Nang keo tuyến giáp là gì năm 2024

Bướu giáp keo là một loại bướu giáp đơn thuần. Đa số đều lành tính. Chính vì vậy khá nhiều người thường chủ quan khi mắc bướu giáp keo vì cho rằng căn bệnh này không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy có đúng là như thế không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bướu giáp keo là gì?

Nang keo tuyến giáp là gì năm 2024
Bướu giáp keo là một khối chứa đầy dịch lỏng trong mô tuyến giáp

Bướu giáp keo hay còn gọi là bướu giáp nhân. Biểu hiện của căn bệnh này đó là có một khối chứa đầy dịch lỏng trong mô tuyến giáp. Các khối có kích thước rất khác nhau từ khối nhỏ cho tới khối to – còn gọi là nang. Trong tuyến giáp, có thể có một hay nhiều bướu giáp keo hoặc cũng có nhân đặc trong tuyến. Những trường hợp này thường được chẩn đoán là bướu giáp nhân hỗn hợp. Bệnh lý này thường phức tạp và nên được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Triệu chứng của bướu giáp keo

Bướu giáp keo không gây ra những triệu chứng rõ ràng. Đa phần người bệnh phát hiện mình mắc bệnh qua những lần thăm khám sức khỏe định kỳ.

Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể có những triệu chứng tại tuyến giáp như:

Triệu chứng do biến chứng của bướu giáp keo

Thường người bệnh sẽ cảm thấy đau cổ do tình trạng xuất huyết trong mô hay thiếu máu nuôi tuyến giáp. Người bệnh sẽ thấy đau đột ngột và sờ thấy một khối to trên cổ. Ngoài ra, sẽ có các triệu chứng của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ vùng tuyến giáp.

Triệu chứng do nang giáp chèn ép các cơ quan lân cận

Những triệu chứng này rất đa dạng. Tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Khi tác động tới đường thở sẽ gây ra các triệu chứng như:

  • Ho khan.
  • Khàn tiếng, nói đớt.
  • Khò khè, thở rít.
  • Khó thở.
  • Mất chức năng nói.

Nếu ảnh hưởng tới thực quản, người bệnh thường có triệu chứng nuốt khó, nuốt vướng, chán ăn,… Ngoài ra, một số cấu trúc khác cũng bị ảnh hưởng như các dây thần kinh, mạch máu,… gây ra những triệu chứng khác nhau.

Nang keo tuyến giáp là gì năm 2024
Người bệnh sẽ thấy đau đột ngột và sờ thấy một khối to trên cổ khi bị bướu giáp keo

Nguyên nhân của bướu giáp keo

Thiếu i-ốt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Căn bệnh này thường xảy ra ở một số khu vực địa lý thiếu iốt (cách xa vùng biển). Khu vực có bệnh bướu cổ lưu hành nếu có hơn 10% trẻ em từ 6 – 12 tuổi bị bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn đến từ những rối loạn khác trong cơ thể như:

  • Dùng thuốc
  • Ăn nhiều thức ăn chứa goitrogens (như sắn, bắp cải, su su,…)

Đối tượng nào dễ mắc bướu giáp keo?

Ai cũng có thể là đối tượng mắc bướu giáp keo. Tuy nhiên, bệnh lý lại thường gặp ở một số đối tượng như:

  • Người có tiền căn gia đình như cha mẹ, anh chị em có bệnh lý bướu giáp nhân hay ung thư nội tiết
  • Người lớn tuổi
  • Nữ giới
  • Người có tiền căn điều trị phóng xạ vùng cổ, đầu.

Do đó, những nhóm này nên khám bệnh tầm soát sức khỏe hàng năm để được phát hiện và điều trị sớm.

Bướu giáp keo có nguy hiểm không?

Ban đầu, có thể người bệnh chưa có triệu chứng gì, chức năng tuyến giáp bình thường. Tuy nhiên về lâu dài, bướu giáp to lên gây chèn ép vào cổ làm cho người bệnh vướng cổ, nuốt nghẹn, thậm chí là khó thở.

Chức năng tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng, có thể cường giáp hoặc suy giáp. Với thời gian, các nang keo có thể bị calci hóa, chảy máu và tiến triển thành ung thư.

Vậy nên, bướu giáp keo là một bệnh lành tính nhưng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và cần được điều trị.

Nang keo tuyến giáp là gì năm 2024
Bổ sung đầy đủ i-ốt vào bữa ăn giúp phòng ngừa bướu giáp keo

Phương pháp chẩn đoán bướu giáp keo

Thông qua việc thăm khám (nhìn, sờ, nghe, hoặc một số nghiệm pháp đặc biệt), các bác sĩ có thể phát hiện các bất thường của tuyến giáp. Sau đó bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá bệnh bướu cổ. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Siêu âm tuyến giáp: Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể “nhìn thấy” tuyến giáp. Biết được kích thước và xem xét có hay không sự xuất hiện của bướu giáp keo và bướu ở dạng lan tỏa hay nốt.
  • Xạ hình tuyến giáp: Kỹ thuật xem xét được kích thước, hình dạng và vị trí tuyến giáp; các khu vực tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động.
  • Chọc hút nang: Người bệnh sẽ được thực hiện sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA). Kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu mô/ tế bào, sau đó xem xét dưới kính hiển vi phòng thí nghiệm. Kỹ thuật này được thực hiện để loại trừ ung thư.
  • Xét nghiệm kháng thể: Thông qua xét nghiệm máu, có thể tìm kháng thể (một loại protein được sinh ra bởi các tế bào bạch cầu) bất thường gây ra bướu cổ.
  • Xét nghiệm hormone: Xem xét lượng hormone do tuyến giáp và tuyến yên sản xuất. Mức độ hormone quá thấp hoặc quá cao cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Quét tuyến giáp: Một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch để hình ảnh tuyến giáp hiện rõ trên màn hình máy tính. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ biết được kích thước và chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ cần thiết trong một số trường hợp nhất định.

Phương pháp điều trị bướu giáp keo

Đây là căn bệnh tương đối điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào kết quả tế bào học. Mục tiêu điều trị đó là giảm triệu chứng, ngăn biến chứng và ngăn khả năng bệnh tiến triển nặng. Những cách thức điều trị hiện nay đối với bướu giáp keo là:

  • Chọc hút dịch nang bằng kim.
  • Phẫu thuật.
  • Điều trị bằng hóa chất.
  • Điều trị bằng xạ chất.
  • Điều trị bằng tia laser.
  • Làm xơ cứng nang giáp.

Tuy nhiên, không phải trường hợp bướu keo tuyến giáp nào cũng cần phải điều trị đặc biệt. Một số trường hợp nang nhỏ không triệu chứng và không có nguy cơ tiến triển nặng sẽ được theo dõi định kỳ.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh bướu giáp keo hay còn gọi là bướu giáp nhân. Tuy phần lớn các trường hợp mắc bệnh lành tính, thế nhưng người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị dứt điểm. Việc này giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

U nang tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý, trả lời cho câu hỏi bướu giáp keo kiêng ăn gì..

Đậu nành. ... .

Thực phẩm chế biến sẵn. ... .

Rau củ họ cải. ... .

Thực phẩm có chứa đường (đồ ngọt) ... .

Lúa mạch, lúa mì và mì ống. ... .

Nội tạng động vật. ... .

Bổ sung quá nhiều chất xơ từ các loại đậu và rau. ... .

Cà phê, bia rượu..

Nang kéo tuyến giáp nên uống thước gì?

Khi người bệnh bị bướu giáp keo do thiếu hụt hormone tuyến giáp và thiếu iốt cần điều trị sử dụng hormone tuyến giáp. Những loại thuốc người bệnh có thể dùng như Thyroxin (Levothyroxine, L-Thyroxine, Levothyrox), Triiodothyronine (Liothyronine)… với liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.26 thg 10, 2022nullBướu giáp keo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trịtamanhhospital.vn › CHUYÊN MỤC BỆNH HỌC › Nội tiếtnull

Đà nang giáp kéo là gì?

Nang giáp keo là tình trạng trong tuyến giáp có những bọc nhỏ chứa dịch, kích thước thay đổi từ vài milimet đến vài centimet. Đây là bệnh lành tính rất thường gặp của tuyến giáp, nữ gặp nhiều hơn nam, nguyên nhân chưa rõ. Phần lớn được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp.29 thg 8, 2012nullCó nhiều nang giáp keo có nguy hiểm? - Báo Tuổi Trẻtuoitre.vn › Sức khỏenull

Đà nang giáp kéo 2 thủy là gì?

Nang giáp keo hai thùy hay nang giáp hai thùy có thể được hiểu là tình trạng 2 thùy tuyến giáp phì đại nhưng không kèm theo tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh này còn có một số tên gọi khác như nang giáp đơn thuần, nang giáp lành tính, tăng sản nốt hay bướu đa nhân không độc.nullPhương pháp siêu âm phát hiện bệnh nang giáp hai thùy không?medlatec.vn › tin-tuc › phuong-phap-sieu-am-phat-hien-benh-nang-giap-h...null