Người trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chức chất ma túy bị phạt tù từ

Theo khoa học, ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp. Những chất này có tác dụng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Chúng sẽ gây nên những cảm giác như giảm cơn đau, gây hưng phấn hoặc làm người sử dụng cảm thấy dễ chịu. Sau quá trình nhiều lần dùng mà không tái sử dụng sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu. Và tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy là tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Vậy những quy định đó được thể hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

1. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy là gì?

Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự gây ra hậu quả thuộc những hành vi được quy định tại Điều 247, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

2. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy tiếng Anh là gì?

Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy “Growing opium poppy plants, coca plants, cannabis plants or other plants containing narcotic substances”

3. Quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, cây có chứa chất ma túy

Quy định về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy được quy định tại Điều 247, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c] Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ thực hiện hành vi phạm tội mà còn đã từng bị kết án và chưa được xóa án tích trước đó.

+ Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý trước đó, đến khi phạm tội mới vẫn chưa được xóa án tích mà tội mới này cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Phạm tội do lỗi cố ý không cần biết ở mức độ nào nhưng trước đó người này đã có hành vi tái phạm một lần, nhiều lần mà chưa được xóa án tích.

Phạm tội có tổ chức là một hành vi đồng phạm mang tính đặc biệt hơn hình thức đồng phạm thông thường. Điều này thể hiện tính chất tinh vi, có quy mô, kế hoặc khi thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.

4. Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, cây có chứa chất ma túy

Mặt khách quan tội phạm:

+ Hành vi tội phạm:

–  Có hành vi thực hiện các công việc gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây thuốc phiện hoặc các loại cây có chứa chất ma túy [không kể bằng kỹ thuật nào, ở đâu] để thu hoạch cây, hoa, lá…của các loại cây đó.

– Đã được giáo dục nhiều lần: Được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội…cũng như những người có trách nhiệm ở địa phương, vận động, thuyết phục, nhắc nhở cho làm cam kết từ hai lần trở lên không được trồng cây thuốc phiện và các loài cây khác có chứa chất ma túy.

–  Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống: người phạm tội đã được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực…nhưng lại trồng cây thuốc phiện, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

+ Hậu quả của tội này không phải là một trong những yếu tố quan trọng.

Mặt chủ quan tội phạm: lỗi của tội này là lỗi cố ý, Người phạm tội biết hành vi của mình là gây hiểm cho xã hội và xâm phạm đến quy định của Nhà nước vẫn thực hiện

Khách thể tội phạm: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy xâm phạm đến các quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người.

Chủ thể tội phạm: Người phạm tội sẽ là bất kỳ người nào đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự có những hành vi được quy định tại Điều 247, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Trong Bộ luật Hình sự còn quy định chi tiết các khung hình phạt đối với từng hành vi vi phạm của người phạm tội.

5. Cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa, hoặc các loại cây có chứa chất ma túy là gì?

Cây thuốc phiện:

Cây thuốc phiện [ A phiến, a phù dung, cổ tử túc, anh túc.]  là cây thân thảo, sống hàng năm. Cây cao từ 0,8 – 1,5 m, thân mọc thẳng, ít phân nhánh. Lá mọc cách, các lá bên dưới có cuống ngắn, các lá bên trên không có cuống, mọc ôm vào thân cây, mép lá có răng cưa. Lá hình trứng dài và rộng, đầu lá nhọn, đoạn gần cuống tròn hoặc hơi hình tim. Mặt dưới lá có gân nổi rõ. Hoa thuốc phiện to, mọc đơn độc ở đầu thân hay đầu cành, cuống hoa dài; đài hoa có 2 lá đài màu xanh rụng sớm khi hoa nở. Tràng hoa có 4 cánh, dài màu trắng hay tím hồng tuỳ thứ.

Cây thuốc phiện có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải, dựa  vào màu sắc của hoa và hạt; hình dáng, kích thước quả, người ta chia thuốc phiện thành các thứ sau:

Thứ nhẵn: hoa màu tím, quả hình cầu rộng, hạt đem tím; cây phân bố ở Trung Á.

Thứ trắng: hoa màu trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt; cây phân bố ở Ấn Độ, Iran.

Thứ đen: hoa màu tím, quả hình cầu ở phía dưới, hạt màu xám; phân bố ở châu Âu.

Thứ lông cứng: hoa màu tím; cuống hoa, lá phủ đầy lông cứng; cây mọc bán hoang dại ở Nam châu Âu.

Cây coca :

Cây cô ca có tên khoa học là Erythroxylon coca Lamk, thuộc họ: Cô ca Erythroxylaceae. Cây nhỡ cao 3-5m, khi trồng thường nhỏ hơn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, kèm theo hai lá kèm biến đổi thành gai. Phiến lá hình bầu dục nguyên, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn. Hai bên gân giữa có hai đường cong lồi [gân giả] tương ứng với hai nếp gấp của lá trong chồi.

Từ lâu, lá coca đã được thổ dân Nam Mỹ dùng, họ nhai lá coca với vôi thấy mất cảm giác đói, làm tăng hoạt động của các cơ và họ không còn cảm thấy mệt nhọc khi lao động chân tay. Do dó, trước đây người ta coi lá coca là thứ thuốc bổ. Trên thực tế, các cảm giác trên của con người là do cocain mang lại, nếu dùng kéo dài sẽ gây nghiện và dần con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thể lực kém dần. Cocain là chất gây tê niêm mạc, làm liệt các đoạn cuối của dây thần kinh cảm giác, gây co mạch máu nên thích hợp với các phẫu thuật như răng, tai, mũi, họng. Liều nhỏ cocain gây cảm giác khoan khoái, dễ chịu, phê thuốc. Liều cao cocain gây ảo giác và có thể chết do liệt hô hấp.

Cây cần sa:

Cần sa còn được gọi là marijuana/cannabis, là một loại thuốc thần kinh từ cây Cannabis được sử dụng cho mục đích y tế hoặc giải trí. Chất kích thích thần kinh chính của cần sa là tetrahydrocannabinol [THC], một trong 483 hợp chất đã biết trong cây này, bao gồm ít nhất 65 loại cannabinoid khác. Cần sa có thể được sử dụng bằng cách hút thuốc, hít hơi, trộn vào trong thực phẩm, hoặc như một chất chiết xuất.

Tác dụng của cần xa bao gồm:

+ Làm giảm quá trình phát triển của khối ung thư

+ Kéo dài sự sống của người HIV

+  Làm thuyên giảm các bệnh mãn tính

+ Phòng trừ bệnh Alzheimer

+ Giảm nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp

+ Tăng cường khả năng sáng tạo

Chất ma túy:

Ma túy là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào [uống, hút, hít, tiêm chích …] sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác, dẫn tới thay đổi một hay nhiều chức năng cơ thể [về sinh lý, tâm lý ], làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được, phải gia tăng liều lượng để thỏa mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngày một cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống, dân tộc.

Nhà nước sẽ có những chính sách để quản lý về phòng, chống ma túy được quy định tại Điều 36, Luật phòng chống chất ma túy 2000 sửa đổi, bổ sung 2008.

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy;

3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy;

4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;

6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy;

7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;

8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy;

10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy;

11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;

12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

Video liên quan

Chủ Đề