Ngủ quên trên chiến thắng là gì

Và Quỳnh đã không làm CĐV nhà thất vọng khi hoàn tất 3 vòng đua (mỗi vòng 5,2km) với thời gian 1 giờ 18 phút 6 giây, hơn người về thứ hai Zainal Abidin (Malaysia) đến hơn 4 phút. Đây là lần thứ hai liên tiếp Quỳnh giành HCV SEA Games nội dung này. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Quỳnh nói: "Tôi rất hạnh phúc khi bảo vệ được chiếc HCV ở kỳ SEA Games trên sân nhà. Trời mưa khiến đường trơn và trục trặc lúc xuất phát khiến tôi rơi xuống cuối đoàn. Nhưng sau đó tôi đã nỗ lực để vượt qua từng đối thủ để dẫn đầu. Chiến thắng này giúp tôi có thêm thu nhập để trả góp căn chung cư cho gia đình nhỏ của mình".

Là cô gái người Mường trong gia đình thuần nông ở Hòa Bình, chiếc HCV SEA Games 30 năm 2019 đã giúp cô thoát cảnh ở trọ khi được mua trả góp 25 năm căn chung cư với giá phải chăng tại Bình Dương (nơi cô đang khoác áo đội Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương). "Tôi sẽ không ngủ quên trong chiến thắng. Ngay sau khi nhận HCV, tôi lập tức nghỉ ngơi để chuẩn bị cho nội dung tiếp theo là băng đồng tiếp sức với hy vọng sẽ có thêm huy chương", Quỳnh nói.

Trong khi đó cô gái người dân tộc Thái Quàng Thị Thu Nghĩa ở bản miền núi Tô Pang, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã làm bùng nổ khán đài nhà thi đấu Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khi mang về chiếc HCV hạng 70-75kg nữ môn pencak silat. Thu Nghĩa chia sẻ: "Tôi từng vô địch châu Á, thế giới nhưng đây mới là lần đầu tiên tham dự SEA Games. Hơn 10 năm qua, tôi đã tập luyện pencak silat trong điều kiện khá khó khăn khi phải tập nhờ sàn taekwondo, áo giáp cũ... và bản thân nhiều lần bị chấn thương. Thế nhưng, tôi đã vượt qua tất cả để mang về thành tích cho thể thao Việt Nam".

Ngủ quên trên chiến thắng là gì

#thenaynhe » Blog Kinh Doanh » Ngủ Quên Trên Chiến Thắng – “KẺ THÙ” của mọi Doanh Nghiệp

Sự thật là; Rất nhiều công ty sau những thành công trong chiến lược kinh doanh nào đó. Công ty lớn hơn, nhiều tiền hơn, có vị thế mạnh, chiếm ưu thế trên thị trường… thường bị hội chứng “ngủ quên” trong chiến thắng!

Và các lãnh đạo các Cty này quá tự đắc với những thành công của mình để rồi sau này, họ phải vật lộn để tìm lại thời hoàng kim ngày nào!

Nếu như những công ty nhỏ gặp khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng thì nhiều công ty lớn lại gặp khó khăn bởi chính những sản phẩm, dịch vụ đã gây được tiếng vang của mình. Khó khăn mà họ vấp phải là những sản phẩm hiện có, những quy trình sản xuất, và văn hóa doanh nghiệp của họ có xu hướng làm giảm sự linh động và hạn chế những cơ hội mà họ có thể nắm bắt được.

Ngủ Quên Trên Chiến Thắng !

Ba công ty tên tuổi lớn là Eastman Kodak, Nokia, và GSK đều đang gặp phải những khó khăn như trên. Cả ba đang cố gắng để lấy lại những gì mà mình đã đánh mất.

Ngủ quên trên chiến thắng là gì

Eastman Kodak – công ty một thời đứng đầu thế giới trên lĩnh vực sản xuất phim chụp ảnh và máy ảnh, hiện đang phải vật lộn để tìm lại vị trí của mình. Công ty này đang cố gắng để trở thành nhà cung cấp máy ảnh kỹ thuật số, máy in và bảng điện tử. Eastman Kodak là công ty đi tiên phong trong việc tạo ra các thành tựu quan trọng cho sự phát triển của ngành nhiếp ảnh kỹ thuật số vào những năm 1970 và có đà phát triển khá tốt trong vòng 3 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, Eastman Kodak đã không thực hiện những đổi mới hoặc khai thác những bằng sáng chế liên quan tới kỹ thuật số bởi vì họ không muốn gây tổn hại cho ngành kinh doanh dựa phim chụp ảnh của mình. Sự ra đời của các dòng máy ảnh kỹ thuật số của các nhà sản xuất khác và những chiếc điện thoại di động có tính năng chụp ảnh đã khiến cho thị phần của Eastman Kodak bị thu hẹp nhanh chóng. Hiện nay, công ty này đang cố gắng tìm cách để phục hồi. Cụ thể, công ty đang nỗ lực trong việc xin giấy phép bằng sáng chế cho các nghiên cứu kỹ thuật số và thu hồi các khoản phạt cho các hành vi vi phạm bản quyền những sáng chế của công ty. Những nỗ lực này đã nhanh chóng làm tăng doanh thu của công ty.

Ngủ quên trên chiến thắng là gì

Nokia – hãng truyền thông khổng lồ từng quá tập trung vào sản xuất những mẫu điện thoại kiểu cũ dựa trên hệ điều hành Symbian, cũng đã phản ứng với sự xuất hiện của hàng loạt các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác bằng cách hợp tác với Microsoft và ngưng sử dụng hệ điều hành Symbian trong các mẫu điện thoại mới của mình. Để khắc phục tình trạng chậm chạp trong việc phản ứng với sự phát triển thị trường, Nokia hiện đang tiến hành các hoạt động tái tổ chức các chi nhánh của mình trên toàn thế giới. Mục đích của Nokia là cải thiện tốc độ, tính linh hoạt và nâng cao tính độc lập của các chi nhánh. Quan trọng hơn, Nokia hướng đến việc nâng cao tính cạnh tranh của các mẫu điện thoại của mình với các sản phẩm và hệ điều hành của Apple, Android.

Ngủ quên trên chiến thắng là gì

Hãng dược phẩm khổng lồ Glaxo Smith Kline (GSK), cũng đang đau đầu về tốc độ tăng trưởng chậm chạp và sự thiếu hụt các khoản đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trong khi nhiều bằng sáng chế của hãng đã hết hạn. Hãng này cũng đang cố gắng để cải thiện tình hình. GSK đã đưa ra một quá trình lựa chọn, trong đó mỗi nhóm gồm 36 công trình nghiên cứu sẽ phải cạnh tranh với nhau. Những nghiên cứu có tính khả thi cao nhất sẽ nhận được sự tài trợ của các nhà đầu tư mạo hiểm. Quá trình này được đưa ra nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các nhà nghiên cứu và tăng tính đổi mới cho các hoạt động của hãng.

Những ví dụ trên cho thấy rằng phản ứng kinh doanh vẫn luôn là một phần quan trọng trong việc khôi phục lại khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài học cho các nhà quản lý là họ không nên quá hài lòng và tự tin với vị trí và hoạt động hiện thời của công ty.

Họ nên ý thức rằng một sản phẩm dù thành công đến đâu thì sớm hay muộn, sẽ bị một sản phẩm khác tốt hơn thay thế. Để có được thành công lâu dài, họ phải không ngừng đổi mới để phát triển sản phẩm của mình hơn nữa.

(Dịch từ Financialedge.Investopedia)