Nhà di động có cần xin phép xây dựng không

Bạn không thể thực hiện việc đặt một ngôi nhà di động có bánh xe trên mảnh đất nông nghiệp vì những lý do dưới đây:

Thứ nhất:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.

Như vậy, nhà ở phải được xây dựng trên đất, phải được liên kết định vị với đất, chứ không phải là nhà di động có bánh xe như bạn nêu.

Thứ hai:

Điều 41 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở quy địnhvề việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không thuộc diện bị cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Theo quy định nêu trên thì nếu như bạn đặt nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ bị coi là vi phạm quy định pháp luật vì thuộc trường hợp cấm xây dựng. Điều 13 Luật Đất đai đã phân loại rõ nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp; đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Theo đó, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích [khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai] và Nhà nước nghiêm cấm hành vi sử dụng đất không đúng mục đích [Điều 15 Luật Đất đai]. Do vậy, bạn không thể sử dụng đất nông nghiệp để ở, trừ trường hợp đã làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật và tạo lập nhà ở hợp pháp bằng việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Xây nhà bằng container có phải xin giấy phép không

Xây dựng nhà container có cần xin giấy phép không? Hiện nay, mô hình xây dựng công trình nhà ở, công trình dịch vụ được lắp dựng bằng thùng container cũ đã qua sử dụng đang phát triển, nhiều người dân đang có cùng thắc mắc với câu hỏi trên. Với chi phí thấp, thời gian thi công nhanh chóng lại phù hợp với mọi địa hình, nhà container đã trở thành xu hướng khá thịnh hành và được nhiều người quan tâm, không chỉ ở thế giới mà còn tại Việt Nam. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho bạn những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề “ Xây nhà bằng container” để tránh những rủi ro không đáng có về mặt pháp lý. Việc tìm hiểu nhà container có phải xin giấy phép theo quy định của pháp luật hiện hành không đã được chúng tôi giải đáp cho các bạn. Trong đó, bao gồm những vấn đề chính liên quan:

Đây là loại hình xây dựng công trình có nhiều ưu điểm về công năng sử dụng như tính di động cao dễ lắp đặt, tháo dỡ, giá thành đầu tư thấp. Nhà lắp ghép từ container thường được ứng dụng vào xây dựng nhà ở dân dụng, nhà văn phòng, nhà ở lán trại công trường, các quán café hay nhà vệ sinh di động,…

Xây nhà ở làm bằng container là một khái niệm khá mới đối với mọi người nhưng phổ biến trong giới xây dựng. Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng cụ thể về vấn đề quản lý xây dựng loại hình này tuy nhiên, có thể hiểu rằng, xây nhà bằng container là những ngôi nhà được tạo nên từ các thùng Container cũ không được sử dụng. Những thùng container được gia công cải tiến để trở thành công trình nhà theo yêu cầu và mục đích của chủ đầu tư. 

Ở Việt Nam, hình thức này được phổ biến các tỉnh, thành phố lớn với trọng điểm kinh tế vượt trội như: nhà container lắp ghép ở TP.HCM, làm nhà bằng container, xây nhà bằng container, nhà container Đà Nẵng,…

Theo thông tin từ một vài tờ báo truyền thống, với những ưu điểm về chi phí giá rẻ, thời gian thi công nhanh, tính di động,…”cơn sốt” nhà container đang “bùng phát” ở các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt ở tại các thành phố như Vũng Tàu, TP HCM, các vùng miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ. Với tính đặc biệt ở khả năng thi công nhanh chóng, vật liệu sẵn có nên tốc độ xây dựng loại hình nhà container này vô cùng nhanh chóng. Không cần giấy phép xây dựng, chỉ cần mặt bằng vừa đủ và các thùng container đã qua sử dụng, gia chủ dễ dàng gia công nhanh chóng dựng lên một căn nhà với đầy đủ điều kiện sinh hoạt, tiện nghi với chi phí thấp. Hình thức nhà container đã và đang mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng, đây có thể coi là giải pháp độc đáo và tiết kiệm cho nhu cầu nhà ở hiện nay. Tuy vậy, với việc phát triển tự phát, dễ dành nhanh chóng đối với kiểu nhà này đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý của Nhà nước.

Việc xây dựng nhà cửa, nhà container có phải xin giấy phép hay không đang là một câu hỏi được nhiều người quan tâm trên hiện nay. Theo như quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 thì:

“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, VLXD, thiết bị lắp đặt công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế”.

  • Pháp luật Việt Nam không cấm việc sử dụng container để xây dựng công trình nhà cửa. Tuy nhiên, đối với trường hợp sử dụng vật liệu thùng container dùng vào mục đích xây dựng nhà ở, làm việc và có liên kết định vị cố định với đất thì đây được xem là công trình xây dựng. Việc quản lý xây dựng sẽ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng tức là sẽ phải xin cấp giấy phép xây dựng và làm nhà bằng container phải xin giấy phép giống như việc xây dựng một công trình nhà ở bình thường trên thực tế.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp khi sử dụng các container đặt trong các công trường xây dựng làm phòng làm việc, nơi ở tạm cho công nhân… thì được xác định là công trình tạm phục vụ thi công công trình chính thì xây nhà container không cần phải xin giấy phép xây dựng vì tính chất tạm thời của công trình đó.
  • Ngoài ra, việc sử dụng loại hình này để làm nhà ở và mục đích khác ngoài việc phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo đúng quy định về Luật Xây dựng thì cũng còn phải được xem xét về điều kiện an toàn sử dụng, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường giống như những công trình xây dựng nhà để sử dụng, cho thuê, nhằm mục đích kinh doanh khác trên thực tế.

Để thực hiện thủ tục xây nhà bằng container, trước hết, quý khách hàng có nhu cầu cần nắm được điều kiện để xây nhà bằng container như sau:

  • Có giấy tờ sử dụng đất tại nơi sẽ đặt công trình container và việc xin giấy tờ được thực hiện làm việc với cơ quan địa phương tại nơi xây nhà container về việc giấy tờ đất đai, đăng ký tạm trú, tạm vắng, đặt công trình tạm cũng như cam kết thực hiện bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy với công trình xây dựng. Nên lưu ý đến có giấy tờ đảm bảo quyền sử dụng đất tại nơi tiến hành xây dựng nhà container.
  • Chuẩn bị bản thiết kế chi tiết của nhà container, đính kèm bản thiết kế này trong hồ sơ xin cấp phép và đảm bảo thực hiện thi công đúng theo bản thiết kế.

Trong trường hợp không thể thực hiện các yêu cầu trên, bạn nên gắn thêm bánh xe vào nhà container để biến nó thành công trình di động, vừa thuận tiện cho việc di chuyển, vừa tuân thủ quy định về xây dựng. Khi gặp vấn đề rắc rối, phải nhanh chóng trình báo lên địa phương, cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Do có khung vách sẵn và không cần làm móng, những ngôi nhà container có thời gian xây dựng rất nhanh chỉ trong khoảng 15-20 ngày. Chi phí xin giấy phép xây dựng ở Việt Nam được quy định tùy theo mỗi tỉnh thành. Do đó, 63 tỉnh thành thì mức chi phí được đặt ra khác nhau. Do đó, chi phí xin giấy phép xây nhà bằng container ở một số tỉnh thành phát triển của cả nước có giá như sau:

  • Tại TP. Hồ Chí Minh Quy định tại Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017.
    • Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/giấy phép.
    • Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/giấy phép.
  •   Tại TP. Hà Nội Quy định tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020.
    • Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/giấy phép.
    • Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/giấy phép.
  •   Tại TP. Đà Nẵng Quy định tại  Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016.
    • Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/giấy phép.
    • Cấp giấy phép xây dựng các công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép.

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp và phục cho mục đích phát triển kinh tế là chính. Và đây là một loại đất đặc thù và việc sử dụng loại đất này phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cho dù là nhà container là động sản hay bất động sản thì mục đích chính vẫn là dùng để ở, để sinh hoạt cho con người [làm quán, kinh doanh cà phê…] nên phải được đất trên đất ở [đất thổ cư] chứ không thể đặt trên đất nông nghiệp vốn chỉ dùng cho trồng trọt. Vì thế, bạn phải xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở thì mới có thể đặt nhà container trên đó.

Như vậy, điều kiện để làm nhà container trên đất nông nghiệp gồm: Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất Đai năm 2013. Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải viết đơn xin phép và cơ quan Nhà nước căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không, vì không phải viết đơn xin phép chuyển là được chuyển.

Căn cứ theo khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công trình không có giấy phép xây dựng như sau:

Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Hiện nay, ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép nhà container đà nẵng, dịch vụ xin giấy phép nhà container Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên cả nước nếu quý khách hàng có nhu cầu. Dịch vụ của ACC gồm các bước như sau:

Bước 1: Nhận thông tin của khách hàng về bản vẽ thiết kế nhà container, xem xét tình hình để đưa ra nhận định phù hợp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với nhà container giống hướng dẫn được nói đến ở trên

Bước 3: Nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BXD về Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng

Bước 4: Nhận kết quả và chuyển giấy phép cho khách hàng

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các quận, huyện chấn chỉnh tình trạng lắp đặt và sử dụng container làm nhà ở, văn phòng, cửa hàng kinh doanh, quán nước giải khát…Văn bản chỉ đạo nêu rõ: trên địa bàn TP.HCM có khá nhiều nhà container nhưng hầu hết không được cấp phép xây dựng, các quận, huyện phải xử lý dứt điểm các trường hợp này.

Theo Sở Xây dựng TP, cơ quan này phát hiện 165 công trình container thuộc địa bàn 13 quận, huyện được người dân “biến tướng” thành nhà ở, văn phòng, cửa hàng kinh doanh, quán nước giải khát, kho chứa hàng… Có 151 công trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

  • Trong đó có 17 công trình có giấy phép xây dựng nhưng có thay đổi kết cấu chịu lực, 134 công trình không có giấy phép xây dựng, hiện chưa được xử lý dứt điểm.
  • Công trình sai phạm tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Chánh với 65 công trình, quận Bình Tân có 37 công trình, Thủ Đức có 18 công trình.

Sở Xây dựng nhận định: phần lớn các công trình lắp đặt container trên địa bàn TP không có giấy phép xây dựng, đặt trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch, vi phạm hành lang kỹ thuật. Một số ít công trình có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư lại tự ý thay đổi kết cấu chịu lực. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng việc thi công, lắp đặt và đưa vào sử dụng container đang trở nên ngày càng phổ biến, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, cảnh quan và làm thay đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, về mức độ an toàn của các loại công trình này thì chưa có cơ quan nào kiểm định.

Hiện luật chưa quy định cụ thể việc quản lý các công trình container dạng nhà nên gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý và xử lý.Trong văn bản chỉ đạo, UBND TP yêu cầu các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra và kiên quyết ngăn chặn xử lý ngay từ đầu với các trường hợp thi công, lắp đặt công trình container không đúng quy định, không được cấp phép.Các công trình có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư tự ý thay đổi kết cấu chịu lực chính bằng cách tạo dựng nhà cũng sẽ bị xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nhà container. Nếu như có thắc mắc về vấn đề này, hãy đến với chúng tôi, Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Liên hệ với chúng tôi qua:

Tổng đài tư vấn: Hotline 1900.3330

Zalo: Qua số điện thoại: 084.696.7979

Mail:  

✅ Xin giấy phép: ⭕ Xây nhà bằng Container
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Video liên quan

Chủ Đề