Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La

21 tháng 12 2020

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thành Tây Đô ở Thanh Hóa

Một sử gia Phương Tây đã giải thích lý do Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh bỏ 'trật tự thiên hạ' của cha mình để tấn công Đại Việt vào năm 1407 và xóa tên nước này, đổi thành quận Giao Chỉ.

Các sách dạy lịch sử ở Việt Nam thường coi khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) giống như các cuộc đấu tranh chống xâm lược vào các thời kỳ Tiền Lê, Lý, Trần trước đó và Tây Sơn sau này.

Thực ra khởi nghĩa Lam Sơn có tính chất bước ngoặt hơn cả vì chấm dứt được nỗ lực thuộc địa hóa toàn diện của Minh với xã hội Việt và ngăn tiến trình Hán hóa do di dân Phương Bắc tới.

Vì sao Chu Đệ muốn gây chiến?

Quyết định của vua Minh, Chu Đệ đã phá vỡ 'trật tự Trung Hoa' trong quan hệ Trung - Việt đã định hình qua nhiều triều đại trước của Trung Quốc được Phó GS Kathlene Baldanza giải thích trong cuốn 'Ming China and Vietnam – Negotiating Borders in Early Modern Asia' (Cambridge University Press, 2016).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La

Nguồn hình ảnh, Hình do nhân vật cung cấp

Chụp lại hình ảnh,

Phó GS Kathlene Baldanza giải thích về chính sách của nhà Minh với xã hội Việt ̣đầu thế kỷ 15 trong cuốn 'Ming China and Vietnam - Negotiating Borders in Early Modern Asia'

Theo bà Baldanza, giai đoạn chuyển đổi triều đại từ Trần sang Hồ ở Đại Việt và cuộc chiến Hồ - Minh chịu tác động bởi tư duy của hai hoàng đế Chu Nguyên Chương (1368-1398) và Chu Đệ (1402-1424).

Chu Nguyên Chương giành ngôi báu, xưng danh Minh đế Hồng Vũ, nóng ruột muốn khôi phục quan hệ với Đại Việt, Champa, Triều Tiên và một số nước mà Minh coi là “phiên quốc”.

Việc “xác lập lại trật tự Minh (Ming Order) bằng chế độ triều cống từ các nước láng giềng” mà Minh gọi là Di (Yi) được Chu Nguyên Chương đích thân đặt ra, và văn bản đó “có tính ràng buộc với các đời hoàng đế kế nhiệm ông ta”, bà Baldanza viết, trích các tài liệu gốc thời Minh.

Chu Nguyên Chương nêu rõ “Triều Tiên, Nhật Bản, Đại Lưu Cầu (Great Ryukyu), Tiểu Lưu Cầu (Lesser Ryukyu), An Nam, Xiêm La, Chăm Pa, Sumatra, Tích Lan... là những quốc gia mà Minh sẽ không tiến đánh”.

Nhu cầu an ninh buộc Minh phải lo về các tộc du mục phía Bắc và hậu duệ của Nguyên vẫn đe dọa họ, nên việc ổn định quan hệ với các nước phía Nam là hết sức cần thiết.

Theo bà Baldanza, Chu Nguyên Chương đã dùng nhãn quan Hoa – Di để giải thích cho quần thần, những người kế nghiệp và cảnh báo về thất bại nếu Minh đánh các nước ông ta cho là chưa đủ tầm hiểu văn minh Trung Hoa.

“Tứ Di có núi sông ngăn trở, có đại dương cách biệt với chúng ta, và đều nằm nơi heo hút. Có chiếm đất họ thì đất đó không đủ nuôi chúng ta, có làm chủ dân của họ thì chúng cũng chẳng cung phụng nổi ta...Nếu đem quân sang mà thiếu cẩn trọng, đó sẽ là sự tai hại vô cùng lớn...” (tạm dịch từ bản tiếng Anh, trang 53).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tranh vẽ chân dung Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương

Vì sao sang thời Chu Đệ, nhà Minh lại quyết tâm đánh Đại Việt, và sát nhập vào đế chế?

Bà Baldanza giải thích rằng vụ tiếm ngôi của hoàng tử thứ tư, Chu Đệ, người không được phong thái tử khi vua cha Chu Nguyên Chương còn sống, có tác động đến nhãn quan địa chính trị của ông ta.

Trong sự kiện Tĩnh Nam chi biến, Yên Vương Chu Đệ dấy binh, chiếm kinh đô, vua Minh Huệ Tông chết cháy trong đám loạn quân.

Cướp được ngai vàng, Chu Đệ xưng hiệu Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ) và là hoàng đế hiếu chiến hơn các vua Minh trước.

“Trong 22 năm tại vị, ông ta liên tiếp động binh, đánh quân Mông Cổ, chiếm Mãn Châu, mở bờ cõi tới tận vùng Tarim (Tien-Shan, Pamirs)... và học theo tấm gương của các đời đế chế Hán, Đường cũng như Hốt Tất Liệt của Nguyên,” cuốn sách viết.

Chính sách bành trướng xuống phía Nam của Chu Đệ cần được đặt trong tham vọng vươn ra biển của ông ta.

Giai đoạn Trịnh Hòa đem thuyền sang tận Nam Á và Hồng Hải (1405-1433) bắt đầu chính là vào thời Chu Đệ cầm quyền.

Nhưng với chiến dịch đánh nhà Hồ năm 1406, Chu Đệ không chỉ bỏ lời dặn của cha, mà còn cần được thuyết phục cụ thể về quân sự rằng quân Minh sẽ chiến thắng.

Người đem lại câu trả lời cho ông ta chính là Trương Phụ (Zhang Fu, 1375-1449), theo nghiên cứu của Phó GS Kathlene Baldanza.

Không chỉ là đại thần (tước Tân thành hầu), Trương Phụ còn là người tâm phúc của Chu Đệ khi ông ta ở chức Yên Vương.

Giúp chủ giành ngôi báu, Trương Phụ lại có em gái làm vương phi, nên đã trở thành người được vua hoàn toàn tin tưởng.

Năm 1406, Trương Phụ được phong Chinh Di tướng quân để đem binh hùng tướng mạnh đánh nhà Hồ.

Tuy thế, theo bà Baldanza, một lập luận của Trương Phụ về quan hệ Trung - Việt có ý nghĩa bước ngoặt với quyết định của vua Minh.

Họ Trương “bác bỏ quan niệm An Nam là phiên quốc”, mà coi xứ sở này chính là một phần đất lịch sử của Trung Hoa, và cần phải đem trở lại lãnh thổ, như thời Hán, Đường.

Trương Phụ dâng biểu miệt thị với phong tục địa phương, nhưng chứng tỏ ông ta biết khá rõ về phong tục người Việt như 'xăm mặt'.

Trương nói cần “dùng binh trừng phạt, dùng văn để thuần hóa”, và xác nhận “bản tính nổi loạn” của dân An Nam nhưng tin là về lâu dài thì Trung Quốc sẽ “cải biến văn hóa” thành công.

Trương Phụ cũng bác bỏ luận điểm (của vua Minh thời lập quốc) là việc chiếm các xứ Tứ Di chẳng đem lại lợi ích kinh tế gì.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến nhà Đường Minh ở Trung Quốc La

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tranh vẽ Minh Thành Tổ Chu Đệ

Sau khi diệt xong nhà Hồ, ông ta đề xuất chiếm giữ vì nguồn lợi kinh tế:

“Vượt quá vị trí đáng ra của chúng, dân An Nam đã theo thói độc địa, tiếm quyền và nổi loạn....Nay, chúng ta đã tống tiễn vài trăm mạng còn xăm mặt, thè lưỡi lên trời. Mấy ngàn dặm đất có nghề làm muối, nguồn cá đã trở về Trung Hoa.”

Mâu thuẫn Kinh – Trại và di dân từ Phương Bắc

Thế nhưng một luận điểm khác nữa Trương Phụ đã dùng để thuyết phục vua Minh biến An Nam thành một tỉnh của Trung Hoa là sự ủng hộ của người địa phương.

Sự thực là Trương Phụ đã nhận được thư đầu hàng của Mạc Thuý, tướng nhà Hồ, đại diện một phái trong cư dân kinh đô và vùng duyên hải chọn sự hợp tác với Minh.

Thư được Minh Thực Lục ghi lại, và theo bản Kathlene Baldanza trích bằng tiếng Anh thì nội dung nói rằng “người dân An Nam” mong chờ được trở về với Trung Hoa.

Lá thư viết An Nam “là đất cổ xưa thuộc Trung Hoa, sau bị bỏ quên, và rơi vào phong tục Man Di, quên mất lễ nghĩa (liyi) và may mắn nhờ triều đại thông thái (sage dynasty – nhà Minh) quay trở lại, quét sạch thói rợ xấu xa đi, và binh, dân, nam phụ lão ấu đều vui mừng nhìn thấy áo mũ văn minh mà đi theo...”

Niềm tin rằng một số không nhỏ người bản xứ ủng hộ nhà Minh đã khiến nhà Minh đồng ý duy trì quân đội tại vùng chiếm đóng mới.

Bỏ qua vấn đề Mạc Thuý đại diện cho con số đông đảo hay ít ỏi người dân triều Hồ để cầu mong nhà Minh sang “cứu họ”, TS Kathlene Baldanza cho rằng xã hội Việt Nam khi đó “có mâu thuẫn nội tại sâu sắc” nên nói rằng “giới ưu tú của họ ủng hộ Minh” cũng là rất có cơ sở.

Tuy thế, bà Baldanza còn chú ý tới cấu trúc dân số: “con cháu một số lượng đông đảo di dân thời Tống chạy sang Đại Việt ồ ạt (nguyên văn: flooding Dai-Viet) để trốn tránh quân Nguyên, rất có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra phái ủng hộ quân Minh” (trang 68).

Mặt khác, cuộc kháng chiến của phái Trần Quý Khoát và sau này là Lê Lợi đã khiến Minh phải triển khai quân tới từng cấp địa phương để liên tục đàn áp để biến nước Nam thành thuộc địa.

Cùng lúc, Minh phát triển hệ thống giáo dục theo mô hình của họ và mở cả các khoa thi, tuyển nhân tài dùng chữ Hán phục vụ cho đế chế.

Cuộc chiến chống Minh khởi phát từ phía Tây Nam, khu vực truyền thống ít ảnh hưởng của Trung Hoa, còn mang tính cách chống người Ngô, có mặt rộng rãi trên lãnh thổ khi đó.

Theo bà Baldanza, là “khẩu hiệu của Lê Lợi và những người miền núi theo ông có tính phản Minh, chống người Ngô, chống Trần, và chống dân vùng duyên hải” (anti-Ming, anti-Ngo (Chinese), anti-Tran and anti-coastal).

Nhưng vì sao các tác giả Phương Tây chú ý vào sự chia rẽ nội bộ xã hội Đại Việt này, coi đó là một yếu tố hỗ trợ cuộc chinh phục của Minh?

Trả lời câu hỏi của nhà báo Nguyễn Giang (tháng 12/2020) bà Kathlene Baldanza giải thích như sau:

“Ý tưởng của tôi đến từ đánh giá của John Whitmore, người đã nhấn mạnh đến những phân rẽ nội bộ Việt Nam, hơn là cách nhìn tương quan Trung – Việt. Whitmore đã gọi đây là mâu thuẫn duyên hải đối chọi với thượng du. Trong đó Hà Nội và vùng duyên hải đại diện cho những người là hậu duệ của dân Trung Hoa, và quen thuộc hơn với truyền thống văn chương Hán học, còn Lê Lợi đại diện cho thế giới của các động núi (động là từ gốc Tày-Thái), không gian của dân miền ngược, với truyền thống chính trị khác dân miền xuôi.”

Trước câu hỏi về tính Hán hóa đã có trong văn hóa miền xuôi của người Việt có phải khiến họ, hoặc một con số đông đảo là con cháu di dân từ Trung Hoa thời Tống chạy sang tỵ nạn với nhà Trần, thấy sẵn sàng về theo Minh, bà Baldanza cho biết:

“Về yếu tố Hán hóa (Sinitic) trong văn hóa Việt Nam thì thực ra nó đã được nội hóa, trở thành phần không thể tách khỏi của văn hóa Việt, tất nhiên là cạnh đó vẫn có các dòng, nét đặc thù của văn hóa Việt.”

Khi được hỏi là nếu tiến trình thuộc địa hóa kéo dài hơn 20 Năm thì Việt Nam liệu đã bị Hán hóa toàn diện hay không, bà Baldanza trả lời rằng đây là vấn đề khó xác định:

“Cuộc xâm chiếm thuộc địa của Minh có tính kinh điển, tức là khai thác bóc lột về kinh tế, nhưng rút cuộc thì lợi nhuận Minh thu về không đủ trang trải cho chi phí duy trì thuộc địa. Một điểm quan trọng nữa là nhà Hồ đã áp dụng một số cải cách mạnh tay, và bị Minh chấm dứt. Có thể điều Minh cho phép chính là làm tăng tốc việc kết hợp khối dân cư miền xuôi, và miền ngược. Và họ đã hợp sức để đánh đuổi Minh đi.”

Tạo lập thế giới quan khác Trung Hoa

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi đã làm sụp đổ dự án của Minh muốn biến Đại Việt thành thuộc địa vĩnh viễn.

Mục tiêu Hán hóa toàn bộ xã hội phương Nam của nhà Minh qua giáo dục, đồng hóa, di cư trí thức, thanh thiếu niên về Trung Hoa và di dân từ phía Bắc xuống cũng phải vứt bỏ.

Cuộc sát nhập An Nam vào Minh còn tạo ra giao lưu thân mật giữa các nhân vật khởi nghĩa và quan lại Minh một khi hai bên ngưng chiến, mà nay ta có thể thấy khó hiểu.

Đại Việt Sử ký Toàn thư mô tả cảnh Lê Lợi tiễn tướng địch:“Ngày 17, Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ, các lễ vật tiễn chân rất hậu...”

Vẫn nghiên cứu của TS Baldanza cho hay sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công “86 nghìn quân Minh rút về, còn số bị chết, hoặc ở lại Đại Việt thì không đếm được”.

Đại Việt Sử ký Toàn thư cho hay, Lê Thái Tổ sau khởi nghĩa thành công đã phải “yết thị nghiêm cấm, hễ người nào chứa chấp quan quân nước Minh...thì giết không tha. Người ra thú lục tục đưa về Yên Kinh.”

Tức là vẫn có những người gốc Phương Bắc đã định cư, có thể lập gia đình, và được bao bọc, che trở sau cuộc chiến.

Sau thắng lợi, Lê Lợi và các đại thần gốc xứ Thanh cũng đã loại bỏ dần các công thần gốc Thăng Long.

Đây có phải là quyết định nhằm giải quyết nối ảnh hưởng của giới Nho sĩ, tướng lĩnh “bị ảnh hưởng” của văn hóa cũ, văn hóa Minh?

Theo bà Baldanza thì cố GS John Whitmore đã nói đến cuộc thanh trừng này (Le Loi moved against his rivals), nhưng cho rằng đây có thể nhìn như một cuộc xung đột chính trị mang tính vùng miền, hơn là văn hóa.

Chu Đệ qua đời năm 1424, để lại vấn đề phía Nam cho cháu ông ta, Minh Tuyên Tông.

Minh Sử đổ lỗi cho Vương Thông là “tướng nhát gan” gây ra thất bại trong cuộc chiến vì tự ý đầu hàng khi chưa có lệnh.

“Dù lý do thua là vì Vương Thông hay lỗi của ai khác, vua Minh thấy đã quá đủ, và đành bỏ chủ quyền tại Đại Việt, rút quân về nước năm 1427.”

Đại cáo Bình Ngô gọi Minh là 'giặc', bác bỏ tính chính danh về văn hóa của Minh và nhận mình là triều đại 'văn hiến chi bang'.

Đây là cách để Lê Lợi thuyết phục nhóm cư dân đô thị nhất là ở Thăng Long đã bị Minh hóa sâu đậm thần phục vương triều mới.

Kathlene Baldanza viết rằng lần đầu tiên người Việt muốn rạch ròi về vị thế “hoàng đế phương Bắc và hoàng đế phương Nam” (The nothern emperor and the southern emperor).

Không chỉ thoát ra khỏi số phận thuộc địa, Việt Nam bác bỏ cả vị thế phiên quốc và muốn trở thành đế chế phía Nam, đối lập với Trung Hoa.

Khởi nghĩa Lam Sơn như thế đã định hình quan hệ Việt – Trung theo nhãn quan mới của người Việt cho nhiều thế kỷ về sau.

Nhà Minh không chấp nhận thế giới quan này của người Việt và khoảng 100 năm sau lại đem quân tới biên giới, thách thức quốc gia láng giềng phía Nam, Kathlene Baldanza viết trong chương sau.

Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc BBC News Tiếng Việt về bản chất tư duy của nhà Minh về Việt Nam qua cuộc khủng hoảng Lê-Mạc trong bài tới.

Hồ - Minh đại chiến: Vì sao Hồ Quý Ly thất bại?

Năm anh em Trương Xuyên 'thay đổi Nhật Bản'

Tây Sơn không phải 'Cách mạng Giải phóng'