Nguyên nhân kiết lị

4 Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ phổ biến nhất

Việc đối mặt với bệnh dịch cũng đã phần nào khiến cuộc sống của chúng ta có nhiều thay đổi và thử thách. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta lại xem nhẹ và bỏ qua các loại bệnh khác trong thời điểm này, điển hình là bệnh kiết lỵ gây viêm nhiễm đường ruột. 

Đây là một loại bệnh xuất phát, từ loại vi khuẩn đường ruột E.coli hoặc vi khuẩn từ Shigella, Campylobacter, Salmonella. Những loại vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột, gây ra suy giảm miễn dịch và những biến chứng khó lường cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Việc hiểu biết và nắm rõ được loại bệnh này và cách phòng tránh sẽ giúp chúng ta tăng cường được sức khỏe trong thời điểm bệnh dịch một cách hiệu quả. Theo đó, bạn cần phải nắm rõ được những nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ: 

  • Thực phẩm bẩn, ô nhiễm và nhiễm khuẩn.

  • Nguồn nước uống hoặc sinh hoạt bị ô nhiễm và nhiễm khuẩn.

  • Lây nhiễm từ người mắc bệnh kiết lị, thông qua tiếp xúc với cơ thể.

  • Môi trường sống không được vệ sinh kỹ lưỡng và thường xuyên. 

3 Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất

Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Nguyên nhân dẫn đến bệnh kiết lỵ hầu hết đều xuất phát từ việc vệ sinh cá nhân kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột khi ăn uống hoặc sinh hoạt thường ngày. Do đó, rửa tay đúng cách và vệ sinh cá nhân cẩn thận luôn là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ, để phòng bệnh hiệu quả. 

rửa tay đúng cách

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chính, uống sôi 

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên tắc thứ hai, mà bạn cần nằm lòng để đẩy lùi được sự xâm nhập của vi khuẩn từ nguồn thức ăn hoặc thức uống bẩn. Theo đó, bạn hãy hạn chế ăn những thức ăn lề đường, những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nguyên liệu trong bữa ăn hằng ngày. Và ưu tiên ăn những thực phẩm chế biến tại nhà, được làm sạch và chế biến đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng đừng bỏ qua việc vệ sinh khu vực ăn uống, chế biến thức ăn và nơi bảo quản thực phẩm để phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất. 

Vệ sinh kết hợp cùng khử khuẩn nhà cửa thường xuyên để đẩy lùi mầm mống gây bệnh

Tương tự với phương pháp phòng tránh dịch COVID - 19 tại nhà, việc vệ sinh và khử khuẩn nhà cửa hằng ngày chính là nguyên tắc phòng chống dịch bệnh số 1 hiện nay. Thông qua nguyên tắc này, bạn có thể đẩy lùi được sự xâm nhập của các mầm mống gây bệnh truyền nhiễm từ bên trong lẫn bên ngoài một cách hiệu quả. Từ đó, bạn đã có bảo vệ sức khỏe và tăng hệ miễn dịch của cả gia đình toàn diện trong mùa dịch bệnh. 

Một trong những khu vực mà bạn cần lưu ý khi vệ sinh nhà cửa hằng ngày chính là khu vực nhà vệ sinh. Nơi đây thường xuyên ẩm ướt và tiếp xúc với nhiều loại chất thải, tạo nên một môi trường sống các loại vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khoẻ phát triển. 

Để loại bỏ nhanh các mầm mống gây bệnh phát triển trong nhà vệ sinh, Cleanipedia mách chị em nội trợ sử dụng Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn. Sản phẩm được biết đến với khả năng loại bỏ 99,9% vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh sởi ở trẻ em, kiết lỵ... và nhiều loại bệnh khác. Công thức có chứa thành phần Sodium Hypochlorite được kiểm nghiệm và chứng nhận định kỳ tại viện Pasteur có khả năng tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy chúng và diệt khuẩn hoàn toàn. Đặc biệt, sau nhiều lần kiểm nghiệm, Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn đã được chứng minh có thể diệt virus SARS-CoV-2 chỉ trong 10 giây*. 

Với khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus mà không gây tổn hại bề mặt gạch hay bồn cầu, sản phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn làm sạch các vết bẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus trong nhà tắm và nhà vệ sinh hiệu quả. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm như một cách tẩy vết bẩn hiệu quả và bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn tối ưu.

Ngoài ra, thiết kế dạng chai của sản phẩm Nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn siêu tiết kiệm, chỉ với 33.000VND/chai 880ml. Hãy nhanh tay tìm mua nước Tẩy Bồn Cầu Vim Diệt Khuẩn nhanh chóng nhất tại các kênh bán lẻ trên toàn quốc hoặc nhấp ngay TẠI ĐÂY!

Nước tẩy bồn cầu Vim

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thông tin hữu ích về loại bệnh kiết lỵ cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hãy nằm lòng những điều này để bảo vệ sức khoẻ cả nhà và cho bạn một cách toàn diện trong thời điểm dịch bệnh hoành hành này nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về bệnh kiết lỵ

Bề mặt nào trong nhà vệ sinh cần được vệ sinh kỹ lưỡng nhất?

Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình: Bồn cầu. Tuy nhiên, ngoài bồn cầu ra thì sàn nhà tắm có lẽ cũng là nơi dễ bị bám bẩn nhất nên cũng cần được vệ sinh thật kỹ lưỡng và thường xuyên. Sàn nhà tắm sạch sẽ cũng sẽ đảm bảo an toàn hơn nếu nhà bạn có người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ, tránh nguy cơ trơn trượt gây nguy hiểm.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm hay không?

Trong một số trường hợp, bệnh kiết lỵ có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng khớp, nhiễm khuẩn huyết, co giật, áp xe gan hoặc xuất hiện ký sinh trùng ở gan và phổi. Và những triệu chứng thường gặp khi mắc phải loại bệnh này chính là đau bụng, nôn mửa, sốt cao, mất nước và tiêu chảy.

Trong trường hợp mắc phải bệnh kiết lỵ, tôi nên xử trí như thế nào?

Trong trường hợp nghi nhiễm bệnh, bạn hãy tích cực bổ sung nước cho cơ thể và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, để giảm triệu chứng và đẩy lùi được các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh.

Kiết lỵ có dấu hiệu gì?

Kiết lỵ trực trùng: Trẻ các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Ngoài ra, còn triệu chứng hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi đại tiện, phân nhầy máu và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Trùng kiết lị thương gây ra bệnh gì?

Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

Trùng kiết lị lây qua đường gì?

Bị lây khi dùng nước uống ô nhiễm bởi trùng amip có trong phân. Nhưng đa số các trường hợp lây nhiễm đều do tay không sạch hoặc do ăn uống thức ăn có nhiễm thylakoid. Thời gian ủ bệnh có thể từ mấy ngày đến mấy tháng.