Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Làm thế nào để sinh viên tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất? Làm thế nào để người học trở thành trung tâm? Đó là một trong những điều mà các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học nói chung và đội ngũ giảng viên thuộc bộ môn Khoa học quản lý - Khoa Luật và Quản lý xã hội nói riêng luôn trăn trở trong quá trình đào tạo sinh viên ngành quản lý. Các thầy, cô giáo trong Nhà trường đã không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: thuyết trình, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống...

Với phương pháp giảng dạy bằng hình thức giải quyết tình huống - hay phương pháp tình huống (Case Study hoặc Case Method) đã được các giảng viên vận dụng khá nhiều trong các học phần đào tạo ngành khoa học xã hội. Yếu tố cấu thành chủ yếu của phương pháp này là dựa trên các tình huống thực tế do giảng viên đưa ra, cũng có thể do người học hoặc nhóm người học đề xuất. Mục đích chính của các tình huống là để mô tả, trao đổi cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn trong khi thực hiện công việc hoặc hoạt động nào đó. Bằng những tình huống khác nhau cần phải giải quyết trong khoảng thời gian định sẵn, với nguồn lực có hạn, người học được đặt vào vị trí cần phải đưa ra quyết định hoặc kêu gọi sự hỗ trợ của các thành viên cùng nhóm để tìm hướng giải quyết hợp lý. Sự đa dạng của các tình huống được đưa ra góp phần khuyến khích người học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo, giúp người học có thể tiếp thu nội dung kiến thức bài giảng dễ dàng, sâu và nhớ lâu hơn các phương pháp giảng dạy truyền thống

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Phương pháp giảng dạy mới này bước đầu đã tạo cho sinh viên cái nhìn bao quát về khoa học quản lý, có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định về hoạt động quản lý, giải quyết xung đột, lợi ích trong tổ chức từ nhiều góc độ khác nhau, giúp sinh viên ngành Khoa học quản lý chuẩn bị hành trang làm việc sau khi tốt nghiệp.

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Phương pháp tình huống là một phương pháp giảng dạy được ThS.NCS Trần Thị Hồng – Giảng viên học phần Tổ chức học đại cương áp dụng nhằm tạo hứng thú cho sinh viên đối môn học, đặc biệt kích thích khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, xử lý tình huống, rèn kỹ năng mềm cho sinh viên. Với hình thức sân khấu hóa sinh viên lớp Khoa học quản ký k13 trở thành lực lượng diễn viên phong phú, đa dạng, giàu khả năng sáng tạo và say sưa biểu diễn trên bục giảng để giải quyết các tình huống thường xuyên xảy ra trong tổ chức.

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Với chủ đề về lợi ích trong tổ chức, các bạn sinh viên đã vận dụng phương pháp tình huống để giải quyết vấn đề “chảy máu chất xám” ở một trường Đại học kinh tế Z, và mạnh dạn đề xuất nhiều biện pháp có tính khả thi. Không khí các buổi học khi áp dụng phương pháp tình huống khá sôi nổi, tạo sự hào hứng và giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học.

Dạy học giải quyết vấn đề phương pháp giảng dạy hàng đầu được đánh giá cao nhằm phát huy tính chủ động và tư duy học sinh.

Dạy học giải quyết vấn đề phương pháp giảng dạy hàng đầu được đánh giá cao nhằm phát huy tính chủ động và tư duy học sinh. Vậy phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì?

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề, giúp học sinh tư duy và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đó. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển kỹ năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể của học sinh, thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp.

Khi vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, học sinh sẽ chiếm lĩnh được kiến thức và nâng cao năng lực cá nhân. Giáo viên sẽ tạo ra các tình huống thực tế hoặc giả tưởng, yêu cầu học sinh suy nghĩ, phân tích và đưa ra giải pháp. Tình huống có thể là mâu thuẫn giữa cái đã biết (kinh nghiệm, tri thức) và cái chưa biết (tri thức có thể chưa biết cần tìm tòi, khám phá).

Quy trình thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề

Đổi mới phương pháp giáo dục cần thời gian tiếp cận để giáo viên, học sinh làm quen. Do đó, áp dụng quy trình chuẩn sẽ giúp tăng cường hiệu quả mỗi giờ lên lớp.

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Quy trình thực hiện của phương pháp giải quyết vấn đề

Bước 1: Phát hiện và tìm hiểu vấn đề

  • Phát hiện vấn đề từ một tình huống cụ thể.
  • Giải thích tình huống: nêu ra thắc mắc để hiểu đúng vấn đề
  • Phát biểu vấn đề và đặt ra các mục tiêu để giải quyết vấn đề.

Bước 2: Tìm kiếm giải pháp

Các vấn đề thường được thực hiện như sau: Tiếp cận vấn đề, phân tích vấn đề, đề xuất và thực hiện hướng giải quyết để tìm ra giải pháp đúng. Nếu giải pháp không giải quyết được, quay lại bước phân tích và thực hiện lại các bước đề ra ban đầu.

Bước 3: Trình bày giải pháp

Học sinh trình bày lại vấn đề và đưa ra giả thiết cần thiết, nêu ra các kiến thức cần sử dụng để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, đưa ra giải pháp cụ thể và giải thích tại sao lại có hướng giải quyết như vậy.

Bước 4: Nghiên cứu giải pháp

  • Tìm hiểu hiệu quả của kết quả đề xuất.
  • Đề xuất những đề tài mới, vấn đề mới có tính liên quan.

Ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học theo tình huống là gì năm 2024

Ưu điểm của dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là cách thức giảng dạy hiện đại và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Bởi lẽ, áp dụng phương pháp này sẽ kích thích nhu cầu nhận thức từ bên trong của học sinh, từ đó tạo ra khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện toàn diện.

Thông qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng và vận dụng được những nhận thức mới. Có thể nói, dạy học giải quyết đề không chỉ là phương pháp giảng dạy mà còn hướng đến phát triển năng lực cá nhân.

Hơn nữa, học sinh có thể trở thành những người tự tin và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. Phương pháp này khuyến khích học sinh học hỏi từ những sai lầm và thất bại, giúp họ trở nên kiên nhẫn và kiên trì. Cuối cùng, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, và quản lý thời gian.

Một số hạn chế của phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề cũng có một số hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế phổ biến của phương pháp này:

  • Khó khăn trong đánh giá: Việc đánh giá sự tiến bộ và hiệu quả của học sinh trong việc giải quyết vấn đề là một quá trình phức tạp và thường không dễ dàng đo lường. Điều này có thể làm cho việc đánh giá trở nên chủ quan và khó khăn để xác định mức độ thành công của phương pháp.
  • Yêu cầu kỹ năng hướng dẫn: Giáo viên cần có khả năng định hướng và hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm kiếm và đưa ra giải pháp. Nếu giáo viên không có đủ kỹ năng này, phương pháp có thể không hiệu quả và học sinh có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

Trên đây là những thông tin về dạy học giải quyết vấn đề mà Ivy Global School tổng hợp được. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp học sinh và phụ huynh nắm bắt được những thông tin tổng quan về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.