Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng là gì năm 2024

Có thể hiểu hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu chi trong doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những tài liệu để chứng minh khấu trừ thuế của doanh nghiệp.

Thực tế, mua hóa đơn là khá mạo hiểm và có thể coi là “hạ sách” của doanh nghiệp để đạt được những mục đích như trốn thuế hay ẩn dấu tài sản, tình trạng của doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp đã mua hóa đơn để tăng chi phí. Từ đó sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người mua có thể là bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu. Song, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm kẻ bán được. Thủ đoạn thường thấy, là thành lập một doanh nghiệp mới, “sạch” về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tồn tại một cách hợp pháp trên giấy tờ với trụ sở, Giám đốc, ngành nghề kinh doanh,… Nhưng thực tế chỉ là vỏ bọc cho một “ngành nghề” duy nhất – mua bán hóa đơn.

Tuy nhiên, hành vi mua bán hóa đơn là hành vi trái pháp luật, ẩn chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm.

2. Xử lý hành vi mua bán hóa đơn

Tùy vào mức độ, hành vi mua bán hóa đơn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

2.1. Mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính

– Việc mua hóa đơn là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC.

– Ngoài ra, có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu .

+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ; hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên; hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế.

2.2. Mua bán hóa đơn sẽ bị xử lý hình sự

Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:

– Tội trốn thuế (Điều 200)

+ Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

+ Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên. Thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các trường hợp nào? Hãy cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu rõ qua bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng là gì năm 2024

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định “hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định “hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.

Trên thực tế, hóa đơn giá trị gia tăng thực chất là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng là gì năm 2024

\>>>>> Tìm hiểu ngay Hàng Xuất Khẩu Tại Chỗ Có Cần Lập Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Không?

2. Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các trường hợp nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Loại hóa đơn

Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

1.Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2.Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
  1. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

3.Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
  • Tài sản kết cấu hạ tầng;
  • Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
  • Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.

4.Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

5.Các loại hóa đơn khác, gồm:

  • Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

6.Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

7.Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.

Theo đó, hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Mẫu Thư Xác Nhận Thu Nhập 20/TXN-TNCN

3.Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng là khi nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn như sau:

  • Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.
  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Ngoài ra, còn một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng là gì năm 2024

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các trường hợp nào?“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Khi nào thì lập hóa đơn giá trị gia tăng?

Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.28 thg 2, 2024nullHóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Được Sử Dụng Trong Các Trường Hợp ...easyinvoice.vn › hoa-don-gia-tri-gia-tang-duoc-su-dung-trong-cac-truong-...null

Hóa đơn thuế giá trị gia tăng là gì?

Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT invoice) là một tài liệu chứng từ chứng nhận việc giao dịch mua bán hoặc cung cấp dịch vụ. Nó chứa thông tin về số tiền thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT) phải nộp cho cơ quan thuế.21 thg 11, 2023nullHóa đơn giá trị gia tăng là gì? Kiến thức ngành kế toán cần phải biếtmatbao.in › hoa-don-gia-tri-gia-tang-la-gi-kien-thuc-nganh-ke-toan-can-p...null

Mua bán hóa đơn phạt bao nhiêu?

Như vậy, nếu cá nhân có hành vi mua bán trái phép hoá đơn thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.nullMua bán hóa đơn có bị đi tù không? - LuatVietnamluatvietnam.vn › mua-ban-hoa-don-co-bi-di-tu-khong-150123-faqsnull

Tại sao phải mua hóa đơn đầu vào?

Hóa đơn đầu vào là cơ sở để hạch toán các chi phí, giảm trừ thuế, và quyết toán thuế với cơ quan thuế Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tính toán chi phí kinh doanh sản xuất để đưa ra những quyết định về giá bán, phân phối, thúc đẩy, truyền thông,...nullHóa đơn đầu vào gồm những gì? Phân biệt hóa đơn đầu vào và đầu raeinvoice.vn › tin-tuc › hoa-don-dau-vao-gom-nhung-gi-phan-biet-hoa-do...null