Nguyên tắc xây dựng chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học

Đề xuất ý kiến cá nhân

Anh [chị] hãy nghĩ về một quy trình dạy học một đơn vị tri thức trong chương trình Sách giáo khoa THCS hoặc THPT. Anh [chị] dự kiến: làm thế nào để học sinh nắm bắt được đơn vị tri thức ấy một cách hiệu quả?

gắn việc trang bị tri thức tiếng Việt với việc hướng dẫn cho học sinh tư duy về tri thức ấy

Ngôn ngữ vừa là công cụ lại vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Quá trình người học nhận thức các khái niệm và quy tắc của ngôn ngữ, vận dụng nó vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình người học tiến hành các thao tác tư duy theo một sự định hướng về phương pháp và loại hình tư duy nào đó, hình thành nên không chỉ các kĩ năng ngôn ngữ mà còn cả các kĩ năng và phẩm chất tư duy. Bản chất xã hội này của ngôn ngữ và mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai quá trình hoạt động tư duy và hoạt động ngôn ngữ một mặt buộc chúng ta dù muốn hay không muốn cũng luôn phải gắn việc rèn luyện ngôn ngữ với rèn luyện tư duy song mặt khác cũng lại buộc chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào để quá trình kết hợp này được thực hiện một cách có ý thức, được diễn ra theo một kế hoạch có tính toán dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc, đảm bảo cho hoạt động dạy học tiếng đạt được hiệu quả cao nhất.

Năng lực tư duy của con người được thể hiện ở nhiều phương diện. Tư duy nhanh, chậm, chính xác, không chính xác, bền bỉ, kém bền bỉ, mạch lạc chặt chẽ, kém mạch lạc chặt chẽ,... đó là phẩm chất của tư duy. Thiên về tư duy hình tượng hay thiên về tư duy logique, đó là khuynh hướng của tư duy. Phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch,... đó là thao tác của tư duy. Biện chứng, khách quan hay chủ quan, máy móc, đó là phương pháp tư duy.

Chính vì thế, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn với rèn luyện tư duy đòi hỏi phải cụ thể hoá thành các yêu cầu sau đây:

Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện phương pháp tư duy.

Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy.

Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy.

Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng cả hai loại tư duy, tư duy hình tượng và tư duy logique.

Để thực hiện tốt được 4 yêu cầu trên, chương trình dạyhọc tiếng Việt phải tuyển chọn được một hệ thống văn bản ngữ liệu có khả năng đáp ứng cao các yêu cầu rèn luyện, đồng thời cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống các câu hỏi tìm hiểu bao gồm đầy đủ các loại: câu hỏi định hướng, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh đối chiếu, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khái quát hoá... chuẩn bị tốt hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng và bài tập rèn luyện lời nói liên kết. Chính trên cơ sở này chúng ta mới có điều kiện giúp cho học sinh không chỉ thấy được giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt, thông hiểu được ý nghĩa của chúng, gắn chúng với nội dung hiện thực được phản ánh mà còn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa các đơn vị này vào hoạt động trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể một cách hữu hiệu.

Hoạt động định hướng

Tại sao trong dạy học tiếng Việt nói riêng, dạy học ngôn ngữ nói chung lại cần phải hướng vào họat động giao tiếp? Theo anh [chị], cơ sở đề xuất quan điểm này là gì?

- Ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, bởi vậy, chỉ trong giao tiếp, ngôn ngữ mới bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng nhất đặc điểm của mình.

- Học ngôn ngữ là để giao tiếp tốt hơn, cho nên không thể không đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập, để rèn luyện.

- Gắn với hoạt động giao tiếp, việc dạy tiếng trong nhà trường mới trở nên sinh động, hấp dẫn,mới giúp học sinh vượt qua được những lực cản tâm lí khi các em học tiếng mẹ đẻ.

Cơ sở đề xuất quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt:

- Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Con người có thể sử dụng nhiều phuơng tiện giao tiếp khác nhau, nhưng không có phương tiện nào đem lại hiệu quả cao như ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất, nhưng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

- Xuất phát từ mục đích của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Dạy tiếng Việt trong nhà trường có hai mục đích cơ bản:

+ Truyền thụ những kiến thức khoa học về tiếng Việt, cụ thể là những khái niệm, công thức, quy tắc, cùng những hiểu biết khác nữa về một bộ môn khoa học, đó là Việt ngữ học.

+ Rèn những năng lực ngôn ngữ tương ứng với những lí thuyết tiếp thu được trong bộ môn Việt ngữ học vào thực tế hoạt động giao tiếp.

Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng, tách khỏi hoạt động chức năng nó sẽ không còn sức sống. Môi trường hành chức của ngôn ngữ, của tiếng Việt chính là giao tiếp. Cho nên, mọi quy luật cấu trúc và mọi quy tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh động. Muốn hình thành kĩ năng kĩ xảo ngôn ngữ, kĩ năng kĩ xảo tiếng Việt cho học sinh thì trước hết, phải tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh trực tiếp tham gia lĩnh hội hoặc sáng tạo lời nói. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối toàn bộ quy trình tổ chức dạy học tiếng Việt, từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn giáo khoa đến khâu thiết kế thi công bài học của giáo viên.

Một chương trình và giáo khoa được xác lập, được biên soạn theo nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp trước hết phải quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức. Tinh thần này sẽ được cụ thể hoá trong một số phương diện như sau:

Tất cả các khái niệm, các quy tắc và các kĩ năng ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng được xác lập trong chương trình phải được định hướng giao tiếp rõ ràng: không nhằm mục đích cung cấp những tri thức hàn lâm về ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng mà nhằm vào mục đích rèn luyện các kĩ năng sản sinh, lĩnh hội lời nói, phục vụ giao tiếp [ chẳng hạn rèn luyện các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết với 5 kiểu loại văn bản ở THCS, cáckĩ năng đọc- hiểu và làm văn cũng với 5 kiểu loại văn bản ở PTTH ].

Các văn bản ngữ liệu, hệ thống câu hỏi tìm hiểu, các bài tập thực hành cũng phải được định hướng giao tiếp rõ ràng: định hướng về nội dung, định hướng về thao tác, định hướng về kĩ năng. Nhìn chung, nội dung các ngữ liệu phải đảm bảo tính sinh động, tính thực tế của giao tiếp, các câu hỏi tìm hiểu, các bài tập thực hành phải gợi mở được thao tác thực hiện, gắn liền với các kĩ năng lĩnh hội, sản sinh lời nói cần được rèn luyện.

Về mặt phương pháp và thủ pháp dạy học, phương hướng chung là phải đặt các đơn vị ngôn ngữ được đưa ra giảng dạy học tập trong hệ thống hành chức của nó [ Thí dụ: đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn, đoạn trong văn bản, xác định rõ các nhân tố chi phối... giải thích rõ tại sao phải như vậy]. Muốn vậy phải tạo ra được những tình huống giao tiếp khác nhau và tổ chức cho học sinh đưa các đơn vị, các khái niệm, các quy tắc ngôn ngữ vào thực hành lĩnh hội hoặc sản sinh lời nói.

Hết sức hạn chế diễn giảng, thuyết minh giải thích. Cần coi phát vấn đàm thoại và thực hành vận dụng là hình thức chủ đạo trong dạy học tiếng.

Hoạt động vận dụng

Từ những tri thức lí luận về nguyên tắc dạy học tiếng hướng vào hoạt động giao tiếp ở trên, anh [chị] hãy trình bày một hướng dạy học tiếng Việt đảm bảo nguyên tắc này.

Suy nghĩ và trình bày ý kiến

Anh [chị] hiểu thế nào là nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh? Tại sao phải chú ý đến nguyên tắc này khi dạy học tiếng mẹ đẻ?

Không nên quan niệm giản đơn về trình độ tiếng Việt của học sinh bởi không phải chỉ những kiến thức được học trong nhà trường mới làm nên vốn tiếng Việt của các em. Vốn tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp của các em. Cũng chính vì vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng học sinh lại vừa phức tạp ngay trong tự thân, không chỉ có những yếu tố tích cực mà còn có cả những yếu tố tiêu cực, không chỉ có những yếu tố được hình thành, được sử dụng một cách có ý thức mà còn có cả những yếu tố được hình thành, được sử dụng một cách vô thức...

Chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh chính là phải điều tra, phân loại, nắm vững được đặc điểm vốn tiếng Việt của các em để trên cơ sở đó đề ra được những biện pháp thích hợp nhằm ý thức hóa, tích cực hóa, bổ sung, hoàn thiện vốn kinh nghiệm tiếng Việt đó. Để ý thức hóa, tích cực hóa, bổ sung, hoàn thiện cần phải:

+ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ liệu, quan sát, phân tích, khái quát tổng hợp rút ra các định nghĩa về khái niệm và quy tắc.

+ Nắm vững khả năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh ở từng độ tuổi, cấp học, từng loại đối tượng để có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp cho thích hợp.

+ Hệ thống hóa vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, hạn chế và loại bó dần những kinh nghiệm tiêu cực thông qua những uốn nắn kịp thời.

Hoạt động tự kiểm tra

Điền vào chỗ bỏ trống các từ thích hợp:

Nghe, nói, đọc, viết là những dạng hoạt động khác nhau của ngôn ngữ và đều có tính phổ biến và quan trọng như nhau. Trong 4 loại hoạt động này, xét về đặc tính vật chất của phương tiện giao tiếp thì: nghe, nói là những hoạt động bằng ... [1], đọc, viết là những hoạt động bằng ... [2]; còn xét về mục đích của giao tiếp thì: nói, viết là những hoạt động ... [3] lời nói, nghe, đọc là những họat động ... [4] lời nói.

Bởi vậy, khi dạy học cần chú ý tới cả 4 dạng hoạt động này.

[1] âm thanh, [2] chữ viết, [3] tạo lập hoặc sản sinh, [4] tiếp nhận hoặc sản sinh

Dạng nói và dạng viết là hai dạng tồn tại khác nhau của lời nói, mang những đặc điểm khác nhau. Muốn học sinh nắm được cả hai dạng lời nói này, cần phải so sánh, đối chiếu và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng với nhau, lưu ý học sinh không nên nói như viết" hoặc "viết như nói .

Đối với học sinh bậc tiểu học thì dạng viết là giai đoạn thứ hai của việc chiếm lĩnh ngôn ngữ và sẽ không thể chiếm lĩnh nếu các em không nắm được dạng nói. Đây chính là cơ sở để vạch ra quy trình dạy tập làm văn ở bậc tiểu học: Tìm hiểu bài-Tập làm văn miệng-Tập làm văn viết. Lên các lớp thuộc cấp trên, không nhất thiết dạng nói phải đi trước dạng viết nhưng nhất thiết không được bỏ qua dạng nói và phải luôn luôn nhận thức đúng về mối quan hệ hữu cơ của việc rèn luyện cả hai dạng lời nói này.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề