Mô hình B2B là gì

Mô hình kinh doanh B2B trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh thương mại điện tử được xem là khái niệm quen thuộc và nó được sử dụng như một thuật ngữ chuyên ngành trong kinh doanh.

Tham khảo: E-commerce là gì? Sự khác biệt giữa E-business và E-commerce

Vậy tại sao lại hay gọi là B2B? Mô hình kinh doanh B2B là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp? Bài viết này của WEBICO sẽ giới thiệu sơ lược về hình thức kinh doanh này cũng như mang lại cho bạn cái nhìn Tổng quan về đinh hướng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp B2B tại Việt Nam trong thời buổi hiện nay.

Mô hình B2B là gì

Mô hình kinh doanh B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B (từ viết tắt của cụm từ Business to Business) dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thông thường là mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử, một số giao dịch phức tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua bán sản phẩm.

B2B là khái niệm tồn tại từ khá lâu trước đây và được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi việc giao dịch và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn, các doanh nghiệp cũng nhanh chóng khẳng định chỗ đứng trên thị trường thông qua hình thức hợp tác và làm việc cùng nhau.

Xem thêm: Testuru là gì? Có thực sự tốt không?

Mô hình B2B là gì

Khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính thì mô hình này ngày càng nở rộ hơn. Theo thống kê trong hai năm gần đây, tỷ lệ website hướng đếnngười tiêu dùng làm chủ đạo không tăng nhiều,trong đó tỷ lệ website hướng tới các đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp tăng từ 76,4% đến 84,8% và vẫn còn dấu hiệu tiếp tục tăng.

Có thể nói B2B là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò to lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam, mô hình này vẫn còn đang phát triển và được đánh giá là hơi chậm so với sự phát triển của các doanh nghiệp B2B trên thế giới.

Tham khảo: TOP 10 trang website thương mại điện tử lớn nhất thế giới

4mô hình kinh doanh B2B thường gặp

Căn cứ theo bản chất và hình thức hoạt động, các doanh nghiệp B2B có thể được chia làm 4 mô hình chính rất thường gặp sau đây.

Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua

Loại hình này thường ít gặp hơn vì chủ yếu nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp đều muốn bán sản phẩm của mình đến với đối tác. Tuy nhiên ở nước ngoài, loại hình kinh doanh B2B mà bên mua làm chủ đạo vẫn hoạt động khá mạnh. Trong loại hình kinh doanh này, đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chủ đạo và nhập các nguồn hàng cũng như sản phẩm từ các bên thứ ba, thậm chí một số đơn vị còn có hẳn trang web về các nhu cầu cần mua và các đơn vị bán khác sẽ truy cập vào báo giá cũng như phân phối sản phẩm.

Xem thêm: Top 7 nhà cung cấp SSL uy tín giá rẻ tốt nhất hiện nay 2021

Mô hình B2B là gì

Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán

Loại hình kinh doanh B2B này thì thường gặp hơn và đang rất phổ biến tại Việt Nam.Trong đó, một doanh nghiệp sở hữu một trang thương mại điện tử chính và cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị thứ ba như doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hoặc sản xuất hoặc người tiêu dùng. Thông thường mô hình này còn cung cấp sản phẩm với số lượng lớn.

Mô hình B2B dạng trung gian

Bạn có thể hình dung hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ mua bán với nhau qua một sàn giao dịch thương mại điện tử trung gian. Đây được xem là mô hình khá phổ biến và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ví dụ trong một số trang web được coi là sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam như Lazada, Zalora, Hotdeal, Cungmua Trên các trang này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên quảng bá và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng trực tiếp dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân thủ theo luật lệ của trang thương mại điện tử trung gian.

Loại hình thương mại hợp tác

Mô hình kinh doanh B2B dạngthương mại hợp tác cũng tương tự như mô hình B2B trung gian nhưng mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị hơn. Mô hình kinh doanh B2B dưới dạng mô hình thương mại hợp tác thường được hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như:

Mô hình B2B là gì

Mô hình kinh doanh B2B dần trở thành xu hướng và mang lại hiệu quả

  • Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges)
  • Chợ trên mạng (net marketplaces)
  • Chợ điện tử (e-marketplaces)
  • Thị trường điện tử (e-markets)
  • Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges)
  • Cộng đồng thương mại (trading communities)
  • Trung tâm trao đổi (exchange hubs)
Xem thêm: Đăng ký thành lập website thương mại điện tử cần những gì ?

Tham khảo: [INFOGRAPHIC] Sự khác biệt trong hình thức Marketing của doanh nghiệp B2B và B2C

Tổng quan mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam

Hiện tại, mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn còn đang bỏ ngõ và chưa thực sự tạo được sự đột phá trong nền kinh doanh chung của toàn quốc gia. Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp đã và đang có mong muốn phát triển theo xu hướng này cần phải có những chiến lược, hướng đi đột phá hơn các chiến lược kinh doanh truyền thống cũng như cải thiện lại phương án bán hàng, tiếp thị hợp tác, đầu tư vào việc thiết kế website (đặc biệt là tối ưu hóa chất lượng website thương mại điện tử) để có thể hội nhập và tiến hành các giao dịch B2B một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.