Qppl là gì

Trong hệ thống Pháp luật, quy phạm pháp luật chính là một đơn vị nhỏ nhất nhưng đổi lại nó lại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống Pháp luật. Từ đơn vị này mới hình thành lên những khái niệm cơ bản đó là ngành luật cũng chế định Pháp luật. Theo đó quy phạm pháp luật vừa mang tính bắt buộc chung là vừa mang ý nghĩa giai cấp cầm quyền trong xã hội. Vậy quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm cùng các bộ phận cấu thành ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn câu trả lời đầy đủ nhất.

Quy phạm pháp luật là gì?

Một trong các thuộc tính cơ bản những quan trọng của Pháp luật chính là tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được tạo nên từ các quy phạm pháp luật. Chúng vừa có đặc tính của Pháp luật và vừa có những tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó.

Quy phạm pháp luật chính là một loại quy phạm xã hội, là quy tắc xử sự chung do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của Nhà nước bắt buộc mọi người phải thực hiện. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc [bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật].


Quy phạm pháp luật là gì?

Luận Văn 99 hiện đang cung cấp DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ, luận văn tốt nghiệp đại học. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hay bạn không có nhiều thời gian để hoàn thành tốt bài luận của mình? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng dịch vụ nhé. Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn, XEM TẠI ĐÂY

Quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?

Trong xã hội luôn tồn tại những quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng với mục đích để điều chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị - xã hội, pháp luật,... Các quy phạm xã hội có đặc điểm khác nhau nhưng luôn có mối liên quan mật thiết, ảnh hưởng qua lại, tác động lên quan hệ xã hội. Trong đó có quy phạm pháp luật giúp duy trì được trật tự xã hội, tạo điều kiện ổn định và phát triển. Bên cạnh đó còn có một số đặc điểm nổi bật khác như:

  • Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội nên nó là quy tắc xử sự của con người. Là khuôn mẫu cho hành vi của con người, chỉ dẫn cho con người cách xử sự trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Điều này cũng được hiểu là nó đã chỉ ra cách xử sự, xác định các vi phạm xử sự của con người và những hậu quả bất lợi sẽ xảy đến nếu không thực hiện đúng.
  • Được ban hành không dành riêng cho một tổ chức, cá nhân cụ thể nào mà cho tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Theo đó mọi tổ chức, cá nhân vào những hoàn cảnh, điều kiện nào mà quy phạm pháp luật đã thông nhất đều phải thực hiện thống nhất với nhau. Tính chất chung của nó còn thể hiện ở chỗ không đặt ra để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà điều chỉnh một quan hệ xã hội chung.
  • Quy phạm pháp luật là kết quả của các hoạt động có lý chỉ, ý chí của con người. Không hình thành một cách tự nhiên mà được phụ thuộc vào ý chỉ Nhà nước, của người tạo ra nó.
  • Quy phạm pháp luật có thể tác động nhiều lần và trong một khoảng thời gian tương đối dài cho đến khi nó mất hiệu lực, bị điều chỉnh hoặc thay đổi hoàn toàn. Nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khi hoàn cảnh và điều kiện đã được dữ liệu.
  • Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện, thừa nhận hoặc phê chuẩn. Do vậy các quy phạm pháp luật luôn thể hiện đầy đủ ý chí Nhà nước, chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý của Nhà nước, lực lượng cầm quyền trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • Quy phạm pháp luật là công cụ để điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt bắt buộc và cho phép. Có nghĩa là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Thêm vào đó nó thường chứa đựng các chỉ dẫn về khả năng cùng các phạm vi có thể tiến hành hành vi, những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện.
  • Không chỉ dừng lại tại đó mà quy phạm còn xác định được rõ các hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình. Đồng thời cũng sẽ chỉ ra những hậu quả pháp lý đối với những chủ thể không tuân thủ theo đúng mệnh lệnh đã thiết lập chuẩn chỉnh trong quy phạm.


Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?

Xem thêm:

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế tiêu biểu [2020]

Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật

Các bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật sẽ bao gồm 03 bộ phận chính đó là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp quy phạm pháp luật phải có đủ 03 bộ phận này, nó có thể khuyết một trong 03 bộ phận vẫn có thể chấp nhận được.

Bộ phận giả định

Giả định chính là một bộ phận nằm trong quy phạm pháp luật mà trong đó nó nêu lên được các hoàn cảnh hay điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và các cá nhân hoặc tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh nào, điều kiện đó phải chịu tất cả sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Thêm vào đó trong giả định của đơn vị này cũng nêu lên được chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Bộ phận này cũng sẽ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết là khi nào họ cần phải áp dụng biện pháp tác động của Nhà nước đã được quy định trong quy phạm, áp dụng đối với ai, đối tượng nào và điều kiện để được áp dụng biện pháp đó là gì?

Bộ phận giả định của quy phạm là: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Bộ phận quy định

Quy định trong quy phạm pháp luật sẽ nếu lên cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh hay điều kiện đã nếu ở trong bộ phận giả định được phép hoặc là bắt buộc phải thực thi. Ý nghĩa của bộ phận này chính là hướng dẫn chi tiết cách xử sự cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội do quy phạm đó điều chỉnh, chỉ cho mọi người biết khi ở vào điều kiện và hoàn cảnh nếu trên phần giả định thì họ được làm gì hay hành vi nào họ được phép thực hiện, họ không được làm gì?... Hay nói cho dễ hiểu thì bộ phận quy định của quy phạm chỉ cho mọi người biết các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ khi tham gia vào các quan hệ xã hội do quy phạm điều chỉnh.

Ví dụ về bộ phận quy định: Mọi người có quyền được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà Pháp luật không cấm - Theo khoản 33 Hiến pháp 2013. Theo đó bộ phận quy định của quy phạm là có quyền tự do kinh doanh.

Bộ phận chế tài

Chế tài chính là phần phải nêu rõ ra được các biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với những người đã xử sự không đúng theo quy định và đó chính là hậu quả mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên trong thực tiễn của xây dựng Pháp luật thì phần lớn các quy phạm pháp luật được xây chính từ 02 bộ phận giả định - quy định hoặc giả định - chế tài.

Đặc biệt trừ một vài quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, xác định nguyên tắc thì hầu hết các quy phạm pháp luật luôn có phần giả định. Vì nếu như không có phần giả định thì mọi người sẽ không thể xác định được quy phạm pháp luật này sẽ sử dụng cho ai, điều kiện và trường hợp nào. Còn các quy pháp Hiến pháp thông thường hay chỉ có phần giả định và quy định mà thôi. Riêng quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự có phần giả định và phần chế tài.

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức thật bổ ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật để từ đó biết cách vận dụng trong công việc và trong học tập một cách hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề