Nghị định 111 về hợp pháp hóa lãnh sự thuvien năm 2024

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ NGOẠI VỤ BÌNH ĐỊNH Địa chỉ: 59-61 Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại: 0256.3820202 - Fax:0256.3814379 - Email: [email protected] Số điện thoại đường dây nóng thông báo các sự cố về ATTT: 0256.3820202/0974185357 (anh Quảng) Số điện thoại đường dây nóng giải quyết TTHC: 033 666 6946 (Chị An) Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thái Bình - Giám đốc Sở

Công ty tôi có cái chứng từ ở Pháp, cần hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam. Không biết việc này có thực hiện được không vì ở Pháp thực hiện thủ tục này rất đắt, tận 800 Euro. Cảm ơn.

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP' onclick="vbclick('20641', '325610');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam gồm:

1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Và theo Điều 1 Thông tư 01/2012/TT-BNG thì Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước gồm:

1. Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

2. Trên cơ sở xem xét nhu cầu và điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất của từng địa phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ http://lanhsuvietnam.gov.vn.

Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền không được ủy quyền lại cho cơ quan khác.

Cán bộ cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền chỉ được tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự sau khi đã được Bộ Ngoại giao tập huấn về nghiệp vụ.

Như vậy, đối với giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp thì bạn có thể hợp pháp hóa lãnh sự tại:

+ Trong nước: Bộ Ngoại giao và cơ quan, đơn vị do Bộ ngoại giao ủy quyền thực hiện ở trong nước.

+ Nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Vì vậy, trường hợp bạn có chứng từ ở Pháp, thì bạn có thể hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ đó tại Việt Nam. Nơi thực hiện: Bộ Ngoại giao và cơ quan, đơn vị do Bộ ngoại giao ủy quyền, ví dụ: Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh...

Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó​

Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý.

Theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ – CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Thông tư Số: 01/2012/TT-BNG, hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự: là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.