Nhà bị kê biên là gì

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì còn tồn tại những lỗ hổng pháp lý cần cơ quan chức năng nghiên cứu khắc phục.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp năm 2021, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được hơn 9.000 tỷ đồng trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tư pháp và hệ thống thi hành án dân sự cũng thẳng thắn nhìn nhận nhóm vụ việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng, số tiền phải thu hồi rất lớn (chiếm 25% số tiền phải thi hành cả nước) nhưng tài sản bảo đảm để thu không được nhiều.

Theo số liệu của Tổng cục Thi hành án dân sự, đến cuối năm 2020, các vụ án lớn như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, tòa tuyên bị cáo phải sung công 9.000 tỷ đồng, nhưng mới thu về cho Nhà nước được 500 tỷ đồng. Vụ án Trịnh Xuân Thanh, bị cáo phải bồi thường 122 tỷ đồng, nhưng mới kê biên thi hành án được 31 tỷ đồng.Vụ án Đinh La Thăng, sau 4 bản án, bị cáo phải bồi thường hơn 800 tỷ đồng, haytheo bản án, Dương Chí Dũng phải bồi thường 110 tỷ đồng, nhưng quá trình thi hành các bản án này, dù cơ quan chức năng đã xử lý hết tài sản kê biên cũng chỉ thu hồi được rất ít...

Nhà bị kê biên là gì
Nhà bị kê biên là gì
Nhà bị kê biên là gì
Nhà bị kê biên là gì
Nhà bị kê biên là gì
Các đại biểu tham gia tọa đàm liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu và tài sản bảođảmtại tòa án và thi hành án do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chứcngày 26-3-2021. Ảnh:TTXVN

Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, các đối tượng ở những vụ án lớn thường có trình độ, có chức quyền, hiểu biết pháp luật, đặc biệt có mối quan hệ xã hội nên khi tha hóa, họ không chỉ thực hiện hành vi phạm tội tinh vi mà còn che giấu, tẩu tán ngay từ khi có được tài sản phi pháp. Kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế của cơ quan tố tụng áp dụng với bị can, bị cáo nhằm bảo đảm thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.

Tuy nhiên, Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 lại quy định: “Kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại”. “Quy định như vậy có nghĩa là kê biên tài sản chỉ áp dụng khi đối tượng bị khởi tố hoặc khi bị đưa ra xét xử. Còn giai đoạn tiền tố tụng, đối tượng bị kiểm toán, thanh tra, kiểm tra hoặc trong giai đoạn khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố bị can thì chưa có biện pháp ngăn chặn cụ thể. Đây chính là kẽ hở của pháp luật, tạo ra khoảng thời gian giúp cho tội phạm có điều kiện tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản”-luật sư Nguyễn Thanh Tùng phân tích.

Thực tế có rất nhiều vụ án lớn xảy ra và khi điều tra mới rõ tài sản là do phạm tội có được đã cho bố mẹ đẻ, con đã thành niên đứng tên, thậm chí có trường hợp nhờ cả bạn bè, anh chị em đứng tên như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Trịnh Xuân Thanh, Phan Sào Nam... Mặc dù pháp luật đã có quy định tài sản phạm pháp dù đã cho người khác đứng tên cũng bị kê biên phong tỏa để bảo đảm thi hành án, tuy nhiên, để cơ quan chức năng truy tìm đủ chứng cứ chứng minh điều đó cũng không hề đơn giản.

Theo các chuyên gia pháp luật, tại Khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại”. Quy định như vậy để bảo đảm cho quyền lợi của bị can, bị cáo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền phải xác định được biện pháp chế tài dân sự mà tòa án sẽ áp dụng, phải ước tính mức tiền phạt, tài sản bị tịch thu, số tiền bồi thường thiệt hại rồi mới xác định tài sản cần kê biên và kê biên bao nhiêu để tương ứng với số tiền bị can, bị cáo bị phạt, tịch thu, bồi thường. Điều này là rất khó nếu như không yêu cầu định giá tài sản để xác định giá trị tài sản có ý định kê biên.

Luật sư Đỗ Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hợp danh Sự thật cho biết: "Để có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành nhiều thủ tục, trình tự giám định thiệt hại theo quy định pháp luật, mất nhiều thời gian, chi phí, rủi ro cao và ảnh hưởng đến thời hạn tiến hành tố tụng nên không mặn mà với công việc này mà thường đẩy trách nhiệm cho cơ quan thi hành án.

Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng hình sự vẫn chủ yếu quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh, làm rõ hành vi phạm tội mà chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm trong việc phát hiện, xác minh tiền, tài sản phi pháp hay có nguồn gốc phi pháp của bị can, bị cáo để có thể áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản. Đối với tài sản chung, nhiều đồng sở hữu thì việc kê biên trong giai đoạn điều tra còn phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót hơn và còn phải chịu trách nhiệm bồi thường Nhà nước nếu kê biên, niêm phong không đúng.

Việc thu hồi lại được tài sản bị thất thoát, tham nhũng, phi pháp là kết quả cao nhất của công cuộc đấu tranh với tội phạm, phòng, chống tham nhũng. Công cuộc ấy sẽ đạt hiệu quả và toàn diện hơn nếu chúng ta bổ sung để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Luật sư Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị: “Việc kê biên tài sản bảo đảm thi hành án cần được quy định đầy đủ, chi tiết để có thể vận dụng ở các giai đoạn, chứ không chỉ đến khi khởi tố bị can hay khi phiên tòa diễn ra và nên mở rộng thẩm quyền cho cả cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, quy định cơ quan có thẩm quyền được quyền ước tính giá trị tài sản kê biên tương ứng với số tiền, tài sản phạm pháp phải thu hồi trong khung sai số cho phép”. Luật sư Đỗ Viết Hải kiến nghị: “Cần quy định rõ trách nhiệm kê biên tài sản của cơ quan điều tra, khẳng định đây là biện pháp bắt buộc và hệ quả pháp lý đối với trường hợp người có thẩm quyền không áp dụng biện pháp kê biên dẫn đến người phải thi hành án tẩu tán tài sản, giảm hiệu quả thi hành án”.

KIM DUNG

Khái niệm kê biên là gì? Kê biên tiếng Anh là gì? Quy định về kê biên tài sản trong tố tụng dân sự? Ai là người có quyền kê biên tài sản? Thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp khi khởi kiện ở tòa án? Quy định về kê biên tài sản theo Nghị định 33/2020/NĐ-CP?

Thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp khi khởi kiện ở tòa án là biện pháp nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi có bản án của tòa. Những quy định của pháp luật chỉnh về vấn để này như thế nào. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề trên.

 *Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

– Luật Thi hành án dân sự năm 2019;

– Nghị định 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

1. Kê biên là gì?

Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự do Tòa án, Chấp hành viên tiến hành để kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm bảo đảm cho việc xét xử, thi hành bản án và các quyết định của cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật.

Trong lĩnh vực Tố tụng Dân sự thì kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật cho phép thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 114 BLTTDS 2015 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời:

– Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

Xem thêm: Tài sản không được kê biên là gì? Tài sản không được cưỡng chế thi hành án?

– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.

– Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

– Kê biên tài sản đang tranh chấp.

– Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

– Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

– Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

– Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

Xem thêm: Công văn 8504/TCHQ-PC năm 2017 về áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản Tổng cục Hải quan ban hành

– Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

– Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

– Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

– Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

– Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án thì việc kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn người đang giữ tài sản có các hành vi tẩu, hủy hoại tài sản.

Cùng với đó, sau khi có bản án, quyết định của tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật. Cơ quan thi hành án thực hiện các thủ tục kê biên tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của các bên được nêu trong bản án, quyết định của Tòa.

Xem thêm: Công văn số 5429/TCHQ-KTTT về việc Hướng dẫn thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản do Tổng cục Hải quan ban hành

2. Kê biên tiếng Anh là gì?

Kê biên tiếng Anh là: Attachment.

Attachment is a legal process by which a court of law, at the request of a creditor, designates specific property owned by the debtor to be transferred to the creditor, or sold for the benefit of the creditor. A wide variety of legal mechanisms are employed by debtors to prevent the attachment of their assets.

3. Quy định về kê biên tài sản trong tố tụng dân sự

3.1. Ai là người có quyền kê biên tài sản

Theo quy định tại khoản 6 Điều 114 và Điều 120 BLTTDS 2015 thì hành vi kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tòa án có thể áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.

Việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản được thực hiện khi Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có yêu cầu để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Kê biên tài sản đang tranh chấp thuộc về Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án trước khi mở phiên tòa. Còn việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Kê biên tài sản đang tranh chấp tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử quyết định căn cứ Điều 112 BLTTDS.

Trong giai đoạn thi hành án sau khi đã có bản án của Tòa án. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án kê biên tài sản thuộc về thủ trưởng cơ quan thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014.

3.2. Thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp khi khởi kiện ở tòa án

Xem thêm: Công văn số 2820/TCT-QLN về việc kê biên tài sản để bán đấu giá, thu hồi nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Như đã trình bày phía trên, Việc kê biên tài sản đang tranh chấp khi khởi kiện ở tòa án được thực hiện khi có yêu cầu của các đương sự để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án theo quy định tại Điều 111 BLTTDS 2015.

Người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu theo quy định tại Điều 136 BLTTDS 2015.

Trình tự thủ tục Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại khoản 6 Điều 114, Điều 133 BLTTDS 2015 được thực hiện như sau:

Bước 1: Nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản thì đương sự có thể làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn yêu cầu của đương sự về việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản.

Bước 3: Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi xem xét thấy việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản là phù hợp, phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án và thi hành án sau này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 140 BLTTDS 2015 thì bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản có quyền khiếu nại tới Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ giúp ngăn chặn việc hủy hoại, tẩu tán tài sản, qua đó bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và tạo thuận lợi cho quá trình thi hành án sau này.

Xem thêm: Công văn 323/TCHQ-KTTT xử lý thuế, lô hàng đang kê biên tài sản do Tổng cục Hải quan ban hành

4. Quy định về kê biên tài sản theo Nghị định 33/2020/NĐ-CP

Theo quy định mới, tài sản đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, khẩn cấp tạm thời, bảo đảm thi hành án, cưỡng chế thi hành án mà phát sinh các giao dịch liên quan thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án.

Chấp hành viên có văn bản yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng không đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau:

Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định.

Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp thì chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật THADS.

Trường hợp cần tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật THADS.

Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì chấp hành viên không kê biên tài sản mà thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật THADS.

Đồng thời, chấp hành viên có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp có các giao dịch khác liên quan đến tài sản mà không chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người khác thì chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản để thi hành án.

Quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch được thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản.

Biên bản này là cơ sở để chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán.

Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác do người phải thi hành án chịu.

Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS.

Trên đây là một số thông tin về kê biên tài sản và một số quy định về kê biên tài sản trong tố tụng dân sự. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.