Oxit axit và Oxit bazơ và Muối là một trong những kiến thức mở đầu của môn hoá học 9, đây là một trong những nội dung kiến thức quan trọng mà các em cần nắm vững.
Để học tốt được môn hoá, các em cần đặc biệt ghi nhớ tính chất hoá học của các nguyên tố và các hợp chất. Bài viết này sẽ giúp các em hệ thống lại tính chất hoá học của Oxit, Axit, Bazơ và Muối và vận dụng giải một số bài tập. I. Tính chất hoá học của Oxit bazơ Bạn đang xem: Tính chất hoá học của Oxit, Axit, Bazo và Muối – Hoá lớp 9 1. Oxit bazơ tác dụng với nước H2O – Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm) PTPƯ: Oxit bazo + H2O → Bazo Ví dụ: BaO(r) + H2O(dd) → Ba(OH)2,(dd) Na2O + H2O(dd) → 2NaOH CaO + H2O(dd) → Ca(OH)2 – Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,… 2. Oxit bazo tác dụng với Axit – Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước PTPƯ: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O Ví dụ: CuO(r) + HCl(dd) → CuCl2,dd + H2O BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit – Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối PTPƯ: Oxit bazo + Oxit axit → Muối Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3 BaO + CO2 → BaCO3 II. Tính chất hoá học của Oxit axit 1. Oxit axit tác dụng với nước H2O – Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit PTPƯ: Oxit axit + H2O → Axit Ví dụ: P2O5 (r) + 3H2O → 2H3PO4 SO3 + H2O → H2SO4 N2O5 + H2O → 2HNO3 – Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước. 2. Oxit axit tác dụng với bazo – Oxit axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước PTPƯ: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O 3. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ – Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối. Ví dụ: CO2 + BaO → BaCO3 III. Tính chất hoá học của Axit 1. Axit làm đổi màu giấy quỳ tím – Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ 2. Axit tác dụng với kim loại + Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hyđro H2 PTPƯ: Axit + Kim loại → Muối + H2↑ + Điều kiện xảy ra phản ứng: – Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2; nội dung này sẽ học ở bậc THPT) – Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại: Dãy điện hoá kim loại: K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au Cách nhớ: Khi Nào Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phải Hỏi Cửa Hàng Á Pi Âu Ví dụ: 2Na + 2HCl = 2NaCl + H2↑ Mg + H2SO4 (loãng) = MgSO4 + H2↑ Fe + 2HCl = FeCl2 + H2↑ 2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2↑ – Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng chỉ tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III) (phản ứng không mạnh nên không tạo muối sắt (III), muối sắt (III) tạo ra khi phản ứng với H2SO4 đặc nóng). 3. Axit tác dụng với bazo – Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước PTPƯ: Axit + Bazo → Muối + H2O – Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa. Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O Cu(OH)2 + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + 2H2O 4. Axit tác dụng với Oxit bazơ – Axit tác dụng với Oxit bazơ tạo thành muối và nước PTPƯ: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O – Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ. Ví dụ: Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O 5. Axit tác dụng với muối – Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh). – Điều kiện phản ứng: + Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra + Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa (ký hiệu:↓) hoặc một khí bay hơi (ký hiệu: ↑) + Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh. Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 = BaSO4↓ + 2HCl K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 Lưu ý: (H2CO3 không bền và phân hủy ra H2O và CO2) IV. Tính chất hoá học của Bazơ 1. Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu – Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh. 2. Bazo tác dụng với oxit axit – Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O 3. Bazơ tác dụng với axit – Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O 4. Bazơ tác dụng với muối – Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ 5. Bazơ phản ứng phân huỷ – Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước. Ví dụ: Cu(OH)2 2Fe(OH)3 V. Tính chất hóa học của muối 1. Tác dụng với kim loại + Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ 2. Tác dụng với axit + Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới. Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O 3. Tác dụng với dung dịch muối + Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới. Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓ 4. Tác dụng với dung dịch bazơ + Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓ 5. Phản ứng phân hủy muối + Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,… Ví dụ: 2KClO3 CaCO3 VI. Phản ứng trao đổi trong dung dịch 1. Định nghĩa: + Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới. 2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi + Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. Ví dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra. Lưu ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra. Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O VII. Bài tập về Oxit, Axit, Bazo và Muối Bài 1 trang 14 sgk hóa 9: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat. * Lời giải bài 1 trang 14 sgk hóa 9: – Các phương trình phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑ MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O Bài 2 trang 14 sgk hóa 9: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Dung dịch có màu xanh lam c) Dung dịch có màu vàng nâu d) Dung dịch không có màu. Viết các phương trình hóa học. * Lời giải bài 2 trang 14 sgk hóa 9: a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2; Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II). CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III) Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O. Bài 3 trang 14 sgk hóa 9: Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau: a) Magie oxit và axit nitric; b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric; c) Nhôm oxit và axit sunfuric; d) Sắt và axit clohiđric; e) Kẽm và axit sunfuric loãng. * Lời giải bài 3 trang 14 sgk hóa 9: – Các phương trình phản ứng: a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ e) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ Bài tập 6 trang 19 sgk hóa 9: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (DKTC). a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. * Lời giải bài tập 6 trang 19 sgk hóa 9: a) PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ b) Từ PTPƯ ta thấy khí thu được là H2↑ Theo đề bài ta thu được 3,36 lít khí (ĐKTC) là của khí Hyđro nên ta có
Theo PTPƯ: nFe = nH2 = 0,15 mol ⇒ mFe = 0,15. 56 = 8,4 (g) c) Theo PTPƯ: nHCl = 2.nFe = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,05(lít) nên ta có: ⇒ Vậy nồng độ mol của HCl là 6 (M) Bài tập 7 trang 19 sgk hóa 9: Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên. * Lời giải bài tập 7 trang 19 sgk hóa 9: Theo đề bài ta có: VHCl = 100ml = 0,1 lít ⇒ nHCl = CM . V = 0,1 . 3 = 0,3 mol Gọi x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp. a) Phương trình hóa học xảy ra: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2) b) Tính thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình phản ứng (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số: Theo PTPƯ (1): nHCl = 2. nCuO = 2.x mol; Theo PTPƯ (2): nHCl = 2. nZnO = 2y mol; Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn (tức là HCl dùng hết 0,3 mol) nên: ⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,3 (∗) Ta có: mCuO = (64 + 16).x = 80x ; mZnO = (65 + 16).y = 81y Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn (tức là dùng hết 12,1 g hỗn hợp CuO và ZnO) nên: ⇒ mhh = 80x + 81y = 12,1. (∗∗) Từ (∗) và (∗∗) ta có hệ phương trình 2x + 2y = 0,3 và 80x + 81y = 12,1 Giải hệ phương trình trên ta được: x = 0,05; y= 0,1. ⇒ nCuO = 0,05 mol, nZnO = 0,1 mol mCuO = 80 . 0,05 = 4 g %mCuO = (4. 100%) / 12,1 = 33% %mZnO = 100% – 33% = 67%. c) Khối lượng H2SO4 cần dùng: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3) ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4) Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có: Theo pt (3) Theo pt (4) ⇒ Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: Bài tập 5 trang 21 sgk hóa 9: hoàn thành chuỗi PTPƯ * Lời giải bài tập 5 trang 21 sgk hóa 9: 1) S + O2 2) 2SO2 + O2 3) SO2 + Na2O → Na2SO3 4) SO3 + H2O → H2SO4 5) 2H2SO4 (đ) + Cu 6) SO2 + H2O → H2SO3 7) H2SO3 + 2 NaOH → Na2SO3 + 2H2O 8) Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + SO2↑ + H2O 9) H2SO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + 2H2O 10) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2 NaCl Bài tập 6 trang 33 sgk hóa 9: Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3. a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra. c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. * Lời giải bài tập 6 trang 33 sgk hóa 9: a) Phương trình phản ứng: CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓trắng + Ca(NO3)2 – Hiện tượng quan sát được: Tạo ra chất không tan, màu trắng, lắng dần xuống đáy cốc đó là AgCl b) ⇒ Theo PTPƯ thì Tỉ lệ mol: nCaCl2 = 0,02/1 > 0,01/2 = nAgNO3 ⇒ AgNO3 phản ứng hết, CaCl2 dư. Theo pt: nAgCl = nAgNO3 = 0,01 (mol) ⇒ mAgCl = 0,01. 143,5 = 1,435 (g) c) Chất còn lại sau phản ứng: Ca(NO3)2 và CaCl2 dư Theo pt: nCaCl2 (pư) = (1/2). nAgNO3 = 0,01/2 = 0,005 mol nCaCl2 (dư) = 0,02 – 0,005 = 0,015 (mol) CM CaCl2 (dư) = 0,015/(0,03 + 0,07) = 0,15 (M) nCa(NO3)2 = nAgNO3 = 0,005 (mol) CM Ca(NO3)2 = 0,005/(0,03 + 0,07) = 0,05 (M) Với hóa học vô cơ, các hợp chất của oxit, axit, bazơ đóng vai trò trọng yếu, vì vậy mà các em cần học thật kỹ bài học này, lấy đó làm cơ sở nền tảng để học tốt ở các bài học tiếp theo và đặc biệt là môn hóa ở bậc THPT. Hy vọng với bài viết về tính chất hoá học của oxit, axit, bazo và muối ở trên sẽ giúp ích cho các em, mọi thắc mắc em em hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng Chuyên mục: Giáo Dục |
Bài Viết Liên Quan
On tập kiến thức Toán lớp 6 học kì 1
Không còn bao lâu nữa, học sinh lớp 6 sẽ có bài thi giữa kì I, để giúp các con đạt được kết quả tốt, cha mẹ cần cùng con ôn tập ngay từ bây giờ. Đối ...
Ai là người phát minh ra máy hơi nước nằm 1784
Theophrastus-Người hùng của nền khoa học cổ đại (KHCN)-Aristotle (Aristoteles (cổ hy lạp: Ἀριστοτέλης Aristotélēs, tiếng latinh và tiếng Đức: Aristóteles) ...
Đánh sách bảng B vòng loại World Cup 2022
Sau lượt trận thứ 2 tại bảng B vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, Australia tiếp tục dẫn đầu với cùng 6 điểm như Saudi Arabia nhưng hơn hiệu số bàn ...
Top 3 thuốc rắn thái lan số 7 giá tốt nhất 2022
thuốc diệt chuột ARS RAT KILLER Thái Lan 80g Đã bán: 561/3,266 ...
Ví dụ về hai bất phương trình tương đương
Thế nào là hai phương trình tương đương a. Định nghĩa: Hai phương trình gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm. b. Hai quy tắc biến ...
Công suất của nguồn điện đượcxác định theo công thức:
Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua và công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch là nội dung kiến thức vật lý mà các em đã ...
Báo cáo công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học
BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong dịp nghĩ lễ 30/4 -01/5 năm ...
Top 13 tinh chất hàu go oyster plus tốt nhất 2022
[Mã FMCGMALL -8% đơn 250k] Tinh chất hàu New Zealand Good Health Oyster Plus tăng cường sinh lý nam giới hộp 60v Đã ...
Cặp số x;y nào dưới đây là nghiệm của phương trình 2x y 4 0
Phương pháp giải: Cặp số (left( {{x_0};,,{y_0}} right)) là nghiệm của phương trình (ax + by = c) khi (a{x_0} + b{y_0} = c).Giải chi tiết:+) Thay (x = 4,,,y = - ...
Bất phương trình 2x+7 x-4
Bất phương trình $dfrac{3}{{2 - x}} < 1$ có tập nghiệm làNghiệm của bất phương trình $left| {2x - 3} right| le 1$ làTập nghiệm của bất phương trình $left| {x - ...
Các đới khí hậu trên trái đất cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào
Dựa vào hình 14. 1 - Các đới khí hậu trên trái đất, cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào? ...
Top 1 bánh xu xê mua ở đâu tốt nhất 2022
[Mua 100 thanh tặng đồ chơi cho meo] SÚP THƯỞNG PATE SHIZUKA 15G (ở đâu rẻ hơn bán bằng giá ở đó) Đã bán: ...
Danh sách lớp trường thcs phú hòa đông
--- Chọn liên kết --- Chọn liên kết Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tin tức Trường THCS Chánh Phú HòaĐịa chỉ: Khu phố 9, ...
Bài tập tiếng anh mai lan hương lớp 10
Khái niệm CRM Tiện ích của sugarCRM Quy trình quản lý khách hàng Ứng dụng lĩnh vực Tuyển dụng Ứng dụng lĩnh vực Du lịch Ứng dụng lĩnh vực Chuyển phát ...
Các hình thức cho vay của ngân hàng Vietcombank
Advertisement Hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng Vietcombank đang trở lên quá phổ biến bởi những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên khi muốn đến ngân hàng vay ...
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng
Là “Số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/Nợ xấu“, được dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ ...
Theo em tại sao pháp luật phải bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho người dân
Bài 1: Theo em, tại sao pháp luật phải bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho người dân? Bài 2: Liên là một nữ sinh lớp 6, học giỏi, tính tình ...
Top 14 banvani tốt nhất 2022
Mô hình standee Anya Forger anime Spy x Family cao 8cm Đã bán: 308/29,501 ...
Đường tròn (C) có tâm I và tiếp xúc với đường thẳng Delta x 2y 7 = 0 có phương trình là
Phương trình đường tròn có tâm (Ileft( {3;4} right)) và tiếp xúc với đường thẳng (Delta :4x - 3y + 15 = 0) là: A. ({x^2} + {y^2} - 3x - 4y + 16 = ...
Đại học thương mại tuyển sinh 2022 điểm chuẩn
Trường Đại học Thương mại là một trong những trường hot nhất khối ngành kinh tế ở khu vực miền Bắc, do đó, rất nhiều học sinh quan tâm đến điểm ...