu cần]

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này gồm …. Điều, … trang, được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ Chức vụ

Ký tên Ký tên

[Đóng dấu] [Đóng dấu]

Ghi chú:

[1] Mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức quy định theo Điều 301 Luật thương mại 2005;

Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm những gì?

Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng các nội dung sau:.

Chủ thể hợp đồng..

Đối tượng của hợp đồng..

Giá trong hợp đồng..

Phương thức và thời hạn thanh toán trong hợp đồng..

Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa..

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên..

Hợp đồng mua bán do ai lập?

- Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”.nullĐặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật hiện ...thuvienphapluat.vn › cong-dong-dan-luat › dac-diem-hop-dong-mua-ban-...null

Tại sao khi mua hàng doanh nghiệp phải ký hợp đồng?

- Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại cho khách hàng: Các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động dựa trên một cam kết cụ thể, và hợp đồng thương mại chính là công cụ, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.nullTầm quan trọng hợp đồng kinh doanh thương mạiluatsuhcm.com › Tam-quan-trong-hop-dong-kinh-doanh-thuong-mai-13null

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại [địa điểm kinh doanh] nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau[2]. Về nguyên tắc, quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mỗi nước phải phù hợp với pháp luật về hợp đồng của nước đó.nullĐiều kiện về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếlapphap.vn › Pages › tintuc › tinchitietnull

Chủ Đề