Phù mắt cá chân là bệnh gì năm 2024

Sưng phù mắt cá chân là tình trạng ứ nước, ứ dịch ở chi dưới.Có thể xảy ra nếu ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc cũng có thể gây ra bởi một số tình trạng sức khỏe. Giải đáp những điều cần biết về sưng phù mắt cá chân.

Sưng phù mắt cá chân là tình trạng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Sưng có thể xảy ra ở cả hai bên cơ thể hoặc chỉ ở một bên. Mặc dù sưng ở bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân thường không gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe nhưng cũng có có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Những điều cần biết về sưng phù mắt cá chân sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Sưng phù mắt cá chân là gì?

Phù nề là tình trạng sưng tấy do chất lỏng bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể, thường gặp nhất là ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng phù mắt cá chân có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên tình trạng này thường ảnh hưởng nhiều hơn ở người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai.

Biểu hiện của sưng phù mắt cá chân

Sưng phù mắt cá chân là triệu chứng chứ không phải một bệnh cụ thể. Đặc trưng là sưng tấy do chất lỏng tích tụ trong các mô. Một số biểu hiện cụ thể như là;

  • Chân bị phù lớn hơn so với chân lành, hoặc nếu cả hai chân thì thấy kích thước lớn hơn với một ngày trước.
  • Vùng da có lõm sau khi dùng ngón tay cái ấn vào da ở mặt trong xương chày trong 10 – 20 giây, nếu vết lõm xuất hiện và tồn tại lâu nghĩa là có hiện tượng phù.
  • Đi dép hoặc giày bị chật so với bình thường.
  • Da trên vùng bị sưng trông căng và sáng bóng.
  • Khó đi lại khi chân, mắt cá chân hoặc bàn chân bị sưng.
  • Cảm giác nặng chân nhấc chân hay đi lại.
  • Cảm thấy đầy đặn hoặc căng cứng ở phần cơ thể bị sưng tấy.
  • Đau nhẹ hoặc cảm giác đau ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Ngoài ra có thể thấy ho, khó thở, tức ngực và tăng cân nếu phù toàn cơ thể.

Nguyên nhân gây sưng phù mắt cá chân

Sưng phù mắt cá chân nhẹ có thể gây ra bởi thói quen hằng ngày và có thể hết mà không cần điều trị, như là:

  • Ngồi hoặc ở một tư thế quá lâu.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn mặn.
  • Đang ở thời kỳ tiền kinh nguyệt.
  • Có thai.
  • Phù nề cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bao gồm các: thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống viêm không steroid, thuốc steroid, Estrogen, một số loại thuốc điều trị đái tháo đường thiazolidinediones, thuốc dùng chữa đau dây thần kinh.
  • Do bệnh lý: đôi khi tình trạng sưng nề mắt cá chân cảnh báo một dấu hiệu bệnh lý nào đó. Một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng sưng phù mắt cá chân:
    • Bệnh thận: bệnh thận có thể khiến chất lỏng trong máu tích tụ. Phù nề liên quan đến bệnh thận thường xảy ra ở chân và quanh mắt. Tổn thương thận, tổn thương các mạch máu lọc nhỏ trong thận có thể dẫn đến hội chứng thận hư. Trong hội chứng thận hư, lượng protein trong máu giảm có thể dẫn đến phù nề.
    • Các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Các tình trạng như suy tim và các bệnh về phổi, gan, cơ xương khớp và tuyến giáp có triệu chứng phù nề.
  • Suy giãn tĩnh mạch chi dưới: tình trạng này là suy tĩnh mạch mạn tính, gây tổn hại đến van một chiều bên trong tĩnh mach ở chân, van một chiều giúp máu chảy theo một chiều. Tổn thương van khiến máu ứ động trong tĩnh mạch chân và gây phù.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: sưng đột ngột ở một chân kèm theo đau ở cơ bắp chân có thể là do cục máu đông ở một trong các tĩnh mạch ở chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu cần trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Bệnh lý tại hệ bạch huyết của cơ thể: hệ bạch huyết giúp loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể, khi cơ quan này gặp vấn đề, các chất dư, tích tụ có thể gây phù.
  • Thiếu protein trầm trọng và lâu dài: chế độ ăn thiếu chất đạm quá mức theo thời gian có thể dẫn đến phù nề, thường là phù toàn thân.
  • Hệ thống miễn dịch bị tổn hại: Phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, bỏng, chấn thương hoặc cục máu đông có thể dẫn đến phù nề.
    Phù mắt cá chân là bệnh gì năm 2024
    Giảm muối trong khẩu phần ăn giúp giảm sưng phù nề - Ảnh: Freepik

Cách giảm sưng tấy mắt cá chân tại nhà

Sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân có thể sẽ tự hết. Tham khảo một số cách giúp mau khỏi và giảm sự khó chịu do sưng phù mắt cá chân gây ra:

  • Nâng cao chân hoặc vùng sưng tấy trên ghế hoặc gối.
  • Vận động nhẹ nhàng, như đi bộ, để cải thiện lưu lượng máu.
  • Mang giày rộng, thoải mái, có gót thấp và đế mềm.
  • Mang tất áp lực để gây áp lực, ngăn chất lỏng tích tụ.
  • Rửa, lau khô và dưỡng ẩm cho bàn chân để tránh nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh để giảm sưng nề.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, dinh dưỡng đầy đủ.
  • Dừng hút thuốc và các chất kích thích vì nó có thể khiến tình trạng sưng phù nặng lên.
  • Nếu có các bệnh lý nền đang duy trì thuốc, cần theo dõi và uống thuốc đầy đủ, ngay khi cho rằng sưng phù mắt cá do các thuốc đang dùng hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn.

Khi nào sưng nề mắt cá chân cần đến cơ sở y tế?

Nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu tình trạng sưng tấy đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau ngực hoặc tức ngực
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Rối loạn tâm thần
  • Sốt
  • Loét chân hoặc phồng rộp
  • Đau hoặc đổi màu da ở vùng bị sưng.
  • Sự bất thường hoặc vẹo ở mắt cá chân mà trước đây không có
  • Không có khả năng dồn trọng lượng lên chân của bạn
  • Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các phương pháp điều trị tại nhà không giúp giảm sưng hoặc nếu cảm giác khó chịu tăng lên.

Sưng nề mắt chân là triệu chứng gây ra bởi nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Việc điều trị sưng nề mắt cá chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Đặc biệt nếu nguyên nhân liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn. Khi gặp hiện tượng sưng nề mắt cá chân, sau khi đã thử các biện pháp tại nhà không hiệu quả người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.