Nam tử hán đại trượng phu là gì năm 2024

“Ở trong đức nhân, đứng trong chỗ chính đáng, đắc chí thì giáo hóa dân chúng, khi không đạt được chí thì ẩn dật mà tu thân hành đạo của mình” mới là tiêu chuẩn chân chính của “Đại trượng phu”

Nam tử hán đại trượng phu là gì năm 2024

Thời đại ngày nay âm thịnh dương suy, rất nhiều nam tử lại giống như nữ tử, kèm theo “lời nói ẻo lả”, thiếu nghiêm trọng khí chất mạnh mẽ cứng cỏi và tinh thần gánh vác. Trong giáo dục gia đình, người mẹ dần trở thành người dạy chính, việc dạy dỗ của người cha dường như không có, khiến cho việc dạy bảo con cái, thường thấy không đủ uy nghiêm, yếu đuối bất lực.

Nhiều năm trước, Đại học Sư Phạm Triết Giang có đưa ra một kiến nghị: “Nam sinh không được ăn nói khép nép trước con gái”. Tuyên truyền rầm rộ trong một thời gian dài, cuối cùng kiến nghị này kết thúc trong thất bại. Cũng từng có nữ sĩ chất vấn: “Tới nơi đâu để tìm Cao Thương Kiện (Takura Ken)? Một Trung Quốc to lớn như vậy mà lại không có nam tử hán”. Rốt cuộc thì thế nào được gọi là “Đại trượng phu”? Đầu tiên hãy tìm hiểu về quá khứ và hiện tại của “Đại trượng phu”.

Sách Tả truyện viết: “Cao nhất là lập Đức, tiếp theo là lập công, sau nữa là lập ngôn, tuy lâu nhưng không bỏ, những điều này gọi là bất hủ”. “Tam bất hủ” này là tiêu chuẩn của “Đại trượng phu” cổ xưa nhất: Tu được Đức dày, lập được công lớn, lưu lại được lời hay. Nói cách khác: Có thành tựu được Đức hạnh hay không, có kiến lập được công lao sự nghiệp hay không, có lưu lại được danh ngôn, cách ngôn, văn hay hay không.

Sách Mạnh Tử chép lời Cảnh Xuân nói với Mạnh Tử: “Công Tôn Diễn, Trương Nghi há chẳng phải đại trượng phu sao? Một khi nổi giận thì chư hầu sợ hãi, ở yên thì thiên hạ vô sự”. Mạnh Tử nói: “Điều này sao có thể gọi là đại trượng phu được? Ông chưa học lễ ư? Con trai khi cử hành lễ đội mũ (trưởng thành) thì được cha dạy bảo về phận sự. Con gái khi xuất giá thì được mẹ dạy bảo về phận sự của người vợ, đưa tiễn con gái ra cổng, căn dặn rằng: “Con về nhà chồng, nhất định phải cung kính, cẩn thận, đừng làm trái ý chồng!” Lấy nết thuận theo làm phép chính, đó là cái đạo làm vợ. Người đại trượng phu thì nên như thế nào? Ở trong đức nhân là chỗ rộng rãi nhất trong thiên hạ, đứng trên đức lễ là chỗ đứng chính đáng nhất trong thiên hạ, đi theo đức nghĩa là con đường to lớn hơn hết trong thiên hạ mà ai cũng phải đi. Lúc đạt được chí làm quan làm tướng thì cùng bách tính thực hiện những đức nhân lễ nghĩa, khi không đạt được chí thì ẩn dật mà tu thân hành đạo kiên trì giữ vững nguyên tắc của mình. Nếu giàu sang phú quý thì chẳng xa hoa dâm dật, gặp cơn nghèo khó chẳng dao động thay đổi tiết tháo. Cho đến uy thế hay vũ lực cũng chẳng làm khuất phục chí khí của mình. Người như thế mới đáng được gọi là bậc đại trượng phu”.

“Đại trượng phu” trong đoạn văn trên được nêu ra như sau: “Ở trong đức nhân, đứng trong chỗ chính đáng, đắc chí thì giáo hóa dân chúng, khi không đạt được chí thì ẩn dật mà tu thân hành đạo của mình; cho dù đứng trước sự mê hoặc của phú quý, sự túng quẫn của bần hàn, sự đe dọa của uy thế hay vũ lực, cũng không thay đổi”. Người ta phần nhiều chỉ biết “cho dù đứng trước sự mê hoặc của phú quý, sự túng quẫn của bần hàn, sự đe dọa của uy thế hay vũ lực, cũng không thay đổi” nhưng ít người biết về vế trước. “Ở trong đức nhân, đứng trong chỗ chính đáng, đắc chí thì giáo hóa dân chúng, khi không đạt được chí thì ẩn dật mà tu thân hành đạo của mình” mới là tiêu chuẩn chân chính của “Đại trượng phu”, chỉ rằng ý chí của bậc “Đại trượng phu” là phải làm được kiên trì giữ vững tiêu chuẩn không lay động.

Tô Thức (Tô Đông Pha) trong Lưu hầu luận nói: “Người lập nên đại sự thời xưa, nếu không phải là người có tài siêu việt thiên hạ, thì cũng phải là người có ý chí kiên trì nhẫn nại không thay đổi”. Chỗ này nói tới hai phẩm chất kiệt xuất của “Đại trượng phu” là: tài hoa vượt trội, ý chí kiên trì bền bỉ; nên ngày sau mới có thể thành đại sự. Trương Lương là người như vậy, Tô Thức cũng là người như vậy. Họ giống như tri âm vượt qua nghìn đời.

Bài thơ “Chính khí ca” của Văn Thiên Tường viết:

Âm Hán Việt “Thiên địa hữu chính khí,tạp nhiên phú lưu hình.

nhất nhất thùy đan thanh.

Tại Tần Trương Lương chùy,

Vi Nghiêm tướng quân đầu,

vi Nhan Thường Sơn thiệt.

thanh tháo lệ băng tuyết.

quỷ thần khấp tráng liệt.

Đương kỳ quán nhật nguyệt,

thương thiên hạt hữu cực.

Phong thiềm triển thư độc,

Giữa trời đất tràn đầy chính khí,trong cõi hỗn tạp sinh ra vạn vật và muôn hình trạng.

bên trên là Mặt Trời và các ngôi sao.

Với người gọi là khí hạo nhiên,

Khi vận nước đang buổi thanh minh thái bình,

Nó thể hiện một bầu không khí tường hòa và một triều đình khai sáng.

Khi thời vận nguy nan thì xuất hiện nghĩa sĩ,

hình ảnh của họ lưu lại mãi trong sử sách.

Đó là thẻ tre của Thái sử ở nước Tề,

ngọn bút của Đổng Hồ ở nước Tấn.

Là tiếng chùy của Trương Lương ở nước Tần,

Là cờ tiết của Tô Vũ ở nước Hán.

Là đầu tướng quân Nghiêm Nhan thà chịu chết không đầu hàng,

Là máu của quan thị Kê Thiệu liều chết kháng cự bảo vệ vua.

Là răng của Trương Tuần ở Tuy Dương,

Là lưỡi của Nhan Cảo Khanh quan thái thú Thường Sơn.

Hoặc là mũ của Quản Ninh ở Liêu Đông,

tính cách cao thượng hơn băng tuyết.

Hoặc là Xuất sư biểu của Gia Cát Lượng,

lời lẽ hùng tráng lẫm liệt khiến quỷ thần cũng phải rơi lệ.

Hoặc là mái chèo qua sông của Tô Địch,

khẳng khái nuốt gọn rợ Yết Hồ.

Hoặc là cái hốt (thẻ bài bằng ngà hoặc ngọc) đánh giặc của Đoàn Tú Thực,

Chính khí hào hùng khắp mọi nơi,

lẫm liệt lưu lại từ muôn thuở.

Khi chính khí đã thông thấu tận nhật nguyệt,

việc sống chết sao đáng để bàn.

Tam cương thực sự gắn liền sinh mệnh,

là cội nguồn của đạo nghĩa.

Thương ta gặp vận khốn cùng,

bị lệ thuộc thật là bất lực.

Dải mũ buộc thân tù (ví mình như Chung Nghi tù nhân nước Sở khi bị bắt nhớ nước vẫn đội mũ),

xe chở lên tận cùng phía Bắc.

Đỉnh vạc nấu như ăn kẹo ngọt,

Phòng giam tối tăm đầy ma lập lòe,

tuy là mùa xuân cửa ngục vẫn đóng chặt trời tối như bưng.

Trâu bò và tuấn mã cùng ở một tàu,

gà và phượng hoàng ở chung một chuồng.

dự đoán mình nhất định thành xương khô trong ngòi rãnh.

Vậy mà hai năm đã trôi qua như thế,

trăm thứ bệnh đều tự lui.

lại là nơi yên ổn của ta.

nhưng âm dương không thể bại hoại.

Ngoái nhìn thứ lấp lánh đang tồn tại này,

lại ngẩng nhìn đám mây trắng trôi.

trời đất thương khung há có chỗ cùng cực.

Người hiền triết ngày càng xa,

khuôn phép vẫn còn trong tích xưa.

Dưới mái hiên gió lộng mở sách coi,

gương xưa soi sáng trước mặt.

“Chính khí” ở đây tức là khí của bậc “Đại trượng phu”. Người mang khí chất này, từ thời cổ cho tới thời nhà Tống, ông đã liệt kê ra biểu hiện ở nhiều phương diện của nhiều người, đó là “Chính khí”, cũng là biểu hiện bề ngoài của khí của “trượng phu”; tức là cá tính và những điển cố phi phàm, nam tính và khí chất mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn trở ngại.

Lý Thanh Chiếu trong “Hạ Nhật” viết: “Sanh đương tác nhân kiệt, Tử diệc vi quỷ hùng. Chí kim tư Hạng Vũ, Bất khẳng quá Giang Đông”. (Dịch nghĩa: Sống phải làm người hào kiệt, chết cũng làm ma anh hùng. Đến nay vẫn nhớ Hạng Vũ, không chịu trốn qua Giang Đông).

Lý Thanh Chiếu cảm thán rằng trong cảnh nước mất nhà tan, vậy mà người chồng Triệu Minh Thành của bà lại nhu nhược bất tài, do đó viết bài thơ này tặng ông ta. Người đàn ông đáng thương này, không lâu sau bởi vì lo nghĩ hoảng sợ, cảm thấy hổ thẹn, chỉ mắc bệnh nhẹ nhưng đã qua đời. Một kỳ nữ, nhưng lại gặp phải một tiểu trượng phu, bà cảm thấy thật đáng tiếc.

Hoa Nhị phu nhân có bài thơ “Thuật quốc vong thi” như sau: “Quân vương thành thượng thụ hàng kỳ, thiếp tại thâm cung na đắc tri? Thập tứ vạn nhân tề giải giáp, canh vô nhất cá thị nam nhi!” (Dịch nghĩa: Trên thành cao chúa công giương cờ trắng, tại hậu cung thiếp biết đó là điều gì? Mười bốn vạn binh đều cởi giáp sắt, chẳng một ai xứng đáng là nam nhi!)

Nhà hậu Thục (thời ngũ đại thập quốc) mất nước, mười vạn tinh binh tự động bó tay đầu hàng. Do đó mới có lời than thở của Hoa Nhị phu nhân. Trong mười vạn người, sao lại “chẳng một ai xứng đáng là nam nhi”?

Trung Quốc thì như thế, vậy thì “Đại trượng phu” bên Tây phương thì được định nghĩa là người như thế nào?

“Anh quốc thái phong lục” của Trữ An Bình viết: “Phàm là một thân sĩ quý tộc thực sự, họ đều không coi trọng tiền bạc… Người Anh quốc cho rằng một thân sĩ quý tộc thực sự là một người thực sự cao quý, thẳng thắn, không thiên tư, không sợ khó khăn, thậm chí có thể vì người khác mà hi sinh bản thân, anh ta không chỉ là một người có vinh dự, mà còn là một người có lương tri”.

“Tinh thần quý tộc” này so với các thân hào hoặc phú hào đương thời của Trung Quốc đại lục chẳng phải khác rất xa sao? Có nhiều tiền không có nghĩa là cao quý, có địa vị cao không có nghĩa là văn minh.

Trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Cervantes có đoạn: “Tôi xin thề sẽ đối xử tốt với kẻ yếu. Tôi xin thề dũng cảm chống lại cường bạo. Tôi xin thề chống lại hết thảy điều sai trái. Tôi xin thề chiến đấu cho những người tay không tấc sắt. Tôi xin thề giúp đỡ bất kỳ người nào yêu cầu tôi giúp đỡ. Tôi xin thề không làm hại bất cứ người phụ nữ nào. Tôi xin thề giúp đỡ các kỵ sĩ anh em của tôi. Tôi xin thề đối đãi chân thành với bạn bè của tôi. Tôi xin thề sẽ ở cạnh người tôi yêu tới chết không thay đổi”. Kỵ sĩ ở đây cũng giống hiệp sĩ của Trung Quốc, vốn là “người luyện võ”, nhưng điều mà anh ta theo đuổi trong sâu thẳm trái tim lại là cao quý.

Tóm lại, “Đại trượng phu” cần phải tướng mạo cương nghị, theo đuổi thứ phi phàm, đặc biệt có thể xông pha, rất có trách nhiệm, có tình có nghĩa. Link bài viết:

Nam nhi đại trượng phu có nghĩa là gì?

Miêu tả về bậc đại trượng phu, Mạnh Tử viết: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, ấy mới là đại trượng phu”, nghĩa là giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ mà không chịu khuất phục.

Quân tử đại trượng phu là gì?

  1. Đại Trượng Phu , Quân Tử Quân Tử là người có năm đức :Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. b)Đại Trượng Phu là mẫu người lý tưởng, mà Mạnh Tử đã đề cử ra, theo những khuôn đạo đức của Kẻ Sĩ. Người như vậy là bậc Đại Trượng Phu.) Đặc biệt là hai câu này đã trở thành phương ngôn của Tàu !

Người trượng phu nghĩa là gì?

Định nghĩaNgười đàn ông có khí phách trong xã hội phong kiến.

Nam tử hán có nghĩa là gì?

Nói chung thì ngôn ngữ luôn biến đổi theo thời gian, nên giờ từ "nam tử hán" này được người ta dùng theo nghĩa là "người đàn ông thành niên ưu tú, anh dũng" rồi. Vì thế cho dù không còn triều Hán nữa, hay sử dụng với các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc không phải dân tộc Hán thì vẫn dùng từ này bình thường thôi.