Nhóm oh là nhóm gì

Tìm hiểu về hydroxyl

Hydroxyl (tên Việt hóa Hiđrôxyl) trong hóa học là sự kết hợp của một nguyên tử oxy với một nguyên tử hydro bằng liên kết cộng hóa trị. Các dạng tồn tại của nó là nhóm hydroxyl trong các hợp chất hữu cơ, gốc hydroxyl tự do cũng như dạng ion hydroxyl gọi là hydroxide. Khi nguyên tử ôxy liên kết với phần thế có kích thước lớn thì nhóm hydroxyl được gọi là một nhóm chức
>>> Hiệu quả chống độc của nước ion kiềm giàu hydro ở thận khi uống thuốc chống ung thư

Nhóm oh là nhóm gì
Quỹ đạo phân tử của gốc hydroxyl với điện tử không bắt cặp

Gốc hydroxyl (•OH) tự do là một gốc tự do có khả năng tham gia phản ứng rất cao và vì thế nó chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, tuy nhiên, nó tạo thành một phần quan trọng của hóa học về gốc. Phần lớn các gốc hydroxyl tự do đáng lưu ý đến đều được sinh ra từ sự phân hủy của các perôxít (ROOH), hay trong hóa học khí quyển, bằng phản ứng của nguyên tử ôxy đang tồn tại với nước. Nó cũng là một gốc quan trọng được hình thành trong bức xạ hóa học, do nó dẫn tới sự hình thành của perôxít hiđrô và ôxy, điều này dẫn tới sự gia tăng của quá trình ăn mòn và cracking ứng suất ăn mòn (SCC) trong các hệ thống làm lạnh liên quan tới các môi trường phóng xạ.
Trong tổng hợp hữu cơ, các gốc hydroxyl chủ yếu được sinh ra nhờ sự quang phân của 1-Hiđrôxy-2(1H)-pyridinethion.

Tác hại của gốc tự do hydroxyl với cơ thể

Gốc hydroxyl tự do có chu kỳ bán rã trong cơ thể sống (in vivo) rất ngắn, chỉ khoảng 10−9 s và có khả năng phản ứng cao. Điều này làm cho nó là một chất rất nguy hiểm trong cơ thể sinh vật. Không giống như superoxide, là chất có khả năng bị khử độc bằng enzym superoxide dismutaza (SOD), gốc hydroxyl không thể loại bỏ bằng các phản ứng theo cơ chế enzym, do điều này đòi hỏi sự khuếch tán của nó trong hệ thống hoạt hóa enzym. Do sự khuếch tán là chậm hơn nhiều so với chu kỳ bán rã của gốc này nên nó(hydroxyl) sẽ phản ứng với bất kỳ hợp chất nào có khả năng ôxi hóa nằm xung quanh nó. Điều này làm cho nó có thể gây tổn hại gần như mọi kiểu phân tử lớn: các cacbohyđrat, các axít nucleic (gây ra đột biến), các lipit (perôxít hóa lipit) và các axít amin (chẳng hạn chuyển hóa phenylalanin thành m-tyrosin và o-tyrosin). Biện pháp duy nhất để bảo vệ các cấu trúc tế bào quan trọng là sử dụng các chất chống oxy hóa như glutathion và các hệ thống sửa chữa có hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Xem thêm: Tất tần tật về lợi ích và tác hại của nước ion kiềm giàu hydro(kangen) với sức khỏe con người

Một nhóm hydroxy hoặc hydroxyl là thực thể có công thức OH. Nó chứa oxy liên kết với hydro. Trong hóa học hữu cơ, rượu và axit cacboxylic chứa các nhóm hydroxy. Anion [OH], được gọi là hydroxit, bao gồm một nhóm hydroxy.
Theo quy tắc IUPAC, thuật ngữ hydroxyl chỉ đề cập đến OH gốc, trong khi nhóm chức năng −OH được gọi là nhóm hydroxy.

Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử xuất hiện trong các hợp chất hữu cơ, quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó. Các nhóm nguyên tử này thường chứa oxy hoặc nitơ, hay thi thoảng là lưu huỳnh gắn vào bộ khung hydrocarbon.

Các nhà hóa học hữu cơ có thể nói đến rất nhiều về 1 phân tử thông qua nhóm chức cấu thành nên phân tử đó. Bởi vậy nên lời khuyên của các chuyên gia hóa học cho các bạn học sinh là nên ghi nhớ càng nhiều càng tốt về đặc điểm của các nhóm chức.

Dưới đây là 11 nhóm chức phổ biến nhất cùng với những đặc điểm cơ bản của nó mà các bạn có thể tham khảo thêm. Lưu ý: ký tự R trong mỗi cấu trúc là ký hiệu đại diện cho các nguyên tử còn lại của phân tử.

Nhóm oh là nhóm gì

Nhóm chức quyết định tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ đó

  • Nội dung chính của bài viết: 11 nhóm chức phổ biến
  • 11 nhóm chức phổ biến nhất trong hóa học hữu cơ
    • #1. Nhóm chức hydroxyl
    • #2. Nhóm chức Aldehyd
    • #3. Nhóm chức Ketone
    • #4. Nhóm chức amin
    • #5. Nhóm chức Amino
    • #6. Nhóm chức Amit
    • #7. Nhóm chức Ether
    • #8. Nhóm chức Ester
    • #9. Nhóm chức axit cacboxylic
    • #10. Nhóm chức Thiol
    • #11. Nhóm chức phenyl

Nội dung chính của bài viết: 11 nhóm chức phổ biến

  • Trong hóa học hữu cơ, 1 nhóm chức là 1 nguyên tử hoặc tập hợp các nguyên tử trong các phân tử, chúng hoạt động cùng nhau và quyết định tính chất hóa học đặc trưng của các phân tử chứa chúng.
  • Các phân tử trong cùng 1 nhóm chức dù lớn hay nhỏ đều có những tính chất hóa học giống nhau và cùng trải qua các phản ứng giống nhau.
  • Liên kết cộng hóa trị liên kết các nguyên tử trong các nhóm chức và kết nối chúng với phần còn lại của phân tử.
  • Ví dụ về các nhóm chức bao gồm nhóm hydroxyl, nhóm ketone, nhóm amin và nhóm ether.

11 nhóm chức phổ biến nhất trong hóa học hữu cơ

#1. Nhóm chức hydroxyl

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức hydroxyl

Còn được gọi là nhóm rượu hoặc nhóm hydroxyl, nhóm hydroxyl bao gồm một nguyên tử oxy liên kết với một nguyên tử hydro. Các nhóm hydroxyl liên kết các phân tử sinh học với nhau thông qua các phản ứng mất nước.

Hydroxyl thường được viết dưới dạng OH trong các cấu trúc và công thức hóa học. Nhóm hydroxyl không có khả năng phản ứng cao, chúng dễ dàng hình thành các liên kết hydro và có xu hướng làm cho các phân tử có chứa chúng hòa tan trong nước. Ví dụ về các hợp chất phổ biến có chứa nhóm hydroxyl là rượu và axit cacboxylic.

#2. Nhóm chức Aldehyd

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức aldehyd

Aldehyd được tạo thành từ carbon và oxy liên kết đôi với nhau và hydro liên kết với carbon. Một aldehyd có thể tồn tại dưới dạng tautome keto hoặc enol. Nhóm aldehyd là nhóm phân cực. Các phân tử thuộc nhóm Aldehyd có công thức chung là: R-CHO.

#3. Nhóm chức Ketone

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức ketone

Nhóm chức Ketone được cấu tạo bởi một nguyên tử carbon liên kết đôi với một nguyên tử oxy xuất hiện như một cầu nối giữa hai phần khác của phân tử. Tên gọi khác của nhóm này là nhóm chức carbonyl.
Lưu ý nhóm chức aldehyd chính là một ketone trong đó R là nguyên tử hydro.

#4. Nhóm chức amin

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức amin

Các phân tử thuộc nhóm chức amin là dẫn xuất của amoniac (NH3) trong đó một hoặc nhiều nguyên tử hydro được thay thế bằng nhóm chức alkyl hoặc aryl.

#5. Nhóm chức Amino

Nhóm oh là nhóm gì

Phân tử beta-Methylamino-L-alanine thuộc nhóm chức amino

Nhóm chức amino là nhóm chức có tính kiềm, chúng là các bazơ. Chúng thường được tìm thấy trong các axit amin, protein và các bazơ nitơ được sử dụng để cấu tạo nên DNA và RNA. Nhóm amin là NH2, nhưng trong điều kiện axit, nó thu được một proton và trở thành NH3+ . Trong điều kiện trung tính (pH = 7), nhóm amino của một axit amin mang điện tích +1, tạo cho mỗi axit amin một điện tích dương ở phần amino của phân tử.

#6. Nhóm chức Amit

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức Amit

Amit là sự kết hợp của một nhóm carbonyl và một nhóm chức amin.

#7. Nhóm chức Ether

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức ether

Nhóm chức ether bao gồm một nguyên tử oxy tạo thành cầu nối giữa hai phần khác nhau của phân tử. Các phân tử thuộc nhóm chức Ether có công thức chung là ROR.

#8. Nhóm chức Ester

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức ester

Nhóm chức ester là một nhóm “cầu nối” khác bao gồm một nhóm carbonyl kết nối với một nhóm ether. Các phân tử thuộc nhóm chức Este có công thức chung là RCO2R.

#9. Nhóm chức axit cacboxylic

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức axit cacboxylic

Còn được gọi là nhóm chức carboxyl. Nhóm carboxyl là một ester trong đó một nhóm thế R là nguyên tử hydro. Nhóm carboxyl thường có công thức là -COOH

#10. Nhóm chức Thiol

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức Thiol

Nhóm chức thiol tương tự như nhóm hydroxyl ngoại trừ nguyên tử oxy trong nhóm hydroxyl là nguyên tử lưu huỳnh trong nhóm thiol. Nhóm chức Thiol còn được gọi là nhóm chức sulfhydryl. Các phân tử thuộc nhóm chức Thiol có công thức -SH. Các phân tử có chứa nhóm chức thiol cũng được gọi là mercaptans.

#11. Nhóm chức phenyl

Nhóm oh là nhóm gì

Cấu trúc chung của các phân tử trong nhóm chức phenyl

Nhóm này là một nhóm vòng phổ biến. Nó là một vòng benzen trong đó một nguyên tử hydro được thay thế bởi nhóm thế R. Các nhóm phenyl thường được ký hiệu bằng chữ viết tắt Ph trong cấu trúc và công thức. Các phân tử thuộc nhóm phenyl có công thức hóa học là C6H5.

Bởi vì hóa học hữu cơ có mặt khắp mọi nơi nên trong thực tế còn có rất nhiều các nhóm chức khác ngoài 11 nhóm chức như chúng tôi đã kể đến ở trên. Tuy nhiên, trên đây là 11 nhóm phổ biến và gặp nhiều nhất nên nếu không thể nhớ hết tất cả thì ít nhất các bạn học sinh, các bạn cũng nên ghi nhớ 11 nhóm trên. Chúc các bạn học tập hiệu quả!