Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

Không chỉ trong toán học mà ngay ở đời sống thường ngày, phép tính nhân được sử dụng vô cùng thông dụng. Chính vì mức độ phổ biến của mình, phép toán này đã sớm được giới thiệu trong chương trình tiểu học cho bé. Phép nhân lớp 3 là một trong những kiến thức nền tảng trọng tâm của môn Toán. Để học được phép tính này, các bé phải nắm chắc chắn các phép tính cộng, trừ. Đây chính là những phép tính đầu tiên của bé khi tiếp xúc với toán học.

Như thế nào là phép nhân lớp 3?

Từ nền tảng phép cộng đã được học, khi gặp các phép tính có nhiều số hạng mà các số hạng đều bằng nhau, chúng ta sẽ viết lại phép toán này thành phép tính nhân.

Ví dụ:

2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 5

5 + 5 + 5 + 5 + 5+ 5 + 5 = 35

Viết lại thành phép nhân:

2 x 5 = 10

5 x 7 = 35

Phép nhân được biết đến là một trong bốn phép tính cơ bản của toán học và được kí hiệu bằng dấu x để tính nhanh phép lặp lại nhiều lần.

Công thức tổng quát của phép nhân là a x b = c.

Trong đó:

a và b được biết đến là thừa số

x là dấu nhân

và c là kết quả của phép tính và được gọi là tích.

Ví dụ:

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

Đối với các bé lớp 3, dù đã được làm quen với phép tính nhân từ lớp 2 nhưng nhìn chung phép tính nhân có phần sẽ khó khăn và phức tạp đối với các bé. Tuy nhiên nếu như nắm được bản chất của nó, phép tính này sẽ trở nên đơn giản hơn so với phép cộng và phép trừ nhiều số.

Tính chất chung của các bảng nhân đã học trong phép tính nhân lớp 3

  • Bản chất của phép nhân: Trong phép tính nhân lớp 3 thì tích của một số hạng với một số liền sau bằng tích của số hạng đó nhân với số liền trước cộng thêm số hạng này.

Ví dụ:

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

  • Nhân với số 0: Trong mọi trường hợp, một số bất kỳ khi cộng với 0 thì giá trị của nó sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, khi nhân một số bất kỳ với 0 thì kết quả của nó sẽ bằng 0.
  • Nhân với số 1: Không chỉ trong phần kiến thức của phép tính nhân lớp 3 mà cả trong toàn bộ kiến thức toán học, bất kỳ số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.

Các dạng phép tính nhân lớp 3

Phép nhân lớp 3 được sử dụng trong rất nhiều dạng bài tập toán, có thể kể đến như:

1. Tính nhẩm phép tính nhân lớp 3:

Phép nhân 2 chữ số lớp 3 không nhớ:

Thực hiện phép tính lần lượt từ phải qua trái. Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện phép tính này theo cách đặt tính rồi tính với các bước sau:

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có 2 chữ số, thừa số thứ 2 là số có một chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.

Bước 2: Nhân lần lượt thừa số có một chữ số với tất cả chữ số thẳng hàng và khác hàng ở thừa số còn lại.

Ví dụ: 34 x 2 = 68

Cách đặt tính:

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

- Phép nhân 3 chữ số lớp 3 không nhớ: Thực hiện lần lượt từ phải qua trái, tức là thực hiện tính từ hàng đơn vị.

Ví dụ: 122 x 3 = 366

- Phép nhân có nhớ: Trong nội dung bài học thuộc phần phép tính nhân lớp 3, so với phép nhân không nhớ thì phép nhân có nhớ có phần khó hơn. Tuy nhiên cách thực hiện phép nhân có nhớ có quy tắc rất đơn giản. Chúng ta sẽ nhân lần lượt từ phải qua trái, ở hàng nào có nhớ thì viết vào hàng đơn vị rồi cộng hàng chục đã nhớ sang hàng tiếp theo.

Ví dụ: 135 x 3 = 405

Bài toán này chúng ta có: 135 nhân 3 bằng 405. Có 5 x 3 bằng 15, viết 5 nhớ 1. 3 x 3 bằng 9 cộng 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1. Có 1 x3 bằng 3 cộng 1 bằng 4. Vậy kết quả của phép tính này là 405.

Phép tính có nhiều phép tính gọi là gì

Để dễ dàng thực hiện phép toán này, chúng ta có:

Quy tắc nhân số có hai chữ số với số có một chữ số:

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ 2 là số có 1 chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.

Bước 2: Nhân lần lượt số có một chữ số với tất cả chữ số thẳng hàng và khác hàng ở thừa số còn lại.

Khi nhân thừa số thứ 2 với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục lên hàng chục.

Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất rồi cộng với số vừa nhớ. Từ đó ta tìm được kết quả của phép nhân.

Chú ý: Phép nhân thừa số có một chữ số với chữ số hàng chục của số có 2 chữ số, nếu có giá trị lớn hơn 10 thì các bạn nhỏ viết kết quả vừa tìm được như bình thường, không cần nhớ chữ số hàng chục.

2. Dạng toán tìm x: Là dạng toán phổ biến trong toán học nói chung và phép tính nhân lớp 3 nói riêng, cần phải xác định vai trò của x trong công thức rồi áp dụng công thức để tính toán. Muốn tìm x là thừa số chưa biết thì ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Ví dụ: Tìm x biết, 3 x X = 15

\=> X = 15 : 3

X = 5

3. Tìm giá trị biểu thức với phép tính nhân lớp 3:

Đối với bài toán này, chúng ta có thể áp dụng các quy tắc quen thuộc vào tính toán:

- Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì tính kết quả trong ngoặc trước

- Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia kết hợp thì tính kết quả nhân chia trước sau đó mới tính kết quả của cộng trừ.

- Biểu thức chỉ có phép nhân, phép chia hoặc chỉ có phép cộng hoặc phép trừ thì tính từ trái sang phải.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức 3 + 6 x 4 + (2 x 5) - 4

Đáp án: 3 + 6 x 4 + 10 - 4 = 3 + 24 + 10 - 4 = 33.

4. Bài toán phép tính nhân lớp 3 có lời giải:

Đọc, phân tích yêu cầu của đề bài rồi xác định dạng toán phù hợp để tính theo công thức. Đây là một trong những dạng bài tập quen thuộc đã biết từ khi học lớp 1 lớp 2. Khi giải toán chúng ta vẫn trình bày bài giải giống như thông thường.

Ví dụ: Mai có 3 bút chì, Nam có gấp 5 lần số bút chì của Mai. Hỏi Nam có bao nhiêu bút chì ?

Đáp án:

Nam có số bút chì là: 3 x 5 = 15 (bút chì)

Bí quyết giúp bé học phép tính nhân lớp 3 hiệu quả:

Nhìn chung, phép nhân cũng không quá khó. Để giúp bé học tốt hơn phép toán này, chúng ta có thể tham khảo một số bí quyết hiệu quả sau đây:

- Liên hệ giữa phép cộng và phép nhân: cho bé tìm hiểu mối liên hệ giữa phép nhân với phép cộng. Việc này sẽ giúp bé hiểu được bản chất của phép cộng và thoải mái hơn khi học về phép nhân.

- Sử dụng bảng tính Pythagoras: Giúp các bé học bảng cửu chương dễ dàng. Bé chỉ cần gióng hàng ngang, hàng dọc là có thể tính ra kết quả cuối cùng của phép nhân. Trong bảng tính này, các con số có sự đối xứng thông qua hàng chéo trung tâm sẽ có giá trị giống hệt nhau. Chúng ta chỉ cần giúp các bé thấy điều này để giúp các con hiểu được việc đảo vị trí các thừa số thì kết quả vẫn giống nhau.

- Tham khảo phương thức tính nhẩm nhanh siêu tốc người Nhật thường áp dụng để nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số :

Đó là:

+ Vẽ các đường thẳng đại diện cho các chữ số và chúng phải đan chéo nhau. Ghi nhớ quy tắc và áp dụng từ trái sang phải.

+ Chia hình vẽ thành các phần đại diện có các hàng trong số.

+ Thực hiện từ trái sang phải rồi đếm các điểm giao nhau trong mỗi phần và viết kết quả.

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Bài toán tính nhẩm:

  1. 2 x 4
  2. 2 x 8
  3. 4 x5
  4. 3 x 7

Đáp án:

  1. 2 x 4 = 8
  2. 2 x 8 = 16
  3. 4 x 5 = 20
  4. 3 x 7 = 21

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

  1. 6 + 3 x 2 + 5
  2. 2 x 6 + 8 - 1
  3. 20 - 2 x 9 + 5 - 2

Đáp án:

  1. 6 + 3 x 2 + 5 = 6 + 6 + 5 = 17
  2. 2 x 6 + 8 - 1= 12 + 8 - 1 = 19
  3. 20 - 2 x 9 + 5 - 2 = 20 - 18 + 5 - 2 = 5

Bài 3: Đặt tính rồi tính:

  1. 80 x 4
  2. 75 x 9
  3. 135 x 2
  4. 240 x 5

Đáp án:

  1. 80 x 4 = 320
  2. 75 x 9 = 675
  3. 135 x 2 = 270
  4. 240 x 5 = 1200

Bài 4: Tìm x, biết:

  1. X : 5 = 120
  2. X : 4 = 6
  3. X : 5 = 20

Đáp án:

  1. X : 5 = 120 => X = 120 x 5 = 600
  2. X : 4 = 6 => X = 6 x 4 = 24
  3. X : 5 = 20 => X = 20 x 5 = 100

Bài 5: Hoàn thành bài toán có lời giải với phép tính nhân lớp 3:

  1. Nam có 3 bút chì, Mai có gấp 5 lần số bút chì của Nam. Hỏi Mai có bao nhiêu bút chì ?

Đáp án: Số bút chì của Mai là:

3 x 5 = 15 ( bút chì)

Vậy, Mai có 15 bút chì

  1. Toàn có 8 xe đồ chơi, số búp bê của Hoa gấp 4 lần số xe đồ chơi của Toàn. Tìm số búp bê của Hoa ?

Đáp án: Số búp bê của Hoa là:

8 x 4 = 32 (búp bê)

Vậy Hoa có 32 búp bê

  1. Một giỏ táo có 5 quả. Hỏi 8 giỏ như thế có bao nhiêu quả táo ?

Đáp án: Số táo có trong 8 giỏ là:

5 x 8 = 40 (quả)

Vậy, trong 8 giỏ táo sẽ có 40 quả táo.

Kết luận

Ngoài ra, bé còn có thể học toán và ôn luyện nội dung phần phép tính nhân lớp 3, cùng với nhiều nội dung khác một cách hiệu quả trên ứng dụng học tập Rabbit Edu. Với phương pháp học mới mẻ, sinh động, được xây dựng từ hệ thống video bài giảng đa dạng và bộ câu hỏi ôn tập bám sát chương trình của sách giáo khoa. Ứng dụng Rabbit Edu hứa hẹn sẽ trở thành người bạn đồng hành tích cực cho bé vững bước trên hành trình chinh phục tri thức. Fanpage của Rabbit Edu còn là kênh thông tin với nhiều mẹo vặt chăm con và là nơi cung cấp những kiến thức cần thiết khác cho bé, hướng tới giáo dục bé toàn diện.