Năm 1838 nhà nguyễn đổi quốc hiệu thành

Quan niệm phổ biến từ trước và nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta lẫn Trung Quốc đều ghi nhận cụ thể việc này. Năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh [vua Gia Long] phái 2 đoàn sứ giả sang Trung Quốc. Một đoàn do Thượng thư Bộ Hộ là Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ, đem giao trả lại sách ấn mà triều Thanh phong cho nhà Tây Sơn. Đoàn kia do Thượng thư Bộ Binh là Lê Quang Định làm chánh sứ, xin phong vương cho Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Cũng năm 1802, nhà Thanh chuẩn danh xưng quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm Gia Long thứ 3 [1804], sứ giả nhà Thanh là Tế Bá Sâm mới mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long để làm lễ phong vương cho Nguyễn Ánh.

Thực ra, không phải tới tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam xuất hiện và có xuất xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến, ít nhất từ thế kỷ 14, thường thấy trong nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn…

Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng [chiếu] của Nhà nước Nguyễn, niên hiệu Gia Long thứ 3 [cách đây 202 năm] và đã được thông báo cho nhà Thanh. Trong Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích có chép nguyên bản bài Tuyên cáo về việc đặt quốc hiệu mới của vua Gia Long [Nguyễn Ánh] vào năm 1804, nội dung như sau:

“Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết:

Trẫm nghĩ, xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ sự đổi mới, hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp, xét trong sử sách chứng cớ đã rõ ràng. Nước ta: sao chùa Dực, chân, cõi Việt hùng cường. Từ lâu đã có tên Văn Lang, Vạn Xuân còn thô kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ thời Lý về sau, quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước. Tuy thế, vận hội dù có đổi thay nhưng trải qua bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính của việc dựng nước vậy. Trẫm nối nghiệp xưa, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, trẫm xét núi sông nên đặt tên tốt để truyền lâu dài… Ban đổi tên An Nam làm nước Việt Nam, đã tư sang Trung Quốc biết rõ”.

Sau khi lên nối ngôi Gia Long, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam [1838], cái tên Việt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học và chí sĩ yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên tổ chức chính trị: Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử [1905] rồi cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội [1908], Việt Nam quang phục hội [1912]; Phan Chu Trinh viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội [năm 1925] và Việt Nam độc lập đồng minh hội [năm 1941]…

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, trao chính quyền hình thức cho Bảo Đại. Bảo Đại đổi lại quốc hiệu từ Đại Nam thành Việt Nam. Ngày 19-8-1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa danh hiệu này. Từ đấy, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất của nó.

HỒNG AN

[Theo cuốn Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1996]

NDĐT - Ngày 18-12, tại Trường Đại học Đà Lạt, Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ và UBND TP Đà Lạt [Lâm Đồng], khai mạc triển lãm “Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 32 hình ảnh, tài liệu, hiện vật trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn về nguồn gốc, ý nghĩa của các Quốc hiệu chính thức và Kinh đô của nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử, từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX; được khắc ghi trong các mộc bản Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam thực lục.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Văn thư Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng nhấn mạnh: Triển lãm không chỉ tái hiện lại bức tranh sinh động về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ xa xưa, thông qua những lần đặt, đổi Quốc hiệu và Kinh đô đất nước, mà còn thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân. Đồng thời, tạo điều kiện cho công chúng trong và ngoài nước được tiếp cận với các di sản tư liệu của Việt Nam.

Những lần thay đổi quốc hiệu, dời chuyển kinh đô đều đánh một dấu mốc trọng đại trong lịch sử dân tộc. Từ tên nước ta đầu tiên được nhắc đến là Xích Quỷ [tên một vì sao màu đỏ] của Kinh Dương Vương; đến năm 1838, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam. Và Việt Nam đã thành tên gọi ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân từ đầu thế kỷ XIX.

Triển lãm diễn ra đến ngày 24-12.

MAI VĂN BẢO

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Thông tin - Thông báo

  • Thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước
  • Lịch tiếp công dân năm 2022 của đại biểu HÐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Đại biểu dân cử với cử tri

    Phóng sự ảnh

    Khảo sát việc trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện

    Đổi thay Đại Lộc

    Khảo sát khu, cụm công nghiệp

    Đổi thay Đại Lộc

    Khảo sát khu, cụm công nghiệp

    Liên kết web

    select

    • ..::Vui lòng chọn liên kết::..
    • Báo điện tử Đại biểu nhân dân
    • Cổng TTĐT Chính phủ
    • Cổng TTĐT Quốc Hội
    • Cổng TTĐT Tỉnh Quảng Nam
    • Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam

    Liên kết Website

    • Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh-TP
    • Huyện/TX/TP
    • Sở/Ban/Ngành

    Đại biểu nhân dân tỉnh Phú Yên
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Bình
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Trị Đại biểu nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
    Đoàn đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân Tp Đà Nẵng Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

    Huyện Bắc Trà My Huyện Đại Lộc
    Huyện Điện Bàn Huyện Đông Giang
    Huyện Duy Xuyên Huyện Hiệp Đức
    Huyện Nam Giang Huyện Nông Sơn
    Huyện Núi Thành Huyện Phú Ninh
    Huyện Phước Sơn Huyện Quế Sơn
    Huyện Tây Giang Huyện Thăng Bình
    Huyện Tiên Phước Thành phố Hội An
    Thành phố Tam Kỳ

    Ban Dân tộc Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ
    Ban Xúc tiến đầu tư và hổ trợ doanh nghiệp BQL các Khu Công nghiệp
    BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm BQL Khu kinh tế mở Chu Lai
    BQL PTĐTM Điện Nam-Điện Ngọc Sở Công Thương
    Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Giao thông Vận tải
    Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở LĐTB & Xã hội
    Sở Ngoại vụ Sở NN&PTNT
    Sở Nội vụ Sở Tài chính
    Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Thông tin - Truyền thông
    Sở Tư pháp Sở văn hóa thể thao và Du lịch
    Sở Xây dựng Sở Y tế
    Thanh Tra Tỉnh Văn phòng UBND tỉnh

    Video liên quan

    Chủ Đề