Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

 ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP

4.1. Khái niệm và vai trò của định mức kinh tế  kỹ thuật trong doanh nghiệp.

4.1.1. Khái niệm định mức kinh tế kỹ thuật.

Định mức kinh tế kỹ thuật trong doanh nghiệp là quá trình hạch toán, xây dựng các mức dựa trên căn cứ kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, nhu cầu nguyên vật liệu  của doanh nghiệp nhằm kiểm soát, phục vụ cho việc quản lý và tổ chức sản xuất.

4.1.2. Vai trò  định mức kinh tế kỹ thuật.

4.1.2.1. Về quản lý vi mô.

Vì năng suất lao động là mục tiêu quan trọng nhất nên ĐMKT – KT đóng vai trò chủ yếu nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất và quản lý lao động, thiết lập kế hoạch sản xuất hợp lý

4.1.2.2. Về quản lý vĩ mô.

ĐMKT – KT hướng doanh nghiệp đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, từ đó tạo được sự cạnh tranh và xây dựng thương hiệu trên thị trường.

4.2. Định mức lao động trong doanh nghiệp

4.2.1. Khái niệm

4.2.1.1. Mức lao động  : là lượng lao động hao phí được qui định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

4.2.1.2. Định mức lao động

a) Theo nghĩa hẹp :

Định mức lao động là việc xác định các mức cho tất cả các loại công việc .

      Gm 2 phn là:

-Mức thống kinh nghim

- Mức có căn cứ kỹ thuật (căn cứ khoa học) hay còn gọi là: định mức kỹ thuật lao động.

b) Theo nghĩa rộng :

Định mức lao động là một công tác, một công việc, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng tất cả quá trình lao động, là quá trình dự tính, tổ chức thực hiện những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ thuật để thực hiện các công việc có năng suất lao động trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc.

4.2.1.3. Các định mức lao động.

a) Định mức thời gian (T): là lượng thời gian cần thiết được quy định để một hay một nhóm công nhân có trình độ chuyên môn nhất định phù hợp hoàn thành một công việc (có thể là bước công việc, sản phẩm …) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Định mức thời gian là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác. Thời gian làm việc là thước đo lao động nói chung. Nguyên tắc định mức lao động là xác định hao phí thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một công việc.

b) Định mức sản lượng (Q): là số lượng sản phẩm được quy định để một hay một nhóm công nhân có trình độ chuyên môn nhất định phù hợp với độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian qui định(ngày, giờ) với những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Mối liên hệ giữa mức thời gian và sản lượng.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

c) Định mức phục vụ: là số lượng đối tượng như máy móc, thiết bị, diện tích sản xuất…Được qui định để một hay một nhóm công nhân phải phục vụ trong điều kiện tổ chức nhất định.

Định mức phục vụ thường được xây dựng để giao cho công nhân phục vụ sản xuất.

Định mức phục vụ được xác định dựa trên định mức thời gian.

4.2.2. Mục đích xây dựng định mức lao động

Định mức lao động để làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch lao động, quản lý lao động tổ chức lao động và thực hiện việc phân phối theo lao động một cách hợp lý.

4.2.2.1. Định mức lao động làm cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động.

Muốn lập kế hoạch lao động người ta phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch, hay nói cách khác là căn cứ vào số lượng sản phẩm được giao trong năm. Nhờ có mức lao động cho bước công việc mà tính được lượng lao động chế tạo sản phẩm, xác định được số lượng lao động cần thiết, kết cấu nghề và trình độ lành nghề của họ, phân bổ công nhân cho thích hợp.

4.2.2.2. Định mức lao động làm cơ sở để nâng cao năng suất lao động.

Việc nâng cao năng suất lao động chủ yếu do việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất lao động.

Thông qua công tác định mức lao động ta nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các thao tác động tác thừa, cải tiến phương pháp sản xuất hợp lý hoá nơi làm việc nhờ đó mà giảm được hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nhờ có định mức lao động mới biết được (người nào hoàn thành mức cao) khả năng làm việc của từng người, phát hiện ra những người có năng suất cao nghiên cứu phương pháp sản xuất tiên tiến của họ từ đó áp dụng cho sản xuất. Đồng thời nghiên cứu thao tác sản xuất của công nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt và vượt định mức. 

4.2.2.3. Định mức lao động làm cơ sở để tổ chức lao động hợp lý khoa học.

Như chúng ta đã biết, quy luật kinh tế quan trọng hàng đầu là quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này có liên quan trực tiếp đến tổ chức lao động khoa học mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức lao động khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc.

Những hao phí cần thiết để chế tạo sản phẩm (hay hoàn thành công việc) phù hợp với điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học.

Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và phân đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học. Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hoàn thành công việc với những phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chọn được những phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng mý móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng các phương pháp khoa học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp khắc phục.

Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đối với tất cả công nhân và toàn xí nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao động tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở chỗ khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phân đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ tìm tòi biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động.

Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động còn được thể hiện rõ ở nội dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung công việc hợp thành quá trình công nghệ mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn.

4.2.2.4. Định mức lao động làm cơ sở để phân phối theo lao động.

Mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì vây, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao phí lao động trong sản xuất. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:

a). Đối với lương sản phẩm trực tiếp:

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Trong đó:

ĐG: Đơn giá tiền lương.

L : Mức lương theo cấp bậc công việc.

Q : Mức sản lượng.

T : Mức thời gian.

b). Đối với lương theo sản phẩm của tổ nhóm.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật


Để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động thì điều kiện cơ bản là phải định mức lao động theo phương pháp có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả của người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người lao động. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện vừa không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Để trước hết đảm bảo tiền lương cho bản thân và sau đó là đảm bảo lợi ích chung cho xí nghiệp.

4.2.3. Nội dung của công tác định mức lao động.

Định mức kỹ thuật là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất, quản lý lao động trên cơ sở các mức lao động có căn cứ khoa học mà nhà quản lý sản xuất có thể phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tính toán khả năng sản xuất của doanh nghiệp (tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kế hoạch hoá lao động, tổ chức lao động).

Xây dựng mức có că cứ kỹ thuật phải dựa trên các quy trình sản xuất máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, tổ chức lao động, và chuẩn bị tốt những nội dung sau:

4.2.3.1. Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết cho tiêu dùng xã hội thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp. Tuỳ theo công nghệ sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất thường chia ra các quá trình bộ phận.

Quá trình sản xuất bao gồm:

-   Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lương…).

-   Quá trình công nghệ.

-   Quá trình kiểm tra kỹ thuật, phân loại sản phẩm.

-   Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh hoạt…).

Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích thước, tính chất lý hoá…) để trở thành sản phẩm nhất định.

Tuỳ sự phát triển của sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất các quá trình công nghệ bộ phận còn được tiếp tục chia ra.

- Bước công việc: bước công việc là một bộ phận của quá trình sản xuất được thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu, một chi tiết máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm người thực hiện.

Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến hàn định mức thường căn cứ vào bước công việc để định mức.

- Thao tác lao động.

Thao tác lao động là những nội dung công việc thực hiện trong mỗi bước công việc. Thao tác là tổng hợp hoàn chỉnh các hoạt động của công nhân nhằm mục đích nhất định.

Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích, xác định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất tăng thêm thời gian hoàn thành công việc.

- Động tác.

Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó. Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình lao động của công nhân.

- Cử động.

Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng những cử động của con người, sự thay đổi cá vị trí bộ phận cơ thể của công nhân.

Sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành cá bộ phận hợp thành tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, để ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, cho phép dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc thực hiện, các phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, trên cơ sở cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật


4.2.3.2. Phân loại thời gian làm việc của công nhân trong ca làm việc

Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm thấy những thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản xuất; tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí và đề ra các biện pháp nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày.

Thời gian làm việc trong ngày được chia làm 2 loại:

-   Thời gian được tính trong mức.

-   Thời gian không được tính trong mức.

a). Thời gian được tính trong mức.

Là thời gian công nhân làm công việc tác nghiệp ra sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và thời gian nghỉ sau thời gian làm việc để phục hồi lại sức khoẻ có thể tiếp tục làm việc. Thời gian trong định mức bao gồm các loại thời gian sau:

- Thời gian chuẩn kết: là thời gian mà người lao động hao phí để chuẩn bị và kết thúc công việc, nhận nhiệm vụ, nhân dụng cụ, thu dọn dụng cụ. Thời gian này chỉ hao phí một lần cho một loạt sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác.

- Thời gian công nghệ: là thời gian người công nhân trực tiếp làm các công việc để hoàn thành sản phẩm hay nói cách khác là thời gian người công nhân trực tiếp làm các công việc nhằm thay đổi đối tượng lao động.

Trong thời gian tác công nghệ gồm:

+ Thời gian công nghệ chính.

+ Thời gian công nghệ phụ.

- Thời gian phục vụ nơi làm việc: là thời gian người công nhân làm các công việc nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục nhịp nhàng trong suốt ca làm việc.

Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm:

+ Thời gian phục vụ tổ chức.

+ Thời gian phục vụ kỹ thuật.

- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết. Bao gồm thời gian nghỉ ngơi do mệt mỏi gây ra và thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của công nhân.

Thời gian nghỉ ngơi là để duy trì khả năng làm việc của công nhân trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi tuỳ theo điều kiện nặng nhọc, độc hại, nóng bức bụi bặm… trong quá trình làm việc mà quy định độ dài thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

b) Thời gian không được tính mức.

Thời gian ngoài định mức là thời gian người công nhân không làm các công việc phục vụ cho việc hoàn thành sản phẩm. Thời gian ngoài định mức gồm các loại sau:

- Thời gia lãng phí công nhân: bao gồm thời gian người công nhân đi muộn, về sớm, nói chuyện làm việc riêng trong khi sản xuất. Thời gian này phải có biện pháp loại bỏ không được tính vào mức.

- Thời gian lãng phí do tổ chức: là thời gian lãng phí của công nhân do tổ chức gây nên như chờ dụng cụ, hư hỏng dụng cụ sản xuất người công nhân phải dừng sản xuất để chờ.

- Thời gian lãng phí kỹ thuật: là thời gian lãng phí do bị tác động của các yếu tố khách quan như mất điện.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật


4.2.4. Phương pháp xây dựng định mức lao động.

Chất lượng của mức lao động phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chủ yếu:

phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

4.2.4.1. Nhóm các phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy định cho toàn bộ bước công việc.

Nhóm này gồm 3 phương pháp: Thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.

a). Phương pháp thống kê.

Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước. Lương thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình.

Ví dụ: Có 6 công nhân làm những việc như nhau, theo thống kê ghi lại của từng người, hao phí thời gian trung bình để làm một sản phẩm trong tuần làm việc như sau:

45’ ; 37’ ; 52’ ; 50’ ; 41 ; 57’

Mức trung bình để làm sản phẩm:

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

b). Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được cán bộ định mức, quản độc phân xưởng hoặc công nhân sản xuất.

c). Phương pháp dân chủ bình nghị: là phương pháp xây dựng mức bằng cách cán bộ định mức dự tính mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa ra cho công nhân thảo luận, bình, nghị quyết định.

Qua đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói: phương pháp tổng hợp không phải là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên nó có ưu điểm là đơn giản, ít tồn công sức, dễ làm. Nó chỉ được áp dụng hạn chế, có thời hạn trong điều kiện sản xuất mới trình độ tổ chức lao động và sản xuất còn thấp.

4.2.4.2. Nhóm các phương pháp phân tích.

            Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. Trên cơ sở đó, áp dụng các biện pháp hoàn thiện quá trình lao động những quy định chế độ làm việc có hiệu quả lớn của máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp lý…đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao động xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố và mức thời gian cho các bước công việc nói chung. Các mức lao động được xây dựng bằng phương pháp phân tích đều là mức có căn cứ khoa học.

Phương pháp phân tích bao gồm: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.

a). Phương pháp phân tích tính toán.

Là phương pháp xây dựng mức dựa và các tài liệu chuẩn được xây dựng sẵn, vận dụng các phương pháp toán sử dụng công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức. Phương pháp này gồm có các nội dung sau:

Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành bộ phận bước công việc.

Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định các thời gian của từng bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ, nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết)

Xác định mức thời gian và mức sản lượng

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào những chứng từ kỹ thuật và các tài liệu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt và nó cho phép xây dựng mức nhanh, tốn ít công sức, bảo đảm chính xác và đồng nhất của mức.

b). Phương pháp phân tích khảo sát.

Là phương pháp xây dựng mức dựa trên các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc và chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ. Kết quả chụp ảnh và bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong ca làm việc, mặt khác nó có thể nghiên cứu hao phí thời gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của bước công việc, nó giúp ta phát hiện được thời gian lãng phí. Phân tích những kết quả đó ta xác định được các loại cơ cấu thời gian trong ca, nội dung trình tự thực hiện bước công việc cuối cùng là xác định được mức thời gian mức sản lượng.

Đặc điểm của phương pháp này là xây dựng mức dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc, nó cho phép không chỉ xây dựng được những mức có căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý, đúc kết các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất để phổ biến rộng rãi trong xí nghiệp hoặc trong phạm vi một ngành sản xuất.

Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tồn nhiều thời gian, người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định nên chỉ áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

c). Phương pháp so sánh điển hình.

Là phương thức xây dựng mức dựa trên những hao phí mức điển hình. Mức điển hình là mức được xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phương pháp phân tích) đại diện cho nhóm công việc có những đặc trưng công nghệ hay nội dung kết cấu trình tự thực hiện giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ.

Từ mức điển hình của công việc điển hình của nhóm để xây dựng mức cho các công việc khác nhau trong nhóm người ta nhận mức điển hình với hệ số điều chỉnh được xây dựng sẵn để định mức cho các công việc còn lại trong nhóm.

Nội dung của phương pháp này bao gồm:

Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống nhau. Mỗi nhóm chọn 1 hoặc một số chi tiết điển hình.

Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển hình.

Xác định các thiết bị dụng vụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện chế tạo chi tiết điển hình.

Áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các chi tiết (bước công việc) điển hình.

Xây dựng mức bằng phương pháp này sẽ nhanh chóng tốn ít công sức nhưng độ chính xác không cao so với 2 phương pháp trên phương pháp này thường áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Để nâng cao độ chính xác của mức được xây dựng bằng phương pháp này cần phải phân chia nhóm chi tiết gia công chính xác theo các đặc trưng gần nhau, xây dựng quy trình công nghệ tỉ mỉ, đúng đắn, xác định hệ số điều chỉnh có căn cứ khoa học.

4.3. Quản lý vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp.

4.3.1.Định mức vật tư kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Định mức vật tư là xác định lượng vật tư tiêu hao lớn nhất cho phép để sản xuất ra một lượng sản phẩm. Việc xây dựng định mức vật tư là biện pháp quan trọng để đảm bảo tiết kiệm vật tư đồng thời là căn cứ để tiến hành kế hoạch cung ứng vật tư, tạo tiền đề cho việc hoạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua.

Định mức vật tư bao gồm:

-   Định mức vật tư, nguyên liệu chính.

-   Định mức vật tư, nguyên liệu phụ.

-   Định mức tiêu dùng nguyên liệu, dụng cụ…

4.3.2. Phương pháp phân tích và tính toán.

            Là phương pháp khoa học nhất, là sự kết hợp của việc tính toán kinh tế kỹ thuật định mức tiêu dùng vật tư gắn liền với việc phân tích các điều kiện sản xuất thực tế và công tác quản lý doanh nghiệp.

4.3.2.1. Phân tích kết cấu sản phẩm.

Phân tích kết cấu sản phẩm của MRP dựa trên sơ đồ kết cấu hình cây của sản phẩm. Sự phân tích được tiến hành theo thứ tự sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Trong cấu trúc hình cây, mỗi bộ phận chi tiết tương ứng với một danh mục sản phẩm hay đối tượng sản xuất cần quản lý.

a) Liên hệ trong sơ đồ kết cấu: là những đường dây liên hệ giữ hai bộ phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên được gọi là bộ phận hợp thành, bộ phận dưới được gọi là bộ phận thành phần. Mối liên hệ kèm theo một khoảng thời gian (chu kỳ sản xuất, lắp ráp …). Số liên hệ của kết cấu sản phẩm được xem như một chỉ tiêu đánh giá tính phức tạp của kế hoạch sản xuất.

b) Cấp trong sơ đồ kết cấu:

Theo nguyên tắc chung, cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo một bộ phận là một lần ta chuyển từ cấp i sang cấp i + 1. Số lượng cấp kết cấu cũng là một dấu hiệu về mức độ phức tạp của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.

c) Nguyên tắc cấp thấp nhất.

Theo nguyên tắc này, bộ phần tham gia ở nhiều cấp kết cấu khác nhau thì ta đặt ở cấp thấp nhất.

- Cho phép người ta chỉ tính toán danh mục sản phẩm một lần khi nó tham gia nhiều cấp và ở nhiều vị trí khác nhau trong một sơ đồ kết cấu sản phẩm hoặc trong nhiều sơ đồ kết cấu sản phẩm.

- Cho phép xác định mức dự trữ sớm hơn đối với sản phẩm ở cấp cao hơn.

d) Các bộ phận ảo.

Để thuận lợi cho quản lý sản xuất, người ta có thể tạo ra các bộ phận ảo, những bộ phận không tồn tại vật lý, người ta không dự trữ bộ phận này nhưng chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào bộ phận hợp thành của kết cấu sản phẩm.

Ví dụ : Phân tích kết cấu một nồi hoàn chỉnh có nắp đậy.

Theo các nguyên tắc trên, ta phân sản phẩm hoàn chỉnh ra thành từng nhóm và từng cấp nhằm mục đích cho việc định mức chính xác và tổ chức thiết kế chuyền theo một lưu trình thích hợp.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

Hình 4.3. Sơ đồ phân tích kết cấu sản phẩm.


4.3.2.2. Tính toán kết cấu sản phẩm.

a) Tính theo đơn vị hiện vật cho từng loại vật tư.

            Các chỉ tiêu được tính như sau:

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

b) Tính cho toàn bộ vật tư.

            Chỉ tiêu tương ứng như sau:

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật


Trong đó:

Mi – Khối lượng vật tư i cung ứng trong kỳ.

Mij – Khối lượng vật tư cung ứng trong đợt j.

M – Tổng giá trị vật tư cung ứng trong kỳ.

M i (s) = Misi – Giá trị vật tư i cung ứng trong kỳ.

kM ij – Kết cấu hay tỉ trọng vật tư i cung ứng trong đợt j.

kM i (s) – Kết cấu hay tỉ trọng vật tư i cung ứng trong tổng gí trị vật tư cung ứng trong kỳ.

si – Giá một đơn vị vật tư i ghi trong hợp đồng nhập.

Nghiêng cứu định mức và kết cấu từng loại vật tư có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với các loại vật tư chủ yếu, quí hiếm hay có tính chất chiến lược là những loại cần được nhập và dự trữ đầy đủ. Các chỉ tiêu khối lượng và kết cấu của các đợt nhập hay các hợp đồng mua vật tư cho thấy vai trò của những đợt nhập hay hợp đồng lón có ảnh hưởng quyết định tới việc đảm bảo vậy tư cho sản xuất. Còn các chỉ tiêu tương ứng theo các thị trường hay khu vực cung cấp giúp doanh nghiệp xác định các nguồn và các bạn hàng cung cấp vật tư lớn ổn định và lâu dài.

4.4. Xác định vật tư dự trữ.

Dự trữ vật tư doanh nghiệp có 3 loại : Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự trữ thời vụ.

4.4.1. Dữ trữ thường xuyên.

Mức dự trữ thường xuyên (Mdttx)được xác định theo nhu cầu tiêu dùng bình quân một ngày đêm ( ) và theo độ dài bình quân mỗi đợt nhập vật tư tính theo số ngày đêm (D):

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật


Trong đó:

mn : mức tiêu hao vật tư.

qn : khối lượng sản phẩm có thể sản xuất trong một ngày đêm.

4.4.2. Dự trữ bảo hiểm.

Dự trữ bảo hiểm cần thiết trong các trường hợp sau:

-   Đơn vị cung cấp đột nhiên phá vỡ hợp đồng.

-   Sự cố khi vận chuyển hay nơi bảo quản ( bão lụt, hỏa hoạn… )

-   Do thiên tai mất mùa trong nông, lâm, ngư nghiệp hay công nghiệp khác.

Mức dự trữ bảo hiểm được dữ trữ theo mức tỉ lệ phần trăm của dự trữ thường xuyên tùy thuộc đặc điểm từng loại vật tư.

4.4.3. Dự trữ thời vụ.

Dự trữ thời vụ phát sinh do tính chất nhất thời của thời vụ thu hoạch trong nông, lâm, ngư nghiệp. Mức dự trữ này phụ thuộc vào khối lượng cung cấp của thời vụ, vào thời gian bảo quản, vào năng lực sản xuất tối đa của doanh nghiệp.

4.4.4. Dự báo nhu cầu dự trữ vật tư của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất những đơn hàng không liên tục, khi sản xuất kỳ này, doanh nghiệp cần phải lo việc dự trữ vật tư cho các kỳ sau. Do đó cần phải dự báo nhu cầu để có kế hoạch dự trữ.

Việc dự báo nhu cầu vật tư phải căn cứ chủ yếu vào kế hoạch sản xuất trong các kỳ đó.

Nhu cầu vật tư của từng loại dùng trong dự trữ thường xuyên để sản xuất một loại sản phẩm nào đó được xác định như sau:

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

- qn : Khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch hay dự kiến.

- min : lượng vật tư  i dự trữ cho một đơn vị sản phẩm.

Về dự trữ bảo hiểm căn cứ vào khối lượng dự trữ thường xuyên và hệ số bảo hiểm.

Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật

 : Mức dự trữ thường xuyên.

 : Mức dự trữ bảo hiểm.

Hbh   : Hệ số bảo hiểm.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Khái niệm, vai trò của định mức kinh tế kỹ thuật ?

Câu 2 : Mục đích của việc xây dựng định mức lao động ?

Câu 3: Nêu phương pháp thống kê trong việc xây dựng định mức lao động ?

Câu 4: Phương pháp phân tích kết cấu sản phẩm ?